Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí tiểu luận

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bằng sự nỗ lực sáng tạo của quần chúng, các nghành, các cấp chúng ta đã vượt qua được khủng hoảng, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực của đơỡ sống xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, chớng trị ổn định ,mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng nguồn vốn và công nghệ, phát huy nội lưc đất nước, đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa, bộ mặt kinh tế thay da đổi thịt từng ngày, đời sống đại bộ phận nhân dân đã cải thiện rõ nét so với trước.

Trong quá trình đổi mới, một trong những vấn đề tư duy cốt lõi thuộc về đường lối là việc cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt, quan trọng nhất. Thực chất của quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là quá trình kết hợp giữa nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa tiến tới nền kinh tế thị trường và quá trình chuyển cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đại hội VII đã xác định, đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan. Đổi mới để nâng cao chất lượng cuộc sống, để phát triển kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn thế giới.Đổi mới cơ chế kinh tế không chỉ có ý nghĩa về lĩnh vực kinh tế mà còn có tác dụng về mặt chính trị xã hội. Chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã có điều kiện mở rộng các mối quan hệ kinh tế, chính trị và trong các mối quan hệ có tính chất xã hội như: bảo vệ môi trường, chống chiến tranh hạt nhân, xóa đúi giảm nghốo…trong sự liên hệ giữa các quốc gia. Do vậy từ Đại hội VIII đến nay, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, các chủ thể kinh doanh thuộc kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân … xuất hiện và cạnh tranh với nhau trên thị trường. Trong điều kiện đó, kinh tế nhà nước cũng thay đổi hình thức tổ chức, cơ chế quản lí và cách sản xuất, kinh doanh. Việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuất và cạnh tranh hàng hóa không chỉ trong nước mà vượt ra cạnh tranh cả với nước ngoài về các loại sản phẩm như: hàng tiêu dùng, thủy sản, nông sản… làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tích lũy vốn để mở rộng và tái sản xuất. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của thế giới: đó là sự phát trển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hòa nhập quốc tế. Mỗi quốc gia đều phải tích cực áp dụng các phương pháp khoa học kĩ thuật mới để cạnh tranh với nhau, đó là động lực thúc đẩy kinh tế. Sự cạnh tranh lành mạnh trong nước và giữa các nước với nhau sẽ nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho mỗi quốc gia, nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân loại

Vì vậy trên cơ sở nghờn cứu những học thuyết về vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường và tham khảo tài liệu sách báo với những thành tựu đã đạt được của công cuộc đổi mới, em đã chọn đề tài: “Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”. Đồng thời đề tài này cũng giúp em hiểu và thấy được những chính sách, giải pháp và hướng đi đúng đắn của Đảng và nhà nước trong quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam.

Với những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, những sai sót mắc phải trong khi thực hiện là điều không thể tránh khỏi, em rất mong nhận được những lới phê bình và góp ý của thầy giáo.

Link download:

Q0GtO9yXz23q6Zx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status