Bài giảng Mỹ học Mác Lênin - pdf 15

1. Mỹ học là môt khoa học hợp thành các khoa học triêt học.
1. về khái niêm mỹ hoc
Mỹ học là một khoa học hợp thành các khoa học triết học. Đối tượng chủ yếu của nó là các dạng biểu hiện của cái thẩm mỹ trong toàn bộ hoạt động đời sống của con người. Thuật ngữ quốc tế của khoa học này là Aesthetics.
Các tư tưởng của nhân loại nghiên cứu về cái thẩm mỹ đã xuất hiện từ 500 năm trước công nguyên, song các tư tưởng đó thường gắn với đạo đức học, xã hội học, luật học, văn học, sử học, nghệ thuật học. Người ta thường gọi hiện tượng này là thời ki văn, sử, triết bất phân.
Năm 1735, trong tư duy của nhân loại đã xuất hiện cách đặt vấn đề hình thành khoa học mỹ học như là một khoa học độc lập. Người khởi xướng công việc này là một nhà triết học ít tên tuổi, dạy lý luận văn học và lôgíc học tại trường đại học Frankfurt ở Đức, tên là Alêchxander Baumgácten (1714-1762).
Theo Baumgácten, mỹ học tìm hiểu những quy luật của nhận thức tình cảm, cảm tính. hay nói cách khác, mỹ học giúp chúng ta nhận thức được cái đẹp. Mỹ học là khoa học nghiên cứu sự thụ cảm cải đẹp. Cái thẩm mỹ là đồng nhất với cái đẹp, gắn bó với tình cảm.
Theo Baumgácten thi sự thụ cảm về cái đẹp có sự liên quan đến sự thích thú của con người về cái hoàn thiện. Mục tiêu của mỹ học là sự hoàn thiện nhận thức cảm tính và ở đây cái đẹp đồng nhất với cái hoàn thiện. Trong mỹ học của Baumgácten, nguyên lý thích thú có sự hoà quyện giữa chức năng nhận thức và chức năng tính dục. Các tình cảm, sự phấn khích, sự khoan khoải của con người thường thông qua các giác quan mà có. Các giác quan đã mang lại sự đam mê quá khích và thường không tỉnh táo, không phục tùng giác tính của lý trí. Và sự xúc động tập trung nhất là lĩnh vực nghệ thuật. Chân lý nghệ thuật chấp nhận sự ưu tiên cho tình cảm. Lý trí ở trong nghệ thuật chịu đựng sự khoan dung của tình cảm. Mọi cái đúng, cái tốt trong mỹ học đều được nghiên cứu tò dạng cảm xúc (Sinlichkeit). Chân lý thẩm mỹ tồn tại dưới dạng tình cảm.
Mỹ học của Baumgácten, thay mặt cho khuynh hướng duy lỷ trong triết học.
2. Các khuynh hướng mỹ học chủ yểu trong lịch sử mỹ học trước Mác.
a. Quan niêm của chủ rtữhĩa kỉnh nshiêm về các thẩm mỹ.
Theo Bơccơ (1729-1797), mỹ học là bộ phận của triêt học thực nghiệm. Cái thẩm mỹ, có cội nguồn từ các giác quan. Các giác quan đã đưa lại cho con người mùi vị và ánh sáng, các cảm giác ấm và lạnh, những diễn biến vui buồn, ham muốn và phấn khởi trong tâm lý.
Theo ông, cái thẩm mỹ là sản phẩm của quan hệ sinh học giữa các hiện tượng tự nhiên và cảm giác của các giác quan. Các giác quan của con người không biến độnậ, các hiện tượng tự nhiên cũng không vận động, do đó cái thẩm mỹ không mang bản chất xã hội (dân tộc, giai cấp).


Download miễn phí cho ae
f6rzs5YW9G69Nw6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status