Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới



Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Mở đầu 5
Chương 1: Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn. 7
1.1.Tổng quan về làng nghề. 7
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm làng nghề. 7
1.1.1.1. Khái niệm. 7
1.1.1.2. Đặc điểm. 8
1.1.2. Phân loại làng nghề. 9
1.1.2.1. Làng nghề truyền thống (cổ truyền). 9
1.1.2.2. Làng nghê mới. 11
1.2. Vai trò của LNTT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn. 17
1.2.1. Khôi phục và phát triển LNTT đã thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn. 17
1.2.2. Khôi phục và phát triển LNTT đã thực sự tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. 19
1.2.3. Sự phát triển của các LNTT đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng (GDP), tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng phong phú, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. 20
1.2.4. Phát triển nghề truyền thống đã góp phần bảo tồn truyền thống văn hoá dân tộc. 24
1.3. Kinh nghiệm phát triển LN TCTT ở một số nước. 25
1.3.1. Tình hình phát triển LNTT ở một số nước. 25
1.3.2. Kinh nghiệm rút ra từ tình hình phát triển ngành nghề, LNTT ở một số nước. 28
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn. 31
2.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn. 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Sóc Sơn. 31
2.1.2. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn. 32
2.1.2.1. Thành tựu đạt được. 32
2.1.2.2. Những tồn tại hạn chế của kinh tế, xã hội Sóc Sơn. 40
2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề huyện Sóc Sơn. 42
2.2.1. Thực trạng làng nghề truyền thống ở Sóc Sơn trước năm 2000. 42
2.2.2. Thực trạng làng nghề truyền thống ở Sóc Sơn sau năm 2000. 42
2.2.2.1. Số lượng làng và quy mô của các làng nghề. 42
2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề. 45
2.2.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. 48
2.2.2.4. Thị trường lao động và công nghệ của sản xuất. 50
2.2.2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập cua người lao động. 52
2.3. Những tồn tại hạn chế của phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn. 60
2.3.1. Thị trường đầu vào. 60
2.3.1.2. Đầu vào vốn sản xuất. 62
2.3.1.3. Đầu vào khoa học công nghệ. 63
2.3.1.4. Nguyên liệu đầu vào. 63
2.2.3. Thị trường đầu ra. 66
2.3.4. Quản lý nhà nước và chính sách của nhà nước. 68
2.3.4.1. Về quản lý nhà nước. 68
2.3.4.2. Chính sách của nhà nước. 68
2.3.5. Vấn đề môi trường tại các làng nghề. 69
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới. 71
3.1. Định hướng phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới. 71
3.1.1. Nâng cao vai trò, vị trí của LNTT trong quá trình CNH-HĐH nông thôn. 71
3.2.2. Khôi phục và phát triển LNTT, mở mang các làng nghề mới. Phát triển làng nghề gắn với làng nghề văn hoá du lịch. 72
3.1.3. Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm truyền thống. 75
3.1.4. Phát triển LNTT trên cơ sở kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại. 76
3.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 77
3.2.2. Đổi mới công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hoá sản phẩm trong LNTT. 81
3.2.3. Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường cho LNTT. 83
3.2.3.1. Thị trường vốn. 84
3.2.3.2. Về nguyên liệu sản xuất: 85
3.2.3.3. Thị trường tiêu thụ: 86
3.2.4. Hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế xã hội làng nghề. 89
3.2.5. Hoàn thiện bộ máy quản lý, thực hiện chính sách nhà nước. 90
3.2.5.1. Chính sách, pháp luật. 90
3.2.5.2. Quản lý nhà nước. 94
3.2.6. Về môi trường sinh thái: 95
Kết luận 96
Kiến nghị. 97
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

82013
294018
304882
313648
323500
Dân số NN (người)
212228
214929
217609
220508
224643
226180
229573
Doanh thu /người ở NT /năm
(Trđ/người/năm)
1.281
1.258
1.296
1.333
1.357
1.387
1.409
Doanh thu/người ở NT/tháng
(trăm nghìn đồng/người/thán)
106.7
104.8
107.9
111.1
113.1
115.6
117.42
Nguồn: Thống kê Sóc Sơn.
Ta thấy trong ngành nông nghiệp nông thôn thì doanh thu trung bình của người nông dân Sóc Sơn mỗi tháng chỉ có 106.700 đồng/người/tháng trong năm 2000 và chỉ tăng lên đến 117.420 đồng/người/tháng năm 2006. Như vậy, sau 6 năm thì doanh thu/người/tháng chỉ tăng được 11.000 đồng, và so với chuẩn cùng kiệt mới ở nông thôn là 200.000 đồng/người/tháng thì nói chung tất cả người dân nông thôn Sóc Sơn đều là người nghèo.
Vậy nên nói sức ép kinh tế chính là động lực cho người dân nông thôn Sóc Sơn khôi phục và phát triển nghề truyền thống nhanh hơn chính là một nguyên nhân rất quan trọng.
Các LNTT đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Sóc Sơn. Đây là một động lực quan trọng cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Bảng 2.7: Số lượng lao động làng nghề.
Đơn vị: người.
Năm
Làng nghề
2002
2003
2004
2005
2006
Thu Thuỷ
520
573
650
785
910
Xuân Dương
630
695
753
820
970
Lai Cách
1077
1317
1420
1666
1875
Điệu Tân
635
600
556
750
950
Đại Dương
0
0
200
210
250
Tổng số lao động
2862
3185
3579
4231
4955
Nguồn: Thống kê Sóc Sơn.
Sự gia tăng lao động trong TTCN nói chung và làng nghề nói riêng là do một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, do nông nghiệp là ngành lao động theo thời vụ, nên số lao động làm việc hơn 200 ngày/năm là rất ít. Vì thế những nơi thuần nông lao động ở đây không được coi là nguồn lực nữa mà trái lại, nó lại trở thành gánh nặng, tạo ra sức ép lớn do dư thừa lao động. Như vậy, một phần đáng kể lao động nông thôn phải tìm việc làm khác, trong đó làm việc ở làng nghề là một hướng đi tích cực.
Thứ hai, do tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp thấp hơn tốc độ tăng dân số nên doanh thu/người ở nông nghiệp giảm xuống, kéo theo thu nhập từ nông nghiệp giảm xuống. Như vậy, lao động nông nghiệp phải chuyển sang các lĩnh vực khác, trong đó có làng nghề.
2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề.
Vì các LNTT ở Sóc Sơn hiện nay đều xuất phát từ sự khôi phục và phát triển các LNTT đã tồn tại lâu đời. Do vậy, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu ở các làng nghề là sản xuất hộ gia đình, các năm gần đây thì mới xuất hiện các hình thức HTX kinh doanh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các tổ hợp tác.
Ở hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình thì thị trường đầu ra và đầu vào đều do hộ gia đình đảm nhiệm. Còn khi các HTX kinh doanh ra đời thì họ không chỉ là nơi sản xuất tập trung mà còn là nơi thu gom các sản phẩm làng nghề và tìm thị trường tiêu thụ, HTX còn có vai trò lớn trong việc tiếp nhận các đơn đặt hàng để giao cho các hộ gia đình sản xuất. Còn tổ hợp tác thì là tập hợp những người làm nghề thủ công như mộc, xây dựng, họ cùng nhau đi thực hiện các đơn đặt hàng tại nơi khác.
Bảng 2.8: Các hình thức tổ chức sản xuất ở các làng nghề.
Hộ gia đình
HTX
Tổ hợp tác
Thu Thuỷ
230/430 hộ
2
38
Xuân Dương
356/463 hộ
0
0
Lai Cách
450/850 hộ
1
150
Điệu Tân
310/450 hộ
0
0
Phú cường
0
1
0
Nguồn: Phòng KT-KH&PTNT huyện Sóc Sơn.
Các làng nghề Sóc Sơn tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre, trúc, mây, gỗ.
Bảng 2.9: Chủng loại sản phẩm của các làng nghề.
STT
Loại sản phẩm
Địa điểm làng nghề
1.
2.
3.
4.
5.
- Nhà tre truyền thống đồng bằng bắc bộ.
- Các kiểu nhà tre hiện đại: nhà ăn, nhà hàng, nhà du lịch,nhà nghỉ, nhà vườn các kiểu dáng đa dạng.
- Các loại đồ dùng nội thất: trường kỷ, giường nằm kiểu truyền thống, bàn, ghế, giường gấp gọn..
- Các sản phẩm ngoại thất: chuồng chim, chuồng gà, cổng tre.
- Hàng thủ công mỹ nghệ từ tre: khay tre, khay trúc, đèn mành, khung tranh…
- Các sản phẩm mây tre, giang đan: rổ, rá, thúng, các công cụ đánh bắt thuỷ hải sản; các sản phẩm mây như lãng hoa, khay mây,…
- Các sản phẩm mộc và mộc cao cấp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, điêu khắc: giường, tủ, bàn ghế, những bức đại tự sơn son thếp vàng, mâm hoa quả, các sản phẩm tượng điêu khắc…
- Các công trình xây dựng, nhà ở, cầu đường…
- Sản phẩm chiếu trúc, đũa ăn một lần.
- Làng nghề Thu Thuỷ-xã Xuân Thu-Sóc Sơn-Hà Nội.
- Làng nghề Xuân Dương-xã Kim Lũ-Sóc Sơn-Hà Nội
- Làng nghề Điệu Tân-xã Tân Hưng.
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ, mộc xây dựng Lai Cách-xã Xuân Giang-Sóc Sơn-Hà Nội.
- Làng nghề Lai Cách-xã Xuân Giang-Sóc Sơn-Hà Nội.
- HTX Đại Dương-xã Phú Cường-Sóc Sơn-Hà Nội.
Nguồn: phòng KT-KH&PTNT huyện Sóc Sơn.
Nhìn vào bảng trên ta thấy, các sản phẩm mà các làng nghề tạo ra hầu hết là các sản phẩm từ tre, trúc, mây, giang. Các sản phẩm của các làng nghề mây tre đan thì không khác nhiều so với các làng nghề mây tre đan ở Bắc Ninh hay ở Hà Tây. Tuy nhiên về chủng loại và mẫu mã thì vẫn rất hạn chế, các sản phẩm mây tre đan cao cấp vẫn chưa nhiều và mới chỉ là đang triển khai đào tạo và dạy nghề. Riêng các sản phẩm về nhà tre, cổng tre, các sản phẩm nội ngoại thất mà làng nghề Thu Thuỷ làm ra là độc đáo, khác hẳn với các làng nghề khác, và có thể nói là độc đáo và duy nhất ở các làng nghề Việt Nam. Đây chính là một thế mạnh của làng nghề Sóc Sơn. Ngoài các sản phẩm về tre trúc như trên thì riêng làng nghề Lai Cách có sản phẩm là từ gỗ, là một làng làm nghề mộc và chuyên xây dựng.
Như vậy, nói chung tình hình phát triển của các làng nghề Sóc Sơn vẫn rất hạn chế ở ngành nghề thủ công truyền thống, chủng loại sản phẩm. Chúng ta muốn phát triển các LNTT hơn nữa thì cần chú ý nhiều về chủng loại, mẫu mã sản phẩm hơn nữa và phải cấy thêm các nghề mới dựa trên điều kiện cụ thể của từng vùng cho phù hợp với khả năng của từng vùng.
2.2.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Với các sản phẩm đa dạng, độc đáo của mình thì các LNTT ở Sóc Sơn đang dần tìm lại được chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và ngày càng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ cụ thể của các làng nghề như sau:
Làng nghề Thu Thuỷ với các sản phẩm tre trúc độc đáo như các loại nhà tre theo kiểu truyền thống và hiện đại, các loại cổng tre mà không một làng nghề nào của Việt Nam có thể làm, nó đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các công ty du lịch, các nhà hàng, nhà ăn, nhà nghỉ và các khu du lịch sinh thái trong nước và hiện nay LNTT Thu Thuỷ đang đáp ứng nhiều đơn đặt hàng của các công ty du lịch nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
Ngoài ra, các sản phẩm từ tre khác như đồ dùng nội ngoại thất, các sản phẩm mây tre đan của Làng nghề Thu Thuỷ cũng đang được ưa chuộng trên thị trường nội địa như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Thái nguyên, Hà Tây…
Làng nghề Xuân Dương và Đi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status