Bonsai, một nghệ thuật sống - pdf 15

Download miễn phí Bonsai, một nghệ thuật sống



Bonsai nổi tiếng thì các nghệsĩbonsai cũng nổi danh nhưcác họa sĩ, điêu
khắc gia quốc tế. Họkhông chỉtạo bonsai mà còn tạo cho nó một đặc tính, một
linh hồn. Bonsai không có hồn thì không còn là bonsai. Dầu mắc đến đâu, bonsai
cũng nhưbức tranh, giá trịnó không nằm trong chất liệu từ đó nó được tạo ra, mà
giá trịdo nó mang lại sựsảng khoái tâm hồn cho người ngắm nó.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Bonsai, một nghệ thuật sống
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Bonsai là gì?
Nếu dịch sát nghĩa thì bonsai chỉ có nghĩa là cây trồng trong cái khay. Chữ
Bonsai mới chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ xứ Phù Tang từ vài thế kỷ nay. Bonsai
có nghĩa là cây cổ thụ làm nhỏ lại, bắt chước theo thiên nhiên, chứ không có nghĩa
là làm cây lùn đi hay do sự lùn di truyền.
Người Nhật ngày xưa có biệt danh là chú lùn, ngày nay do sự cải tiến dinh
dưỡng, họ không còn lùn nữa nhưng họ có khuynh hướng làm cái gì cũng nhỏ lại
do hoàn cảnh địa lý, nhân mãn, không gian, đất đai hiếm... Cứ nhìn sản phẩm của
Sony thì thấy càng ngày càng nhỏ lại, người máy (robot, artificial intelligence)
cũng vậy.
Bonsai mục đích là làm nhỏ thiên nhiên cũng vì nhu cầu thưởng ngoạn cây
cảnh mà không có phương tiện thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên. Có một ông
Zeko Nakamura nghệ nhân Bonsai (bonsai artist, bonsai master) có hơn 1,000 cây
bonsai trong sân sau, không cây nào cao quá 4 inches.
Do định nghĩa trên bonsai bao gồm cả lịch sử, nghệ thuật, khoa học và cả ý
nghĩa về triết học.
Lịch sử Bonsai:
Nghệ thuật trồng tỉa và tạo hình các cây kiểng và cổ thụ làm nhỏ lại đã có ở
Trung Hoa ít nhất từ thế kỷ thứ 7. Một vị thiền sư Nhật đã du nhập vào Nhật Bản
vào thời đại Kamakura (1192-1333). Dựa theo các di cảo trong văn khố, bonsai
được ghi nhận đầu tiên trong bức tranh cổ của thiền sư Honen. Một vở kịch Noh
(Kabuki) nổi tiếng mang tên Hachi No Ki đã đề cập đến cây mận, cây đào và cây
thông được trồng trong chậu. Vở kịch đó chứng tỏ nghệ thuật bonsai đã được ca
ngợi trước thời đại Heian (794-1191).
Mãi đến thời đại Edo (1615- 1867), tên cũ của Tokyo, nghệ thuật trồng
bonsai mới trở nên phổ thông, được nhiều người yêu chuộng và phát triển mạnh
mẽ.
Ðể đáp ứng với nhu cầu quần chúng ham mê chơi bonsai, lần thứ nhất một
cuộc triển lãm bonsai đã được tổ chức tại Tokyo năm 1914. Ðến năm 1934, một
buổi trình diễn bonsai khác được trưng bày tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Ðông
Kinh và tiếp diễn cho tới ngày nay.
Bonsai ngày xưa được coi như thú tiêu khiển của các nhà giàu có. Ngày
nay, bonsai được nhìn nhận là một nghệ thuật, một thú vui nhàn nhã cho đại
chúng, nhất là ở các đo thị lớn, ít gần gũi với thiên nhiên.
Bonsai là một nghệ thuật sống:
Sống về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Cái khác giữa sự thưởng thức một cây cảnh thường và thưởng ngoạn
bonsai, là trong cây cảnh thường người ta tập trung nhiều hơn vào việc ngắm hoa
và lá. Ở bonsai, sự thưởng lãm thường nằm ở vẻ đẹp của toàn cây và sự hòa điệu
của cây với chậu cành.
Bonsai được coi là nghệ thuật sống vì nó đang liên quan đến thực vật còn
đang sống. Nó là một hình thức nghệ thuật cũng như nghệ thuật hội họa và nghệ
thuật điêu khắc.
Người họa sĩ đem vẻ đẹp của thắng cảnh lên khung vải, phương tiện của họ
là màu sắc và sự khéo léo tinh xảo của bàn tay. Người nghệ sĩ bonsai cũng vậy, họ
tái tạo thiên nhiên bằng cách thu nhỏ lại nhưng chất liệu là cây thật, cũng dùng bàn
tay khéo léo cộng với sự tưởng tượng phong phú. Kết quả là cả hai đều có tác
phẩm từ sự sáng tạo mà ra. Nhưng tác phẩm của họa sĩ dừng lại tại đó. Tác phẩm
của nghệ sĩ bonsai vẫn chưa bao giờ hoàn tất, vì nó là tác phẩm sống và vẫn sinh
trưởng. Vì thế tác phẩm bonsai còn phải qua bao nhiêu thăng trầm, thử thách, có
thể tốt đẹp hơn hay xấu hơn, về lâu về dài, miễn là nó còn sống.
Tác phẩm bonsai cũng vô giá vì nó là một trong các bộ môn ưa thích của
các nhà sưu tập. Truyền thống nước Nhật là các bonsai nổi tiếng đều thuộc các đại
gia đình Samurai và daimyo (sứ quân) danh tiếng. Mỗi bonsai là một tác phẩm duy
nhất (unique) không bao giờ có hai cây hoàn toàn giống nhau kể cả chậu. Bon sai
được yêu chuộng và còn được kính trọng vì tuổi tác của nó. Bonsai còn là gia bảo
của các vua chúa, lãnh chúa, các samurai thuộc các dòng họ lớn. Nhân dịp nước
Hoa Kỳ kỷ niệm lễ Ðộc Lập 200 năm (Bicentenial), Hoàng gia Nhật có gửi tặng
sưu bộ bonsai 53 cây, trong đó cây già nhất là cây thông trắng 350 tuổi và một cây
thông đỏ 180 tuổi, lần thứ nhất bonsai Hoàng gia Nhật đi ra khỏi vườn Thượng
Uyển và lần đầu tiên ra khỏi nước Nhật để qua làm quốc khách trên đất Mỹ. Năm
1998, chính phủ Nhật lại bổ túc thêm 7 cây bonsai nữa cho chẳn 60.
Bonsai nổi tiếng thì các nghệ sĩ bonsai cũng nổi danh như các họa sĩ, điêu
khắc gia quốc tế. Họ không chỉ tạo bonsai mà còn tạo cho nó một đặc tính, một
linh hồn. Bonsai không có hồn thì không còn là bonsai. Dầu mắc đến đâu, bonsai
cũng như bức tranh, giá trị nó không nằm trong chất liệu từ đó nó được tạo ra, mà
giá trị do nó mang lại sự sảng khoái tâm hồn cho người ngắm nó.
Bonsai và giá trị triết học:
Người chơi bonsai có một nhân sinh quan và một vũ trụ quan cao hơn mức
độ bình thường. Việc đem thiên nhiên thu nhỏ vào chậu với những đặc tính cao
đẹp của nó cũng đã đòi hỏi một trình độ thưởng thức cao. Nhìn một cây bonsai với
dáng dấp gió quất ngả (windswept style) ta tưởng tượng như đang ngắm một cây
thông ngoài thiên nhiên, cang cường chống chọi với dương gió bão tố, khí hậu bất
trắc, nói lên các đặc tính cao cả hiếm có của các "lão tướng" vẫn phấn đấu dẫu
phải trơ gan cùng tuế nguyệt.
Người chơi bonsai còn tạo cho mình một tâm hồn yêu thiên nhiên, biết
trọng cái đẹp của thiên nhiên và biết hòa mình vào thiên nhiên. Cái hòa nhịp
(harmony) đó làm cho đời sống được quân bình giữa những bon chen, ô trọc...
Ngay cách tưới bonsai cũng là một triết học, ta không thể tưới ào ào như tưới cây
cảnh thường trong chậu sâu, mà mỗi lần một ít đợi cho nước thấm rút rồi mới tưới
tiếp, thời gian đó rất bổ ích cho sự quán tưởng các định luật sinh tồn, đến vòng
sinh hoá của trời đất, tương quan giữa con người và thiên nhiên, tạo nên một sự
giao cảm giữa người và cây qua sự săn sóc trìu mến, nâng niu.
Vô hình chung người chơi bonsai tạo được đức tính thâm trầm, nhẫn nhục,
biết yêu thương, tha thứ và có tâm hồn nghệ sĩ.
Bonsai là một khoa học:
Người yêu bonsai, ngoài sự đòi hỏi trình độ thưởng ngoạn, cũng cần
có kiến thức tối thiểu về thực vật học, về hóa học, vật lý học, quang học và tính
kiên nhẫn. Biết về thảo mộc học sẽ giúp ta chọn cành cây thích hợp cho hoàn cảnh
sinh sống, cách nuôi dưỡng và săn sóc theo mùa.
Nắm được căn bản về kỹ thuật tạo hình, thay chậu, quán giây, bón phân,
pha trộn đất sẽ giúp cây được lành mạnh, tiếp tục sinh trưởng và không bị chết
(nhất là các cây đắt tiền).
Phân biệt Bonsai và Penjing:
Tại National Arboretum ở Washington D.C. còn có một bộ sưu tập khác do
chủ một ngân hàng ở Hồng Kông, ông Yee Sim Wu tặng chính phủ Mỹ vào năm
1986. Sưu bộ mới này gồm 31 cây bonsai (tiếng Trung hoa gọi là Penjing) từ 15
đến 200 tuổi. Ðặc điểm là bộ sưu tập Penjing vô giá trên các chậu xứ đều là đồ cổ
quý giá, không gì thay thế nổi. Một trong các chậu đó là một chậu xứ 300 năm
hình chữ nhật màu xanh lục xe...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status