Thiết kế trạm xử lý nước cấp xã Bạch Đằng huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương + bản vẽ - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phiếu giao đề tài ĐA/KLTN
Lời cảm ơn
Mục lục
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.3. Nhiệm vụ của đồ án 1
1.4. Nội dung đồ án 1
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ BẠCH ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG 3
2.1. Điều kiện tự nhiên 3
2.1.1. Vị trí địa lý 3
2.1.2. Điều kiện khí hậu 4
2.1.3. Điều kiện địa hình 4
2.1.4. Điều kiện địa chất 4
2.1.5. Điều kiện địa chất thủy văn 6
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 8
2.2.1. Hiện trạng đất đai 8
2.2.2. Hiện trạng dân số 8
2.2.3. Hiện trạng nhà ở 8
2.2.4. Hiện trạng cấp nước 8
2.2.5. Hiện trạng thoát nước 9
2.2.6. Hiện trạng giao thông 9
2.2.7. Hiện trạng điện 9
2.2.8. Tình hình Kinh tế - Xã hội 9
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 10
3.1. Đặc tính nguồn nước 10
3.1.1. Nguồn nước mặt 10
3.1.2. Nguồn nước ngầm 11
3.2. Lựa chọn nguồn nước 11
3.3. Tiêu chuẩn cấp nước 12
3.4. Yêu cầu thiết kế 12
3.5. Tổng quan về xử lý nước ngầm 12
3.5.1. Làm thoáng khử sắt 13
3.5.2. Lắng 16
3.5.3. Lọc 17
3.5.4. Khử trùng 18
3.5.5. Ưu - Nhược điểm khi sử dụng nước ngầm 18
3.5.6. Một số công nghệ sử lý nước ngầm trong thực tế 19
3.6. Công nghệ đề xuất 22
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 24
4.1. Tính toán công suất thiết kế 24
4.1.1. Tính toán dân số của xã đến năm 2020 24
4.1.2. Tính toán nhu cầu dùng nước cho xã Bạch Đằng 24
4.1.3. Lượng nước dùng cho sinh hoạt 25
4.1.4. Lượng nước dùng cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ 26
4.1.5. Lượng nước thất thoát 26
4.1.6. Nước cho bản thân trạm xử lý 26
4.1.7. Tính toán công suất của trạm bơm cấp II và trạm xử lý 26
4.2. Tính toán các hạng mục công trình 27
4.2.1. Thiết kế giếng khoan khai thác nước 27
4.2.2. Thiết kế tháp oxy hóa 32
4.2.3. Thiết kế bể lắng 42
4.2.4. Thiết kế bể lọc nhanh 48
4.2.5. Thiết kế bể chứa nước sạch 64
4.2.6. Tính toán khử trùng 67
4.2.7. Thiết kế bể thu hồi 68
4.2.8. Tính sân phơi bùn : 69
4.2.9. Tính toán - chọn bơm 71
CHƯƠNG 5 : KHÁI TOÁN GIÁ THÀNH XỬ LÝ 74
5.1. Tính toán các hạng mục công trình 74
5.2. Suất đầu tư cho 1 m³ 74
5.3. Chi phí xử lý 1 m³ nước cấp 74
5.3.1. Chi phí nhân sự : 74
5.3.2. Chi phí điện năng : 75
5.3.3. Chi phí hóa chất : 75
5.3.4. Khấu hao tài sản cố định : 75
5.3.5. Chi phí quản lý vận hành: 75
CHƯƠNG 6 : QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRẠM 77
6.1. Đưa hệ thống vào vận hành 77
6.1.1. Công tác chuẩn bị : 77
6.1.2. Trình tự vận hành : 77
6.2. Thao tác vận hành hàng ngày và thao tác bảo dưỡng 78
6.2.1. Trạm bơm giếng : 78
6.2.2. Quy trình bảo dưỡng bơm cấp 1 : 79
6.2.3. Tháp oxy hóa : 79
6.2.4. Bể lắng: 79
6.2.5. Bể lọc nhanh : 80
6.2.6. Bể chứa nước sạch: 81
6.2.7. Trạm bơm cấp 2 : 82
6.3. Kiểm soát thông số vận hành 83
6.4. Sự cố và các biện pháp khắc phục 84
CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 89
CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề
Với chính sách mở cửa, Đảng và nhà nước ta, đã từng bước làm thay đổi bộ mặt
kinh tế, xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển trên, quá trình đô thị hoá đã
không ngừng phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ nói trên vẫn còn tồn
tại những tiêu cực, hạn chế mà không một quốc gia đang phát triển nào không phải
đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm cụ thể là ô nhiễm đất,
nước, không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt,
cũng như hàng loạt các vấn đề môi trường khác cần được giải quyết.
Hiện nay, tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch ở nước ta không nhiều, đa phần sử
dụng nguồn nước tự nhiên chưa qua xử lý, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe người dân.Tại Bình Dương, nhu cầu sử dụng nước cả tỉnh
vào khoảng 460.000m³ nước/ngày trong khi hệ thống nhà máy cấp nước của tỉnh
nếu vận hành hết công suất cũng chỉ cung cấp được gần 210.000m³ nước cho các hộ
dân và doanh nghiệp, số còn lại phụ thuộc vào nguồn nước ngầm lấy từ các giếng
đào, giếng khoan. Tại cù lao Bạch Đằng huyện Tân Uyên Tỉnh Bình Dương, nước
sinh hoạt chủ yếu là nước giếng đào và khoan, một số hộ sử dụng cả nước sông. vì
vậy việc xây dựng một hệ thống cấp nước tập trung để đảm bảo sức khỏe cho người
dân là vấn đề đang được các cấp chính quyền quan tâm.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Cù lao Bạch Đằng được bao bọc bởi 2 nửa của sông Đồng Nai và gần với TP.Hồ
Chí Minh, thị xã Thủ Dầu Một và hồ thuỷ điện Trị An. Xã Bạch Đằng được thiên
nhiên ưu đãi với điều kiện địa lý khá thuận lợi, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho
sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây ăn trái và chăn nuôi. Bạch Đằng cũng là nơi
rất thuận tiện để phát triển các lọai hình du lịch, đặc biệt là du lịch miền vườn, du
lịch sinh thái. Để khai thác tiền năng sẵn có của Bạch Đằng gần đây chính quyền
các cấp đã có định hướng phát triển xã Bạch Đằng, trong đó về xây dựng cơ bản sẽ
đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm như giao thông, điện, nước, giáo
dục….
1.3. Nhiệm vụ của đồ án
Thiết kế trạm xử lý nước cấp cho xã Bạch Đằng huyện Tân Uyên tỉnh Bình
Dương công suất 1.200 m³/ngđ
1.4. Nội dung đồ án
Thu thập và phân tích tài liệu, số liệu phục vụ thiết kế.
Xác định cụ thể nhu cầu dùng nước của người dân.
Khảo sát nguồn nước.
Lựa chọn nguồn nước.
Đề xuất công nghệ xử lý.
Tính toán các công trình đơn vị.
Khái toán giá thành.
Các biện pháp vận hành, quản lý và giải quyết vấn đề tại trạm cấp nước khi có sự
cố xảy ra.
Thiết kế bản vẽ.
CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ BẠCH
ĐẰNG HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bạch Đằng thuộc huyện Tân Uyên nằm bên bờ sông Đồng Nai, cách trung
tâm huyện Tân Uyên khoảng 3.5 km, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 25 km.
+ Phía Bắc giáp thị trấn Tân Uyên.
+ Phía Nam giáp Bình Hòa huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Tây giáp xã Khánh Bình.
Hình 2.1 : Bản đồ xã Bạch Đằng
2.1.2. Điều kiện khí hậu
Tỉnh Bình Dương nói chung và huyện Tân Uyên nói riêng mang đặc trưng khí
gió mùa nhiệt đới. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Bức xạ tổng cộng hàng tháng từ 10,2 Kcal đến 14,2 Kcal. Nhìn chung lượng bức
xạ dồi dào, biến động ít giữa các mùa và tương đối ổn định giữa các năm. Số giờ
nắng trong năm 2400 ~ 2700 giờ. Nhiệt độ trung bình năm 26,90C.
Lượng mưa trung bình hằng năm 1.856mm, số ngày mưa 113 ngày.
Độ ẩm tương đối 82,5 ÷ 90% trong mùa mưa và 65 ÷ 80% trong các tháng mùa
khô. Độ ẩm thấp nhất 35÷45%.
Hướng gió chủ đạo là gió Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc.
Nhìn chung khí hậu Bạch Đằng khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, đặc
biệt là các cây trồng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điểm hạn chế lớn về khí hậu thời tiết ở Bạch
Đằng là mưa lớn, phân bố theo mùa. Mưa tập trung, cường độ mưa lớn triều cường
của sông Đồng Nai làm cho các vùng đất trũng ven sông bị ngập lụt, gây thiệt hại
khá lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân một số hộ ven sông. Ngược lại mùa
khô lượng mưa không đáng kể làm cho sản xuất nông nghiệp bị đình trệ ở một số ấp
trong xã.
2.1.3. Điều kiện địa hình
Địa hình xã Bạch Đằng là vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo sông Đồng
Nai. Đây là vùng đất tương đối thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, nền
địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với
độ dốc từ 30 - 150, cao độ trung bình 7,5m, dốc dần từ trung tâm xã dốc về các phía.
Riêng khu vực ven sông Đồng Nai có cao độ thấp từ 3,5 – 4,5 m. Toàn bộ địa hình
nằm trên dạng địa hình san bằng do sự bồi đắp của sông Đồng Nai.
2.1.4. Điều kiện địa chất
Qua quan sát ngoài hiện trường và phân tích kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý
cuả các lớp đất đá, cũng như tham khảo các tài liệu điạ chất công trình đã tiến hành
trong vùng, thấy rằng khu vực khảo sát được cấu tạo bởi các trầm tích nguồn gốc
sông - biển tuổi Holocene (qh) và Pleistocen, với thành phần thay mặt là sét, cát hạt
mịn đến trung, sét pha. Đối chiếu kết quả phân tích tính chất cơ lý với tiêu chuẩn
phân loại đất TCVN và kết hợp vơí mô tả đất đá ngoài hiện trường có thể chia đất
đá cuả khu vực khảo sát trong phạm vi chiều sâu nghiên cứu (20m) ra thành các lớp
như sau:
Lớp 1: Sét, nâu vàng, xám vàng:
Lớp này gặp ở trên mặt, phát triển từ trên mặt đến độ sâu 5,3m tại lỗ khoan K1,
đến độ sâu 5,1m tại lỗ khoan K2 và đến 12,0m tại lỗ khoan K3, xem mặt cắt địa
chất và cột địa tầng các lỗ khoan kèm theo. Chiều dày trung bình là 7,13mét. Thành
phần là sét màu nâu vàng, xám vàng, trạng thái nửa cứng.
Phụ lớp 1a: Sét pha cát, màu nâu vàng:
Lớp này phân bố trực tiếp dưới lớp 1, gặp ở độ sâu từ 3,3m đến 4,7m, chỉ xuất
hiện tại lỗ khoan K3, xem mặt cắt địa chất và cột địa tầng các lỗ khoan kèm theo.

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status