Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Từ Dũ với công suất 770m3/ngày đêm - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Từ Dũ với công suất 770m3/ngày đêm



 
Mục lục
Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp I
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn II
Lời Thank III
Mục lục IV
Danh mục chữ viết tắt VIII
Dang mục bảng IX
Danh mục các hình vẽ, các sơ đồ X
Lời mở đầu XI
CHƯƠNG 1.
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2.
GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỪ DŨ
2.1 Giới thiệu 5
2.1.1 Lịch sử hình thành 5
2.1.2 Qui mô 6
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 6
2.2 Các hình thức hoạt động 6
2.3 Thành quả đạt được trong quá trình hoạt động 7
2.4 Hiện trạng môi trường chung 8
2.4.1 Môi trường nước 8
2.4.2 Chất thải rắn 9
2.4.3 Môi trường không khí 9
CHƯƠNG 3 .
KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN
3.1 Giới thiệu 11
3.2 Các thông số cơ bản của nước thải 13
3.2.1 Các chỉ tiêu lý học 13
3.2.2 Các chỉ tiêu hoá học và sinh hoá 16
3.3 Đặc tính chung của nước thải bệnh viện 21
3.3.1 Nguồn gốc nước thải bệnh viện 21
3.3.2 Thành phần và tính chất nước thải một số bệnh viện 23
CHƯƠNG 4.
TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN
4.1 Tổng quan về các phương pháp XLNT 25
4.1.1 XLNT bằng phương pháp cơ học 25
4.1.2 XLNT bằng phương pháp hoá học, hoá – lý 30
4.1.3 XLNT bằng phương pháp sinh học 34
4.1.3.1 XLNT bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên 36
4.1.3.2 XLNT bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo 40
4.2 Các phương pháp XLNT bệnh viện 46
4.2.1 Giới thiệu 46
4.2.2 Một số phương pháp XLNT bệnh viện 47
4.2.2.1 Trên thế giới 47
4.2.2.2 Tại Việt Nam 48
CHƯƠNG 5.
LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
5.1 Đặc tính của nguồn thải 50
5.2 Vị trí đặt hệ thống 50
5.3 Đề xuất và lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp 51
5.4 Thuyết minh sơ đồ công nghệ 54
CHƯƠNG 6.
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
6.1 Xác định lưu lượng tính toán 56
6.2 Tính toán các công trình chính 58
6.2.1 Song chắn rác 58
6.2.2 Hầm tiếp nhận 61
6.2.3 Bể lắng cát 62
6.2.4 Bể điều hoà 65
6.2.5 Bể Aerotank 70
6.2.6 Bể lắng II 79
6.2.7 Bể tiếp xúc (khử trùng) 85
6.2.8 Bể chứa bùn 88
CHƯƠNG 7.
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
7.1 Chi phí xây dựng 90
7.1.1 Phần xây dựng cơ bản 90
7.1.2 Phần thiết bị 91
7.2 Chi phí quản lý vận hành 92
7.2.1 Chi phí nhân công 92
7.2.2 Chi phí hoá chất 93
7.2.3 Chi phí điện năng 93
7.2.4 Chi phí sửa chữa 94
7.3 Giá thành chi phí xử lý 1m3 nước thải 94
CHƯƠNG 8.
QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XLNT
8.1 Vận hành hệ thống 95
8.1.1 Chạy thử 95
8.1.2 Vận hành hằng ngày 95
8.1.3 Các sự cố và biện pháp khắc phục 97
8.2 Quản lý hệ thống và các kỹ thuật an toàn trong quá trình vận hành 99
CHƯƠNG 9.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9.1 Kết luận 100
9.2 Kiến nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

loại các chất độc hữu cơ không bị oxy hoá sinh học
Hiệu quả xử lý cao hơn, ổn định hơn
Kích thước hệ thống xử lý nhỏ hẹp
Độ nhạy đối với sự thay đổi tải trọng thấp hơn
Có thể tự đôïng hoá hoàn toàn
Động học của các quá trình hoá lý đã được nghiên cứu sâu hơn
Phương pháp hóa lý không cần theo dõi các hoạt động của sinh vật
Có thể thu hồi các chất có giá trị kinh tế
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Là phương pháp dùng vi sinh, chủ yếu là vi khuẩn để phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ, biến các hợp chất có khả năng thối rữa thành các chất ổn định với sản phẩm cuối cùng là cacbonic, nước và các chất vô cơ khác
Mục đích của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là làm sạch nước thải sinh hoạt cũng như nước thải sản xuất khỏi các chất hữu cơ hoà tan, các chất độc hại, vi khuẩn và virut gây bệnh và một số chất vô cơ như H2S, các Sunfit, amoniac, nitơ... đến nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Phương pháp này dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng được tăng lên. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.
Phương pháp xử lý sinh học có thể chia làm 2 loại: xử lý hiếu khí và xử lý yếm khí trên cơ sở có oxy hoà tan và không có oxy hoà tan.
Phương pháp hiếu khí: sử dụng các vi sinh vật hiếu khí có sẵn trong tự nhiên với hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy và nhiệt độ cần duy trì từ 20 – 400C. Khi thay đổi chế độ cung cấp oxy và nhiệt độ thì thành phần và số lượng vi sinh vật cũng thay đổi theo. Trong xử lý bằng phương pháp hiếu khí các vi sinh vật được gieo cấy trong bùn hoạt tính tạo thành màng sinh học. Quá trình xử lý được dựa trên cơ sở phân hủy các chất hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ lên men kị khí. Đối với các hệ thống thoát nước quy mô nhỏ và vừa người ta thường dùng các công trình kết hợp giữa việc tách cặn lắng (làm trong nước) với phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong pha rắn và pha lỏng. Các công trình được ứng dụng rộng rãi là các loại bể tự hoại, giếng thấm, bể lắng hai vỏ (bể lắng Imhoff), bể lắng trong kết hợp với ngăn lên men, bể lọc ngược qua tầng cặn kị khí (UASB)
Phương pháp yếm khí: là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí hoạt động sống của chúng không có sự cung cấp oxy. Phương pháp này áp dụng chủ yếm để khử độc cặn. Quá trình XLNT được dựa trên sự oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ oxy tự do hoà tan. Nếu oxy được cấp bằng thiết bị hay nhờ cấu tạo công trình, thì đó là quá tình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo. Ngược lại, nếu oxy được vận chuyển và hoà tan trong nước nhờ các yếu tố tự nhiên thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên. Các công trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo thường dựa trên nguyên tắc hoạt động của bùn hoạt tính (bể aerotank trộn, kênh oxy hoá tuần hoàn) hay màng sinh vật (bể lọc sinh học, đĩa lọc sinh học). Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên thường được tiến hành trong hồ (hồ sinh vật oxy hoá, hồ sinh vật ổn định) hay trong đất ngập nước (các loại bãi lọc, đầm lầy nhân tạo).
Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được phân chia thành 2 nhóm:
Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên như hồ sinh vật, cánh đồng tưới cánh đồng lọc. Quá trình xử lý diễn ra chậm chủ yếu dựa vào nguồn vi sinh vật và oxy có sẵn trong đất và nước;
Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo như bể lọc sinh học, bể hiếu khí có bùn hoạt tính, đĩa quay sinh học, bể UASB, bể metan.
Các phương pháp sinh học có những ưu điểm sau:
Có thể xử lý nước thải có nhiễm bẩn hữu cơ tương đối rộng;
Hệ thống có thể tự điều chỉnh theo phổ các chất nhiễm bẩn và nồng độ các chất nhiễm bẩn;
Thiết kế và trang thiết bị đơn giản.
Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:
Đầu tư cơ bản cho việc xây dựng khá tốn kém;
Phải có chế độ công nghệ làm sạch đồng bộ và hoàn chỉnh;
Các chất hữu cơ khó phân hủy cũng như các chất có độc tính ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm sạch. Các chất có độc tính tác động đến quần thể sinh vật làm giảm hiệu suất xử lý của quá trình;
Có thể làm loãng nước thải có nồng độ chất bẩn cao, như vậy sẽ làm tăng lượng nước thải.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên:
Các phương pháp sinh học XLNT trong điều kiện tự nhiên dựa trên khả năng làm sạch sinh học trong môi trường đất, nước. Có thể bao gồm một số phương pháp sau:
Hồ sinh vật
Hồ sinh vật là các thủy lực tự nhiên hay nhân tạo, không lớn, mà ở đấy sẽ diễn ra quá trình chuyển hoá các chất bẩn. Quá trình này diễn ra tương tự như tự làm sạch trong một số hồ tự nhiên với vai trò chủ yếu là các vi khuẩn và tảo.
Khi vào hồ, do vận tốc dòng chảy nhỏ, các loại cặn được lắng xuống đáy. Các chất bẩn hữu cơ còn lại trong nước sẽ được vi khuẩn hấp phụ và oxy hoá mà sản phẩm tạo ra là sinh khối của nó, CO2, các muối nitrat, nitrit... Khí cacbonic và các hợp chất nitơ, photpho được rong tảo sử dụng trong quá trình quang hợp. Trong giai đoạn này sẽ giải phóng khí oxy cung cấp cho quá trình oxy hoá các chất hữu cơ của vi khuẩn. Sự hoạt động của rong tảo tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Tuy nhiên trong trường hợp nước thải đậm đặc chất hữu cơ, tảo có thể chuyển từ hình thức tự dưỡng sang dị dưỡng, tham gia vào quá trình oxy hoá chất hữu cơ. Nấm mốc, xạ khuẩn có trong nước thải cũng thực hiện vai trò tương tự. Hồ chứa nước thải được thiết kế sao cho các quá trình tự làm sạch tự nhiên phát huy tối đa khả năng hoạt động của chúng.
Hồ sinh vật có ưu điểm :
Đây là phương pháp rẻ nhất, đễ thiết kế và xây dựng, dễ vận hành không đòi hỏi cung cấp năng lượng (sử dụng năng lượng mặt trời);
Có khả năng làm giảm các vi sinh vật ô nhiễm , kể cả vi sinh vật gây bệnh xuống tới mức thấp nhất;
Khả năng loại được các hữu cơ, vô cơ tan trong nước;
Hệ vi sinh vật hoạt động ở đây chịu đựng được nồng độ các kim loại nặng tương đối cao (>30mg/l).
Những hồ sinh học này cũng có một số nhược điểm cơ bản như:
Thời gian xử lý tương đối dài ngày.
Đòi hỏi mặt bằng rộng.
Và trong quá trình xử lý phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, như trong mùa đông các quá trình sinh học xảy ra trong nước chậm sẽ kéo dài thời gian xử lý gặp các cơn mưa sẽ làm tràn nước thải gây ô nhiễm cho các nguồn nước khác....
Phương pháp này vốn là phương pháp tự làm sạch của nước đã được áp ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status