Virus Paramyxo - pdf 15

Download miễn phí Tiểu luận Virus Paramyxo



Mục lục
 
 
I. Đặt vấn đề 1
II. Nội dung 6
1. Lược sử nghiên cứu virus 6
2.giới thiệu về họ paramyxoviridae 8
2.1 cấu tạo chung 8
 
2.2 Một số bệnh do Paramyxovirus gây ra 10
2.2.1 Bệnh sởi 10
2.2.1.1 Bệnh sởi: 10
2.2.1.2 virus sởi 10
2.2.1.3 Quá trình nhân lên 13
2.2.1.4 Sinh bệnh học và bệnh học 15
2.2.1.5 Lâm sàng 16
2.2.1.6 Miễn dịch 18
2.2.1.7 Chẩn đoán phòng thí nghiệm 18
2.2.1.8 Điều trị và phòng ngừa 20
2.2.2. bệnh quai bị 20
2.2.2.1 virus quai bị 20
2.2.2.2:Chuẩn đoán phòng thí nghiệm 22
2.2.2.3 Lứa tuổi và giới dễ bị bệnh quai bị 22
2.2.2.4 Sự lây truyền bệnh quai bị 23
2.2.2.6 Ðiều trị 25
2.2.2.7 Phòng bệnh 25
2.2.3 Bệnh Á cúm 25
2.2.3.1 Virut á cúm( 26
2.2.3.2 . Quá trình nhân lên 26
2.2.3.3 Triệu chứng lâm sàng 27
2.2.3.4 Chuẩn đoán phòng thí nghiệm 27
2.2.3.5 Phòng, chống 27
2.2.4 Virut hợp bào hô hấp 28
2.2.4.1 Virut hợp bào hô hấp 28
2.2.4.2 Mô tả virut 28
2.2.4.4 Điều trị và phòng bệnh 29
2.2.5 Bệnh newcasstle 30
2.2.5.1 Bệnh newcasstle 30
2.2.5.2 Chuẩn đoán 30
2.2.5.3 Biện pháp phòng, chống 30
2.2.6 Viêm não do virus Nipal 30
2.2.7 . Bệnh liệt, ngoẹo cổ chim bồ câu do Paramyxovirus. 31
2.2.7.1 Khái niệm bệnh . 31 2.2.7.2 Triệu chứng bệnh . 31 2.2.7.3 Phòng bệnh 31
III. Kết luận 32
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

M là vỏ ngoài với các gai glycoprotein bề mặt dài khoảng 8nm. Genom dạng thẳng 16-20 Kb, khối lượng phân tử 5-7x106 dalton với hai đầu lặp lại trái chiều. Xâm nhập dung hợp giữa vỏ ngoài với màng tế chất, cởi vỏ trong tế bào chất. Biểu hiện genom: Các mARN đơn gen (monocistron) được phiên mã từ genom nhờ ARN polymeraza do virus mang theo, ARN editing. Sao chép genom : ARN polymeraza của virus tổnghợp antigenom dùng làm khuôn để tổng hợp genom mới. Lắp ráp trong tế bào chất. Nảy chồi qua màng sinh chất.
Genome:
2.2 Một số bệnh do Paramyxovirus gây ra
2.2.1 Bệnh sởi
2.2.1.1 Bệnh sởi: là một bệnh lây nhiễm cao, cấp tính, đặc trưng bởi những nốt ban sần, sốt và các triệu chứng hô hấp khác. Biến chứng thường xảy ra và có thể rất nghiêm trọng. Việc sử dụng vaccin sống có hiệu quả đã làm giảm rõ rệt tần suất mắc bệnh này tại Mỹ, nhưng bệnh sởi vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em ở những nước đang phát triển. Có khái niệm cho rằng một tỷ lệ đáng kể trẻ em ở gần đến trường tại Mỹ là nhạy với bệnh sởi bởi vì chúng không được phòng ngừa
2.2.1.2 virus sởi
Virus sởi là thành viên của chi Morbilivirus thuộc họ Paramyxoviridae. Virus sởi chỉ có một typ không có typ phụ, là dạng đa hình thái. Dạng hình cầu , đường kính 120-250nm, trung bình là 150nm
Cấu trúc paramyxovirus gây bệnh sởi
Genome là một chuỗi RNA âm với khối lượng 5000000. chứa 16000 nucleotit , và có hằng số lắng là 52s. Nucleocapsit được bao bọc bởi lớp protein M. Đây là lớp protein nền kị nước. Phía ngoài là vỏ có cấu tạo từ lớp lipit kép.
Trên bề mặt vỏ ngoài nhô ra các gai H (haemagglutinin) và F (fusion). Gai H giúp virus gắn vào thụ thể của tế bào mẫn cảm, gai F là peptide dung hợp, giúp vỏ ngoài virus được dung hợp với màng sinh chất của tế bào. Điều khác biệt cơ bản giữa các virut paramixo khác la virut sởi không co hoạt tinh neuraminidaza. Virut sởi có 6 loại protein trong đó có 3 loại cấu tạo phức với ARN genome(L, NP và P) và 3 loại protein tham gia vào cấu kết vỏ(H M và S)
Protein P hay protein polymeraza(protein photphorin hóa va protein L)đều có liên quan đến chức năng polymeraza tha gia vào sự hình thành nucleocapsit.protein H và F la 2 loai KN chính.protein H là liên kết hồng cầu còn protein F là KN ta máu.Hoạt tính tan máu liên quan đến khả năng gây hủy hoại tế bào sớm đồng thời giúp virut rễ ràng xâm nhạp vào tế bào.Hoạt tính tan máu không biểu hiện nếu không có hoạt tính liên kết hồng cầu.
Virut sởi không bền do có vỏ liên kết lipit kép nên rễ rang bị hòa tan với các dung môi phân hủy lipit cũng không bền với hơi nóng
CÁC THÀNH PHẦN PROTEIN CỦA VIRUT SỞI
Thành phần
Khối lượng phân tử(kDa)
Vị trí trong hạt
Chức năng
L protein lớn
180 – 200
Trong nucleocapsit liên kế voi ARN genome
Có hoạt tính polymeraza
Là thành phần của phức hợp phiên mã
H:ngưng kết hồng cầu
79-80
Glycoprotein xuyên màng
Hấp phụ trên màng tế bào và hồng cầu
P:polymeraza
70-72
Trong lõi liên kết với nucleoprotein
Polymeraza 1
NP:nucleoprotein
60
Protein chính,nằm trong capsit
Có hoạt tính polymeraza
Có chức năng bảo vệ RNA virut
A:actin
43
Protein chính ở trong nucleocapsit
Không có chức năng,có thể là phần actin của tế bào vật chủ
M:protein nền
36-37
Bao quanh nucleocapsit
F:protein dung hợp
41
Glycoprotein vỏ ngoài
Chức năng bám dính,dung hợp,phân giải màng tế bào
Có hoạt tính tan máu
2.2.1.3 Quá trình nhân lên
2.2.1.3.1:Hấp phụ và xâm nhập
Giai đoạn này xảy ra nhanh.virut này bám trên màng của tế bào vật chủ.Thụ thể giành cho virut sởi là protein điều hòa bổ thể CD46 đồng thời cũng là protein cofacto màng.vỏ ngoài virut dung hợp với màng tế bào vật chủ,sau đó bị phân giải để đưa vào nucleocapsit của tế bào
2.2.1.3.2:Sao chép và phiên mã
Genome RNA(-) được dùng làm khuôn để tổng hợp mARN nhờ ARN-polymeraza phụ thuộc ARN có sẵn trong virion,mARN có 3 tiểu đơn vị là:18,22,35s. mARN được gắn đuôi polyA ở đầu 3’ dùng để dịch mã tạo nên protein,trong đó có RNA-polymeraza thứ cấp dùng để sao ARN (-) 52s thành chuỗi RNA (+)52s có chiều dài đủ,không được gắn đuôi polyA để rồi chuỗi này lại dùng làm khuôn tổng hợp RNA(-) của virut mới
2.2.1.3.3:Dịch mã
Protein cấu trúc đầu tiên được tông hợp là protein nucleocapsit,sau đó protein H va F được tạo thành quanh vùng nhân, thông qua bộ máy Gongi để gắn vào các vị trí đặc hiệu trên màng sinh chất của tế bào vật chủ.proteinM cũng được đưa ra phía màng sinh chất để tạo thành màng trong M.
2.2.1.3.4:Lắp ráp và phóng thích
Các glicoprotein gắn vào các vị trí chuyên biệt trên màng sinh chất.Gai H và F được hướng ra ngoài.
Protein M xếp phía trong màng sinh chất
Nucleocapsit sau khi được lắp ráp,vận chuyển tới vị trí nằm dưới M rồi ra ngoài theo lối nảy chồi,trong khi màng sinh chất của tế bào vẫn được khôi phục.Các nucleocapsit thừa se tập hợp dưới dạng thể vùi
Trong quá trình nhân lên,virut không phá vỡ nhanh tế bào,ngược lại tế bào vẫn có khả năng trao đổi chất trong một thời gian tuy nhiên diễn ra chậm chạp
Có 2 phản ứng của tế bào với sự nhiễm virut
- Tạo tế bào đa nhân do virut gây sáo trộn quá trình nhân lên của tế bào tạo tế bào đa nhân
- Tạo tế bào hình sợi hay hình thoi,ngược lại hiện tượng trên
2.2.1.4 Sinh bệnh học và bệnh học
Người là kí chủ tự nhiên duy nhất của virus sởi, mặc dù có thể gây nhiễm thực nghiệm trên những loài khác, bao gồm khỉ, chó, và chuột. Virus xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và nhân lên tại đây; sau đó nhiễm vào mô lymphô lân cận rồi tiếp tục nhân lên. Nhiễm virus máu lần đầu sẽ phát tán virus đi khắp nơi, virus sau đó nhân lên trong hệ thống lưới nội mô. Cuối cùng, nhiễm virus máu thứ phát sẽ giúp virus lan tới các biểu mô bề mặt cơ thể, bao gồm da, đường hô hấp và kết mạc, tại đó xuất hiện các ổ tăng sinh virus. Virus sởi có thể nhân lên ở một số tế bào lymphô, từ đó lại phát tán khắp cơ thể. Các tế bào lớn đa nhân với các tiểu thể nội bào thường có ở trong mô lymphô của khắp cơ thể (hạch lymphô, amygdale, ruột thừa). các quá trình trên diễn ra trong thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ này kéo dài trung bình 9-11 ngày.
Trong suốt thời kỳ tiền triệu, diễn ra từ 2-4 ngày, virus có ở nước mắt, dịch tiết mũi họng, nước tiểu và máu.
Nốt ban sẩn điển hình xuất hiện vào khoảng ngày thứ 14 ngày khi phát hiện được kháng thể tuần hoàn, không có virus trong máu và hết sốt. Nốt ban sẩn xuất hiện là kết quả tương tác của tế bào miễn dịch T với tế bào nhiễm virus trong các tĩnh mạch nhỏ, tồn tại khoảng 1 tuần. (Ở những bệnh nhân bị khiếm khuyết miễn dịch qua trung gian tế bào, thường không xuất hiện các nốt sẩn).
Bệnh sởi thường có biểu hiện ở hệ thần kinh trung ương . Khoảng 1:1.000 số trường hợp mắc sởi bị viêm não có biểu hiện lâm sàng. V, hiếm khi phát hiện được virus gây nhiễm trong mô não, có giả thuyết cho rằng cơ chế gây biến chứng viêm não là do phản ứng tự miễn. Ngược lại, có thể gặp viêm não có thể vùi do bệnh sởi tiến triển ở những bệnh nhân có kiếm khuyết miễn dịch qua trung gian tế bào. Đây là thể bệnh gây tử vong, virus sởi nhân lên rất nhiều trong mô não.
Một biến chứng hiếm và chậm của bệnh sởi là viêm to...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status