Nhiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hóa - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Nhiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hóa



- Mẫu bệnh án nghiên cứu: Để mô tả lâm sàng, chúng tôi thiết kế một mẫu hồ
sơ bệnh án chuyên biệt phù hợp với mục tiêu nghiên cứu (phụ lục) dựa trên
các tiêu chuẩn chẩn đoán của Bảng Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm
thần lần thứ 4 của Hội Tâm thần học Mỹ (DSM – IV) nhằm thu thập thông tin
về triệu chứng, hội chứng bệnh.
- Các trắc nghiệm tâm lý: Beck, Zung, MMPI.
- Hồ sơ bệnh án của bệnh viện.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u.
2.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức “Ước tính một tỉ lệ trong quần thể”
[11]:
2
2
)2/1(
)1(


×=

ppZn α
Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu.
α : Mức ý nghĩa thống kê.
Z2(1-α /2): Hệ số tin cậy.
Khi α bằng 0,05 (độ tin cậy 95%) thì Z2(1-α /2) bằng 1,962.
p: Xác suất triệu chứng cốt lõi ở bệnh nhân RLCTH, lấy bằng 0,5. Khi
lấy p bằng 0,5 thì cỡ mẫu tính được sẽ lớn nhất [11].
∆ : Độ sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể, lấy bằng 0,16.
Áp dụng vào công thức trên tính được n = 37. Như vậy, cỡ mẫu của nghiên
cứu tối thiểu là 37 bệnh nhân.
Nghiên cứu của chúng tui gồm 40 bệnh nhân RLCTH được chẩn đoán
xác định và được điều trị tại Viện Sức khoẻ Tâm thần. Cỡ mẫu này hoàn toàn
phù hợp.
25
2.2.2 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11 năm 2005 đến hết tháng 11 năm
2006.
2.2.3 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán RLCTH theo DSM –
IV:
A. Có nhiều triệu chứng cơ thể, bắt đầu trước tuổi 30, kéo dài nhiều năm, luôn
tìm kiếm sự điều trị, ảnh hưởng rõ rệt đến làm việc và hoạt động xã hội.
B. Phải có các triệu chứng sau (xuất hiện ở một thời điểm nào đó của bệnh):
- 4 triệu chứng đau: có triệu chứng đau ở ít nhất 4 vị trí hay hoạt động khác
nhau (ví dụ đau đầu, bụng, lưng, khớp, tứ chi, ngực, trực tràng, đau khi có
kinh, đau khi giao hợp, đau khi đi tiểu)
- 2 triệu chứng dạ dày - ruột: có ít nhất 2 triệu chứng dạ dày - ruột không phải
đau (ví dụ buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy, kém hấp thu)
- 1 triệu chứng về hoạt động tình dục, sinh sản: ít nhất 1 triệu chứng về hoạt
động tình dục, sinh sản không phải đau (lãnh đạm, cường dương, xuất tinh,
kinh nguyệt không đều hay kéo dài, nôn nhiều khi có thai...).
- 1 triệu chứng giả các triệu chứng thần kinh: có ít nhất 1 triệu chứng gợi ý
đến bệnh lý thần kinh không phải đau
Các triệu chứng “chuyển di”: rối loạn phối hợp động tác, thăng bằng, liệt khu
trú, khó nuốt, nuốt nghẹn, mất tiếng, bí tiểu, các ảo giác, mất cảm giác sờ hay
đau, nhìn đôi, mù, điếc, co giật...
Các triệu chứng phân ly: quên, lên đồng, mất ý thức.
C. Có một trong hai biểu hiện sau:
- Khi làm xét nghiệm, các triệu chứng trên không cắt nghĩa được thoả đáng là
do các bệnh nội khoa, thần kinh hay hậu quả trực tiếp của rượu, ma tuý...
26
- Nếu có bệnh nội khoa, thần kinh nào đó có liên quan thì các triệu chứng trên
là quá mức so với đánh giá về lâm sàng và xét nghiệm
D. Các triệu chứng này không phải do bệnh nhân cố ý hay giả vờ.
2.2.4 Tiêu chuẩn loại trừ
Không nhận vào nhóm nghiên cứu các đối tượng sau:
- Có bệnh lý thực thể về nội khoa hay thần kinh.
- Các rối loạn dạng cơ thể khác như rối loạn nghi bệnh, rối loạn đau dai
dẳng, rối loạn dạng cơ thể không biệt định.
- Rối loạn trầm cảm.
- Rối loạn lo âu.
- Các trường hợp giả bệnh hay giả vờ.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu, sau đó là nghiên cứu
từng trường hợp.Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều được nghiên cứu theo
một mẫu bệnh án thống nhất.
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin được thu thập tại các khoa của Viện Sức khoẻ Tâm thần -
Bệnh viện Bạch Mai.
2.3.2.1 Công cụ thu thập thông tin
- Mẫu bệnh án nghiên cứu: Để mô tả lâm sàng, chúng tui thiết kế một mẫu hồ
sơ bệnh án chuyên biệt phù hợp với mục tiêu nghiên cứu (phụ lục) dựa trên
các tiêu chuẩn chẩn đoán của Bảng Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm
thần lần thứ 4 của Hội Tâm thần học Mỹ (DSM – IV) nhằm thu thập thông tin
về triệu chứng, hội chứng bệnh.
- Các trắc nghiệm tâm lý: Beck, Zung, MMPI.
- Hồ sơ bệnh án của bệnh viện.
27
2.3.2.2 Các bước tiến hành nghiên cứu
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được làm bệnh án theo mẫu
chuyên biệt, thống nhất bao gồm các bước:
- Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về tiền sử cũng như
toàn bộ quá trình diễn biễn bệnh của bệnh nhân cũng như hoàn cảnh sống và
tiền sử người nhà của bệnh nhân.
- Khám lâm sàng chi tiết, toàn diện về tâm thần, thần kinh, nội khoa.
- Theo dõi hàng ngày kể từ khi bệnh nhân vào viện để phát hiện những triệu
chứng mới phát sinh và diễn biến của bệnh.
- Tham khảo ý kiến của các bạn sỹ điều trị tại bệnh phòng, hội chẩn để xác
định chẩn đoán khi cần thiết.
- Ghi chi tiết hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh
viện.
- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm cơ bản: công thức máu, máu lắng, chức năng gan, thận,
sinh hoá máu, điện não đồ, X quang tim phổi
+ Các xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt nếu cần.
+ Các trắc nghiệm tâm lý: Beck, Zung, MMPI
2.3.3 Các thông số nghiên cứu
2.3.3.1 Các yếu tố chung của nhóm nghiên cứu
- Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
- Đặc điểm về tuổi khởi phát của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
- Đặc điểm về giới: Nam, nữ.
- Đặc điểm về nơi ở: nông thôn, thành thị.
- Đặc điểm về nghề nghiệp:
Lao động trí óc
Lao động chân tay
28
Kinh doanh – buôn bán
Tự do – không ổn định
- Đặc điểm về trình độ học vấn:
Mù chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung cấp – cao đẳng - đại học
Sau đại học
- Đặc điểm về tình trạng hôn nhân:
Chưa kết hôn
Kết hôn
Ly hôn/ ly thân
Goá
2.3.3.2 Phân tích đặc điểm lâm sàng
- Đặc điểm chung về các triệu chứng cơ thể:
+ Hoàn cảnh xuất hiện triệu chứng:
Tự nhiên
Sau sang chấn tâm lý
+Tính chất biểu hiện triệu chứng:
Cố định
Thay đổi
+Điều trị ở các chuyên khoa cơ thể:
Có đáp ứng
Chỉ đáp ứng trong những ngay đầu tiên
Không đáp ứng
- Nơi giới thiệu bệnh nhân đến khám tâm thần:
29
Tự đến
Gia đình đưa đến
Cơ sở y tế
- Các chuyên khoa cơ thể đã khám: Tiêu hoá, thần kinh, tim mạch, ...
- Hoàn cảnh khởi phát:
Tự phát
Sau bệnh cơ thể
Sau sang chấn tâm lý (loại sang chấn).
-Loại sang chấn tâm lý:
Mâu thuẫn trong gia đình
Mâu thuẫn trong công việc
Mâu thuẫn xã hội
- Dấu hiệu khởi phát.
- Đặc điểm các vị trí đau:
Được tiếp cận khảo sát trong quá trình bị bệnh và đánh giá trực tiếp tại
thời điểm nằm viện:
Đau đầu
Đau cổ - vai – gáy
Đau ngực
Đau bụng
Đau lưng - thắt lưng
Đau chân tay
Đau khớp
Đau cơ bắp
Đau khi có kinh
Đau khi đi tiểu
Đau khi giao hợp
30
- Các triệu chứng dạ dày - ruột:
Được tiếp cận khảo sát trong quá trình bị bệnh và đánh giá trực tiếp tại
thời điểm nằm viện:
Ăn không ngon miệng
Buồn nôn,nôn khan
Nôn ra thức ăn
Khô miệng, đắng miệng
Đầy bụng, khó tiêu
Sợ mùi thức ăn
Táo bón
Ỉa chảy
- Các triệu chứng về hoạt động tình dục:
Được tiếp cận khảo sát trong quá trình bị bệnh và đánh giá trực tiếp tại
thời điểm nằm viện:
Ở nữ: Kinh nguyệt không đều
Mất kinh
Kinh kéo dài
Giảm ham muốn tình dục
Lãnh đạm
Các triệu chứng khác
Ở nam: Xuất tinh sớm
Di tinh, mộng tinh
Cường dương
Giảm ham muốn tình dục
Bấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status