Nghiên cứu thích ứng chủng virút Cúm mùa trên các dòng tế bào khác nhau - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu thích ứng chủng virút Cúm mùa trên các dòng tế bào khác nhau



- Tế bào thận khỉ tiên phát một lớp (Do Trung tâm khoa học sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế cung cấp. Tế bào này được chuẩn bị từ nguồn khỉ sạch đã được kiểm tra không có các tác nhân ngoại lai như: SV40, SFV, SIV, virút B, M. tuberculosis)
- Tế bào MDCK (Do Ngân hàng tế bào Châu Âu cung cấp)
- Tế bào Vero (Do Ngân hàng tế bào Châu Âu cung cấp)
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khởi động một đáp ứng miễn dịch bởi bất cứ tế bào T nào có thụ thể đặc hiệu cho phức hợp MHC nằm trên bề mặt tế bào tua. Các tế bào T vừa mới được kích hoạt sẽ di chuyển tới vị trí bị nhiễm virút nằm ở phổi, nơi mà các tế bào này sẽ làm trung gian cho các hoạt động chống virút.
Đáp ứng tế bào T ở người đạt đến đỉnh vào khoảng ngày 14 sau khi nhiễm và ở người lớn, lượng tế bào T độc đặc trưng cho virút Cúm tương ứng với mức độ sao chép của virút giảm dần qua thời gian. Các tế bào T nhớ CD8 nhớ có thể đóng vai trò làm giảm nhẹ mức độ trầm trọng của bệnh và làm cho sự hồi phục nhanh hơn khi bị nhiễm lại. Điều quan trọng là, những tế bào này có khả năng đáp ứng lại các tín hiệu đầu tiên khi bị nhiễm với lượng virút xâm nhập ở mức rất thấp. Trong khi không thể tăng sinh để đáp ứng với tình trạng nhiễm trùng, các tế bào này có thể sản xuất ra các cytokin để làm kìm hãm không cho virút sao chép và lan rộng trên biểu mô. Giai đoạn 2 của đáp ứng qua trung gian tế bào T nhớ là các tế bào này tập trung nhanh chóng ở đường hô hấp trong một vài ngày đầu tiên của đáp ứng. Giai đoạn 3 là sự mở rộng các tế bào T nhớ dưới tác động của kháng nguyên xảy ra ở các cơ quan lymphô thứ cấp.
Sự nhân lên của virút Cúm
Virút Cúm cũng giống như các virút khác, nó bắt buộc phải nhân lên trong tế bào cảm thụ. Trong cơ thể sống, virút Cúm gắn vào bề mặt tế bào biểu mô trong phổi và cổ họng, tuy nhiên trong nuôi cấy tế bào virút Cúm gây nhiễm và nhân lên không phải là tế bào biểu mô. Sự lây nhiễm virút Cúm bắt đầu khi HA virút gắn với các thụ thể đặc biệt có chứa axit sialic trên tế bào chủ (bước 1). Người ta thấy rằng những virút Cúm phân lập từ người và lợn ưu tiên gắn với vị trí SA-α2,6-Gal, trong khi đó những virút phân lập từ chim và ngựa lại gắn tốt hơn vào vị trí SA-α2,3-Gal (2, 5). Sự gắn đặc hiệu của HA là một trong những yếu tố quyết định đến quá trình xâm nhập vào vật chủ của virút (16, 18). Để virút có thể xâm nhập được vào tế bào, HAO phải được phân cắt bởi một serine proteinaza như trypsin ở một vị trị đặc hiệu, được mã hóa bởi một axit amin đơn cơ bản (thường là arginin), tạo thành hai tiểu đơn vị HA1 (khối lượng phân tử 36 kDa) và HA2 (khối lượng phân tử 27 kDa) gắn với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bởi cầu disulfide. Sự phân cắt HA là điều kiện cần thiết cho sự lây nhiễm của virút nhằm để lộ ra đầu amin kỵ nước của HA2 làm trung gian cho sự hòa màng của vỏ ngoài virút và màng nội bào (37). Virút đi vào tế bào bằng cơ chế nhập bào. Trong thể nội bào có tính axit, một phần protein HA hòa tan màng virút với màng không bào, giải phóng các phân tử vARN, các protein phụ và enzym phiên mã ARN phụ thuộc ARN vào tế bào chất (bước 2). Những protein này và vARN tạo thành một phức hợp được vận chuyển vào nhân tế bào, nơi enzym phiên mã ARN phụ thuộc ARN bắt đầu phiên mã sợi vARN dương bổ sung (bước 3a và 3b). vARN hay được vận chuyển vào trong tế bào chất và dịch mã (bước 4), hay vẫn ở lại trong nhân. Các protein virút mới được tổng hợp hay được đưa ra bề mặt tế bào thông qua bộ máy Golgi (trong trường hợp của HA và NA, bước 5b) hay vận chuyển trở lại vào trong nhân để gắn với vARN và tạo thành những hạt genome của virút mới. Các protein khác của virút thực hiện nhiều công việc trong tế bào chủ, bao gồm phân hủy mARN của tế bào và sử dụng các nucleotit được giải phóng để tổng hợp vARN và ức chế dịch mã mARN của tế bào chủ.
vARN âm tạo nên genome của virút tương lai, cùng với enzym phiên mã ARN phụ thuộc ARN và các protein khác của virút được lắp ráp vào trong một virion. Các phân tử HA và NA tập hợp lại thành một chỗ lồi ra trong màng tế bào. vARN và các protein virút chủ yếu rời nhân và đi vào trong phần nhô lên này của màng (bước 6). Virút trưởng thành nảy chồi ra khỏi tế bào trong một khối cầu của màng photpholipit, có các phân tử HA và NA trên lớp áo màng này (bước 7). Sau khi giải phóng virút Cúm mới, tế bào chủ sẽ chết đi.
Hình 4. Chu trình nhân lên của virút Cúm. Nguồn: en.wikipedia.org
Sự phát triển của virút trên tế bào
Virút cúm đầu tiên được nuôi trên trứng gà có phôi. Sau này, các virút cúm có thể được nuôi cấy trên trứng gà có phôi hay trong một số hệ nuôi cấy tế bào tiên phát. Việc nuôi cấy virút trên trứng gà có phôi vẫn được lựa chọn làm quy trình sản xuất vắc xin cúm trên thế giới. Hiện nay, các hệ nuôi cấy tế bào như thận khỉ tiên phát hay thận chó thường dùng để phân lập virút cúm từ mẫu bệnh phẩm của người.
Sự phát triển của virút trên nuôi cấy tế bào gây ra sự hủy hoại tế bào và tạo ra các đám hoại tử trong một số dòng tế bào như tế bào thận khỉ, thận bê, thận chuột đồng, thận gà. Ngoài ra nếu sử dụng các dòng tế bào thường trực thì trypsin phải được bổ sung để hoạt hóa các phân tử protein HA trong quá trình xâm nhập vào tế bào chủ của virút.
Sinh bệnh học
Các nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng chứng minh rằng sinh bệnh học của virút Cúm là tính trạng đa gen. Điều này có nghĩa là sản phẩm của tất cả các gen của virút đều tham gia vào quá trình nhận dạng tế bào vật chủ và gây độc tính trong quá trình xâm nhập phá vỡ tế bào. Trong đó gen HA đóng vai trò trung tâm về tính độc của virút gồm 2 phân týp H5, H7, có độc tính mạnh nên gây tỷ lệ chết cao. Protein HA của các virút này khác các HA của các phân nhóm khác là có một trình tự nhiều axit amin ở đầu carboxyl của HA1. Điều này cho phép các enzyme proteaza của tế bào nhận biết trình tự đó để cắt HA thành HA1 và HA2, là giai đoạn cần thiết cho virút xâm nhập tế bào và phát triển lan ra. Đây cũng là cơ sở giải thích tính gây độc của virút Cúm ở người.
Dịch tễ học
Sự lây truyền và sự thay đổi theo mùa
Bệnh Cúm chủ yếu được lây truyền từ người sang người qua những hạt nhỏ (đường kính > 5 àm) từ mũi và họng khi người bị nhiễm khi ho và hắt hơi. Các sol khí này không lơ lửng trong không khí và cần có tiếp xúc gần để có thể lan truyền được (từ 1-2 mét). Sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua tiếp xúc ngoài da trực tiếp hay tiếp xúc gián tiếp với dịch tiết hô hấp (tay chạm vào các bề mặt bị nhiễm sau đó sờ lên mắt, mũi hay miệng). Người nhiễm Cúm có thể phát tán virút từ 2 ngày trước đến 5 ngày sau khi có triệu chứng. Trẻ em có thể lây lan virút đến 10 ngày hay lâu hơn.
Bệnh Cúm lây lan phát triển nhất vào mùa đông và bởi phía Bắc và Nam bán cầu có mùa đông ở những thời điểm khác nhau trong năm nên trong thực tế có hai mùa Cúm khác nhau mỗi năm. Điều này giải thích tại sao WHO đưa ra những khuyến cáo đối với sản xuất hai loại vắc xin khác nhau mỗi năm, một cho phía Bắc, và một cho phía Nam bán cầu.
Có nhiều lý do để giải thích tại sao bệnh Cúm thường bùng phát vào mùa đông như độ ẩm và nhiệt độ tương đối thấp giúp virút Cúm có thể sống lâu hơn, mọi người thường xuyên ở trong nhà dẫn đến sự tiếp xúc gần gũi hơn tạo điều kiện virút lây lan. Một giả thiết khác là do lượng vitamin D trong cơ thể xuống thấp t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status