Qui trình kiểm tra chất lượng trạm BTS - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Qui trình kiểm tra chất lượng trạm BTS



MỤC LỤC
 
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GSM
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG GSM 1
1.2 CẤU TRÚC CỦA MẠNG GSM 2
1.2.1 Trạm di động 3
1.2.2 Hệ thống con trạm gốc 4
1.2.2.1 Trạm thu phát gốc BTS 4
1.2.2.2 Bộ điều khiển trạm gốc BSC 4
1.2.2.3 Khối chuyển mã và thích ứng tốc độ TRAU 4
1.2.3 Mạng và hệ thống con chuyển mạch 5
1.2.3.1 Trung tâm chuyển mạch các nghiệp vụ di động MSC 5
1.2.3.2 Thanh ghi định vị thường trú HLR 5
1.2.3.3 Thanh ghi định vị tạm trú VLR 6
1.2.3.4 AuC và EIR 6
1.2.4 Hệ thống OSS 7
1.2.5 Hệ thống GPRS 8
1.2.6 Cấu trúc địa lý của mạng GSM 9
1.2.6.1 Vùng mạng:tổng đài vô tuyến cổng G-MSC 9
1.2.6.2 Vùng phục vụ MSC/VLR 10
1.2.6.3 Vùng định vị LA 11
1.3 LIÊN KẾT VÔ TUYẾN 11
1.3.1 Đa truy cập và cấu trúc kênh 11
1.3.1.1 Kênh lưu lượng TCH 13
1.3.1.2 Kênh điều khiển CCH 14
1.3.2 Cấu trúc Burst 15
1.4 CÁC ĐẶC TÍNH CỦA GSM 16
1.4.1 Biến đổi âm thoại sang sóng vô tuyến 16
1.4.1.1 Mã hóa âm thoại GSM 16
1.4.1.2 Mã hóa kênh truyền GSM 17
1.4.1.3 Đan xen và rút ra 19
1.4.1.4 Mã hóa – Giải mã 20
1.4.1.5 Điều chế – Giải điều chế 20
1.4.1.6 Mức công suất RF 21
1.4.1.7 Cân bằng đa đường 22
1.4.2 Nhảy tần số 22
1.4.3 Băng tần của hệ thống GSM 22
1.4.4 Quản lý tài nguyên vô tuyến và mạng di động 24
1.4.4.1 Lớp quản lý tài nguyên vô tuyến RR 25
1.4.4.2 Lớp quản lý di động MM 27
Chương 2 : CẤU TRÚC TRẠM BTS
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BTS 32
2.1.1 Khái niệm về BTS 32
2.1.2 Vị trí của BTS trong mạng GSM 32
2.2 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG BTS 33
2.2.1 Cấu trúc chung của hệ thống BTS 33
2.2.2 Cấu trúc và chức năng các khối trong BTS 34
2.2.2.1 Khối SUMA 34
2.2.2.2 Khối TRE 35
2.2.2.3 Khối ANC 37
2.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BTS 39
2.3.1 Kết nối các khối chức năng trong hệ thống BTS 39
2.3.1.1 BCB 39
2.3.1.2 BSII 40
2.3.2 Nguyên lý hoạt động của BTS 41
2.3.2.1 Tín hiệu từ BSC gửi đến 41
2.3.2.2 Tín hiệu thu từ máy di động MS 43
Chương 3 : GIỚI THIỆU VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TEMS
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC PHẦN MỀM TEMS 44
3.1.1 Tổng quan về TEMS 44
3.1.2 Giới thiệu TEMS Investigation GSM 50
3.2 CÁC ĐẶC TÍNH CỦA TEMS INVESTIGATION GSM 51
3.2.1 Đặc tính chủ yếu 51
3.2.2 SQI-Chỉ số chất lượng thoại 51
3.2.3 Công cụ xác minh kênh 52
3.2.4 Sự hiển thị trạng thái 52
3.2.5 Những phép đo dữ liệu 52
3.2.6 Những phép đo C/I 53
Chương 4 : CÁC NỘI DUNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRẠM BTS
4.1 HỆ THỐNG NGUỒN ĐIỆN CUNG CẤP 54
4.1.1 Nguồn xoay chiều AC 54
4.1.1.1 Nguyên tắc đấu nối dây nguồn 54
4.1.1.2 Đo kiểm tra nguồn 56
4.1.2 Hệ thống nguồn DC 58
4.2 CÔNG SUẤT PHÁT 60
4.2.1 Phương pháp đo công suất phát cao tần 60
4.2.1.1 Các linh kiện cơ bản 60
4.2.1.2 Ứng dụng các linh kiện để đo công suất phát cao tần 63
4.2.2 Kết quả đo công suất phát trên tủ thiết bị BTS 64
4.3 KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS 65
4.3.1 Kiểm tra cuộc gọi trên từng Channel của TRX 65
4.3.2 Kiểm tra hoạt động của các Card trong BTS 66
4.4 TRẠNG THÁI LED CỦA CÁC CARD CHÍNH 68
4.4.1 Trạng thái Led của card SUMA 68
4.4.2 Trạng thái Led của card ANC 69
4.4.3 Trạng thái Led của card TRE 69
4.5 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 70
4.5.1 Kiểm tra cuộc gọi thoại 70
4.5.2 Kiểm tra cuộc gọi phân tập 70
4.5.3 Kiểm tra cuộc gọi có chuyển giao bên trong cell 71
CHƯƠNG 5 : KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THOẠI BẰNG PHẦN MỀM TEMS INVESTIGATION
5.1 QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ 72
5.1.1 Kết nối thiết bị 72
5.1.2 Nhận dạng dò tìm thiết bị 73
5.1.3 Chế độ người sử dụng 75
5.2 TÌM HIỂU CÁC GIÁ TRỊ LOGFILE THU ĐƯỢC 75
5.2.1 Current Channel 75
5.2.2 Radio Parameters 78
5.2.3 Line Chart 80
5.2.4 Serving + Neighbors 82
5.2.5 Radio Quality Bar Chart 83
5.3 DÙNG PHẦN MỀM TEMS QUAN SÁT HÀNH VI CỦA MẠNG 84
HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

à MS hiện thời đang ở vùng MSC nào. Thông tin này sẽ thay đổi khi MS di chuyển. Khi đó MS sẽ gửi thông tin về vị trí (qua MSC/VLR) đến HLR của mình, nhờ vậy đảm bảo phương tiện để thu một cuộc gọi.
Bộ đăng ký định vị tạm trú VLR
Trong thời gian MS cập nhật vị trí, dữ liệu thuê bao được chuyển từ HLR đến VLR hiện tại. Dữ liệu này được lưu trữ trong VLR trong suốt thời gian mà MS di chuyển trong vùng này. VLR sẽ cung cấp dữ liệu cho thuê bao bất kỳ lúc nào nó cần cho việc xử lý một cuộc gọi. Nếu một thuê bao di động di chuyển đến vùng phục vụ VLR khác thì một cập nhật vị trí xảy ra lần nữa, VLR mới yêu cầu dữ liệu thuê bao từ HLR chịu trách nhiệm về thuê bao di động.
AuC và EIR
Một thuê bao muốn truy cập mạng, VLR kiểm tra SIM card của nó có được chấp nhận hay không, nghĩa là nó thực hiện một sự nhận thực. VLR sử dụng những thông số nhận thực, gọi là những bộ ba, nó được tạo ra một cách liên tục và riêng biệt cho mỗi thuê bao di động được cung cấp bởi trung tâm nhận thực AuC. AuC được kết hợp với HLR.
EIR kiểm tra tính hợp lệ của thuê bao dựa trên yêu cầu đặc tính thiết bị di động quốc tế IMEI từ MS sau đó gửi nó tới bộ nhận dạng thiết bị EIR. Trong EIR, IMEI của toàn bộ thiết bị di động được phân chia thành ba danh sách:
Danh sách màu trắng: chứa thiết bị di động được chấp nhận.
Danh sách màu xám: chứa thiết bị di động được theo dõi.
Danh sách màu đen: chứa thiết bị di động không được chấp nhận.
EIR kiểm tra IMEI có thích hợp vào một trong ba danh sách hay không và chuyển kết quả tới MSC.
HỆ THỐNG OSS
Được nối đến tất cả các thiết bị ở hệ thống chuyển mạch và nối đến BSC. OSS có ba chức năng đó là:
Chức năng khai thác và bảo dưỡng: giám sát toàn bộ chất lượng dịch vụ (như tải lưu lượng, mức độ nghẽn, số lượng chuyển giao) và kịp thời xử lý sự cố. Ngoài ra cón bao gồm việc thay đổi cấu hình để giải quyết những vấn đề hiện tại đặt ra, để tăng lưu lượng trong tương lai, tăng diện tích phủ sóng.
Chức năng quản lý thuê bao: việc quản lý đăng ký thuê bao bắt đầu từ việc xâm nhập và xóa thuê bao, xác định tính dịch vụ và chức năng bổ sung. Quản lý thuê bao còn bao gồm việc tính cước. Trong môi trường di động, các MSC và GMSC đều tính cước cuộc gọi di động. Tuy nhiên mạng cần tập trung dữ liệu tính cước đối với mỗi thuê bao MS vào một trung tâm rồi từ đó gửi đến thuê bao. Quản lý thuê bao do HLR và một số thiết bị chuyên dụng OSS đảm trách, trong đó có các trạm công tác (giao tiếp người-máy) ở các trung tâm giao dịch với thuê bao.
Chức năng quản lý MS: Thanh ghi nhận dạng thiết bị lưu giữ số liệu vê thiết bị ME của MS. SIM của MS phục vụ giám sát thuê bao. SIM có thể tách khỏi ME cụ thể hay chuyển từ ME này sang ME khác, nên EIR kiểm tra sự hợp lệ của thiết bị. Với chức năng này, EIR thuộc về OSS. (Xem hình 1.2).
Hình 1.2 - Mô hình hệ thống mạng GSM.
HỆ THỐNG GPRS
Đối với hệ thống GSM, tốc độ truyền dữ liệu được giới hạn là 9.6 kbps, với hình thức chuyển mạch mạch.
Hệ thống GPRS (General Packet Radio Service) : dịch vụ vô tuyến gói chung sẽ là giải pháp để đáp ứng đòi hỏi cho việc truyền dữ liệu tốc độ cao dựa trên mạng chuyển mạch gói. Tốc độ dữ liệu có thể lên đến 160 kbps. Khi tốc độ dữ liệu tăng lên thì ta có thể tích hợp được nhiều dịch vụ số trên mạng. Lúc này trên mạng PLMN tồn tại hai hệ thống song song:
+ Hệ thống chuyển mạch mạch cho thoại.
+ Hệ thống chuyển mạch gói cho dữ liệu.
Thành phần của hệ thống GPRS
MFS: Multi BSS Fast Packet Server
Thực hiện những chức năng điều khiển gói.
Quản lý tài nguyên vô tuyến cho GPRS cho một vài BSS.
Quản lý giao diện với GPRS.
SGSN: Serving GPRS Support Node
Định tuyến gói MS.
Điều khiển thâm nhập, điều khiển bảo vệ.
Giao diện với HLR.
VLR cho GPRS.
GGSN: Gateway GPRS Support Node
Là phần của mạng GPRS.
Định tuyến IP, link tới một hay vài mạng dữ liệu.
Làm việc với mạng chuyển mạch gói bên ngoài.
CẤU TRÚC ĐỊA LÝ CỦA MẠNG GSM
Mỗi mạng điện thoại đều cần một cấu trúc nhất định để định tuyến các cuộc gọi vào đến tổng đài cần thiết và cuối cùng là đến thuê bao bị gọi. Ở mạng di động, cấu trúc này rất quan trọng do tính lưu thông của các thuê bao trong mạng.
1.2.6.1 Vùng mạng: Tổng đài vô tuyến cổng GMSC
Các đường truyền giữa mạng GSM/PLMN và mạng PSTN, ISDN hay các mạng PLMN khác sẽ ở mức tổng đài trung kế quốc gia hay quốc tế. Tất cả các cuộc gọi vào cho mạng GSM/PLMN sẽ được định tuyến đến GMSC. Tại đây sẽ cho phép hệ thống định tuyến cuộc gọi đến nơi nhận cuộc gọi cuối cùng là trạm di động MS được gọi. (Xem hình 1.3).
Hình 1.3 - Liên lạc giữa mạng GSM/PLMN và các mạng công cộng khác.
Vùng phục vụ MSC/VLR
Vùng MSC là bộ phận của mạng và được quản lý bởi một MSC. Để định tuyến một cuộc gọi đến một thuê bao di động, đường truyền qua mạng sẽ nối đến MSC ở vùng MSC nơi thuê bao đang có mặt.
Vùng phục vụ là bộ phận của mạng được định nghĩa như là một vùng mà ở đó trạm di động MS có thể vào được do MS đã được đăng ký trong bộ ghi định vị tạm trú VLR. Một vùng mạng GSM/PLMN được chia thành một hay nhiều vùng phục vụ MSC/VLR. (Xem hình 1.4)
Hình 1.4 - Các vùng phục vụ (MSC/VLR) I-IV của GSM/PLMN.
1.2.6.3 Vùng định vị (Location Area_LA)
Mỗi vùng phục vụ MSC/VLR được chia thành một số vùng định vị.Vùng định vị là nơi trạm di động có thể chuyển động tự do mà không cập nhật thông tin về vị trí cho tổng đài MSC/VLR. Vùng định vị là vùng mà ở đó một thông báo tìm gọi sẽ được phát quảng bá để tìm thuê bao di động bị gọi. Vùng định vị có thể có một số ô và phụ thuộc vào một hay vài BSC nhưng nó chỉ phụ thuộc vào một MSC/VLR. (Xem hình 1.5).
Vùng định vị được hệ thống sử dụng để tìm một thuê bao đang ở trạng thái hoạt động. Vùng định vị được chia thành những cell. Cell là một vùng bao phủ sóng được mạng nhận dạng bằng nhận dạng cell toàn cầu (Cell Global Identity_CGI).
Hình 1.5 - Phân chia vùng phục vụ (MSC/VLR) thành các vùng định vị LA.
LIÊN KẾT VÔ TUYẾN:
Hiệp hội liên lạc viễn thông quốc tế (ITU), quản trị chỉ định phổ vô tuyến quốc tế chỉ định băng thông 890-915 MHz dùng cho kênh uplink (trạm di động tới trạm gốc) và 935-960 MHz dùng cho kênh downlink (trạm gốc đến trạm di động) cho mạng di động Châu Âu. Vì tầm này đã được sử dụng đầu những năm 1980 bằng hệ thống analog, hội nghị bưu chính và viễn thông Châu Âu (CEPT) đã dành trước 10 MHz đầu của mỗi băng tần trên cho mạng GSM. Cuối cùng, GSM được chỉ định toàn bộ băng thông 2x25 MHz.
ĐA TRUY CẬP VÀ CẤU TRÚC KÊNH
Vì phổ vô tuyến là tài nguyên hữu hạn dùng chung cho tất cả thuê bao, một phương pháp phải đưa ra là chia băng thông để càng nhiều thuê bao sử dụng càng tốt. GSM đã chọn phương pháp kết hợp đa truy cập phân chia theo tần số và thời gian (FDMA/TDMA). FDMA bao gồm chia tần số băng thông tối đa 25 MHz thành 124 tần số sóng mang cách nhau 200 KHz. Một BS có thể có một hay nhiều tần số sóng mang và sử dụng kỹ thuật TDMA chia kênh vô tuyến 200 KHz thành 8 khe thời gi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status