Thực hiện các yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam - pdf 15

Link tải miễn phí luận văn
Nguyên lý kế toán là cơ sở, nền tảng quan trọng nhất của khoa học kế toán nói riêng và khoa học kinh tế nói chung. Trong giai đọan hội nhập kinh tế hiện nay, nhân viên kế toán luôn phải học hỏi, cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản lý. Các thông tin trong báo cáo tài chính không chỉ giới hạn trong việc lập theo đúng các quy định hiện hành, chuẩn mực về kế toán, mà còn đòi hỏi phát huy được vai trò kế toán là “ngôn ngữ của thế giới kinh doanh”.
Để có thể tiến hành họat động kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có một số vốn nhất định biểu hiện nguồn lực kinh tế - tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, các giao dịch kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp họặc giữa doanh nghiệp với các cá nhân, nhà nước và doanh nghiệp khác được thực hiện, và kết quả là làm cho tài sản của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Nhiệm vụ của kế toán là phải phản ánh và giám đốc được những thay đổi này. Muốn vậy, kế toán phải quan sát, theo dõi và quản lý được các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin về tình hình họat động của doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu này, người làm kế toán phải nắm rất vững các quy định hiện hành về kế toán - tài chính để không chỉ tuân thủ đúng mà còn phải biết vận dụng các quy định này một cách linh hoạt nhằm đảm bảo Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích nhất. Chính vì vậy, nhóm em đã quyết định chọn đề tài trên để đi sâu tìm hiểu về các yêu cầu kế toán và thực tiễn áp dụng chúng tại các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên những kiến thức tiếp thu được từ bài giảng tận tình của cô và sự nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi và hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm.
Dù đã rất cố gắng nhưng bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận được sự góp ý và chỉnh sửa của cô để bài tiểu luận được hòan thiện hơn. Chúng em chân thành Thank cô.

Phần I: Cơ sở lý luận về các yêu cầu kế toán
I.1 Yêu cầu chung đối với Kế toán
Để đáp ứng được vai trò và nhiệm vụ của kế toán thì số liệu của kế toán phải thoả mãn các yêu cầu sau:
I.1.1 Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
Để đánh giá được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì đòi hỏi số liệu của kế toán cung cấp phải phản ánh đầy đủ sự hoạt động đó, nếu phản ánh thiếu sót một mặt nào đó thì việc đánh giá không đạt được những yêu cầu như mong muốn nhiều khi còn sai lệch nữa.
I.1.2 Phản ánh kịp thời, đúng thông tin, đúng thời gian qui định thông tin, số liệu kế toán.
Muốn cung cấp số liệu kế toán kịp thời cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì ghi chép các hoạt động của doanh nghiệp cũng phải kịp thời có nghĩa là nghiệp vụ kinh tế phát sinh lúc nào thì ghi sổ lúc đó.
I.1.3 Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
Số liệu kế toán được tổng hợp từ các sổ kế toán vào sổ báo cáo tài chính để từ đó đánh giá toàn bộ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, do vậy yêu cầu ở đây là việc tổng hợp phải được trình bày rõ ràng dễ hiểu và chính xác bằng con số trên các tài liệu kế toán và phải có thuyết minh để mọi người có thể biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đó của doanh nghiệp
I.1.4 Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.
Số liệu của kế toán phản ánh thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để biết thực trạng đó như thế nào đòi hỏi số liệu của kế toán phải phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất của sự việc, thí dụ như doanh thu trong kì là bao nhêiu, chi phí là bao nhiêu, lãi (lỗ) là bao nhiêu.
I.1.5 Thông tin, số liệu kế toán phải phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế - tài chính từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán, số liệu kế toán phản ánh kì này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kì trước.
I.1.6 Phân loại, sắp xếp thông tin số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, các chỉ tiêu này là các chỉ tiêu dự kiến. Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, số liệu kế toán phản ánh được việc thực hiện kế hoạch đó như thế nào, người quản lí so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, muốn so sánh được thì số liệu kế toán tổng hợp thành các chỉ tiêu phải mang tính thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán với các chỉ tiêu kế hoạch.

Hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý thường được biết đến (trong thực tế ở các TTCK phát triển cao) bằng những cụm từ “thổi phồng lợi nhuận”, “xào nấu số liệu”, “nghệ thuật tính toán kết quả”; trong khoa học, hành vi này thường được gọi là quản trị lợi nhuận. Việc làm “méo mó” số liệu lợi nhuận được thực hiện thông qua hành vi điều chỉnh doanh thu và chi phí. Dưới đây là tổng hợp các phương án có thể được vận dụng để tính toán lợi nhuận “hành vi”.
Lựa chọn phương pháp kế toán:
Lựa chọn phương pháp kế toán có ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí (và kết quả là ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận lợi nhuận). Lựa chọn một (hay một số) phương pháp kế toán cho phép ghi nhận doanh thu sớm hơn và chuyển dịch ghi nhận chi phí về sau sẽ làm tăng lợi nhuận báo cáo trong kỳ và ngược lại. Trong chế độ kế toán doanh nghiệp, tồn tại một số phương pháp có thể được vận dụng để ghi nhận doanh thu, chi phí:

CHs1UHaGScsFS7w
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status