BIẾN ĐỔI VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở BẢN HOA I VÀ BẢN DỌI I XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA TỪ KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA NĂM 2003 ĐẾN NAY - pdf 15

link tải miễn phí luận văn
GIỚI THIỆU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong lĩnh vực văn hóa, mỗi dân tộc có đều có quá trình sáng tạo giá trị văn hóa của mình. Chỉ vì hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, cho nên, sự phát triển Văn hóa của mỗi dân tộc không đều nhau. Nhưng yếu tố về lịch sử, về chế độ xã hội, về đạo lý, về kinh tế, về khoa học… không tách rời yếu tố văn hóa, trong đó phong tục, tập quán là bộ phận cấu thành trong đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc.
Phong tục tập quán vốn là những nét đặc trưng mang đậm nét văn hóa của từng cộng đồng tộc người, có những phong tục “ ăn sâu, bám dễ” duy trì mối quan hệ, sự ổn định trong cộng đồng theo một trật tự nhất định, nếu nó bị phá vỡ, xáo trộn, thay đổi sẽ dẫn đến những biến đổi trong đời sống cộng đồng, xã hội.
Phong tục tập quán còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi dân tộc do đó Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề phong tục tập quán của các cộng đồng tộc người nhất là người dân tộc thiểu số nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tinh hoa nhân loại để xây dựng xã hội ổn định, văn minh và phát triển bền vững.
Việc nghiên cứu đề tài để có được cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về vốn truyền thống văn hóa của các dân tộc nói chung dân tộc Thái Bản địa tại xã Tân Lập - Mộc Châu - Sơn la nói riêng, qua đó thấy được chúng ta cần gìn giữ cái gì, phát huy cái gì, đang là vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu, lý giải bằng phương pháp khoa học. Nếu chúng ta xem cái gì cũng đều có giá trị như nhau thì sẽ lẫn “cát” với “vàng”. Đối với cái mới đang lan truyền từ các phía, nếu chúng ta bị lóa mắt vì những cái mới lạ thì dễ dàng vứt bỏ các giá trị trong văn hóa của dân tộc mình để chấp nhận mọi thứ “Cũ người, mới ta”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:

1. Mục đích:

Nghiên cứu, tìm hiểu sự biến đổi phong tục tập quán của người dân tộc Thái ở hai bản Hoa I và bản Dọi I từ khi thực hiện dự án tái định cư Thuỷ điện Sơn La năm 2003 đến nay.

2. Nhiệm vụ của đề tài:

- Nghiên cứu lý luận: các hệ thống lý thuyết, khái niệm nhằm làm sáng tỏ sự biến đổi phong tục tập quán của người dân.
- Nghiên cứu thực nghiệm, so sánh sự biến đổi phong tục tập quán của người dân tộc Thái trước đây và từ khi thực hiện dự án tái định cư Thủy điện Sơn La đến nay.
- Những ảnh hưởng của sự biến đổi phong tục tập quán đến đời sống xã hội của người dân.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.

1. Đối tượng: “ Biến đổi về phong tục, tập quán của người dân tộc Thái ở bản Hoa I và bản Dọi I ( bản địa ) xã Tâp Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

2. Phạm vi:
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2003 đến nay
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại hai bản Hoa I và bản Dọi I xã Tân Lập huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Nghiên cứu các thành tố tiêu biểu như: ở ( nhà và ở ), ăn, mặc ( trang phục ), lễ hội, tang ma, cưới xin của người dân Thái.

3. Khách thể nghiên cứu:

Người dân bản địa tại Bản Dọi I, Bản Hoa I xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; những người Đại diện cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở bản, xã.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong một nghiên cứu xã hội học nhằm thu thập được những thông tin cho một nghiên cứu thực nghiệm, cần xác định rõ phương pháp luận và các phhương pháp cụ thể cho việc thu thập thông tin. Trong nghiên cứu của đề tài sẽ dựa trên các phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là:

1- Phương pháp phỏng vấn ( Bảng hỏi, phỏng vấn sâu).
- Khái niệm: Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn cho phép chúng ta khả năng thực hiện phỏng vấn lặp lại với cá nhân được nghiên cứu, nếu trong cuộc phỏng vấn có vấn đề nào đó chưa rõ ràng, hay nếu nghi ngờ. Nếu làm đúng qui trình và những yêu cầu đặt ra đối với một cuộc phỏng vấn, thì phỏng vấn sẽ là một phương pháp thu thập thông tin có độ tin cậy cao.
Phỏng vấn là phương pháp thu thâp thông tin được sử dụng cho nghiên cứu nhằm tìm hiểu về những sự kiện đa dạng. Nó có thể được sử dụng cho các nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chính cá nhân như tuổi tác, công việc gia đình và các đặc trưng văn hoá xã hội khác. Nó có thể được sử dụng cho nghiên cứu về doanh nghiệp, về làng xã…
Cách thức thực hiện một cuộc phỏng vấn, thực tế rất đa dạng. Nó phụ thuộc trực tiếp vào loại phỏng vấn nào mà chúng ta sẽ lựa chọn để thu thập thông tin, vì mỗi loại phỏng vấn yêu cầu sự chuẩn bị, sự thực hiện và xử lý thông tin ở các mức độ rất khác nhau.
Căn cứ vào nội dung và mục đích của đề tài, trong nghiên cứu sẽ dùng cả phương pháp phỏng vấn sâu và bảng hỏi.
- Phỏng vấn sâu: Đó là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả cách thức đặt các câu hỏi nhằm thu thập được thông tin mong muốn. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể, mà giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định.
- Bảng hỏi: Là một hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc, tâm lý, lo gíc và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm. Nó là sự thể hiện bên ngoài của chương trình nghiên cứu. Đề tài và mục tiêu nghiên cứu phụ thuộc vào các giả thuyết thực tế đã được tái hiện trong bảng hỏi.
Bảng hỏi là công cụ đo lường quan trọng. Nhờ có nó người ta đo được các biến số nhất định có quan hệ tới đối tượng của công trình nghiên cứu, cụ thể là, đo những nhân tố nhất định có liên quan đến cá nhân người trả lời.


vi74YxlmIgH1bvw
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status