Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá - pdf 15

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục đồ thị vii
1. Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3
2.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiêp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 3
2.2 Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp. 10
2.3 Đánh giá loại hình sử dụng đất theo phương pháp đánh giá đất của FAO 21
2.4 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 22
3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
3.1 Đối tượng nghiên cứu 28
3.2 Phạm vi nghiên cứu 28
3.3 Nội dung nghiên cứu 28
3.4 Phương pháp nghiên cứu 29
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 33
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hoằng Hóa 33
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hoằng Hóa 49
4.1.3 Tình hình quản lý đất đai 57
4.1.4 Đánh giá chung 61
4.2 Xác định, mô tả và đánh giá hiệu quả các LUT hiện tại 64
4.2.1 Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính huyện Hoằng Hóa 64
4.2.2. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính huyện Hoằng Hóa. 73
4.3 Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hóa 89
4.3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của các đề xuất 89
4.3.2 Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng huyện Hoằng Hóa 91
4.4 Đề xuất một số giải pháp thực hiện 96
5. Kết luận, đề nghị 101
5.1 Kết luận 101
5.2 Kiến nghị 103
Tài liệu tham khảo 104
Phụ lục 108
1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái.
Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đản bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thực chất của mục tiêu này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường.
Đứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia và của từng địa phương.
Hoằng Hoá là một huyện nông nghiệp nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Thanh Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 22.473,18 ha (theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2008), trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 64,60% (14.518,8 ha), có vùng sinh thái đa dạng mang đặc thù của vùng đất đồng bằng ven biển, có điều kiện kinh tế phát triển nông nghiệp hàng hoá.
Trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã được chú trọng đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện còn tồn tại nhiều yếu điểm đang làm giảm sút về chất lượng do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý: trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh cây lúa ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị thoái hoá.
Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Hoằng Hóa là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đào Châu Thu, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá”.
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhằm phát hiện những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thành Hoá.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoằng Hoá, phát hiện những tiềm năng và tồn tại trong sử dụng đất nông nghiệp.
- Điều tra, xác định các loại hình sử dụng đất hiện tại và đánh giá tiềm năng các loại hình sử dụng đất chính, phát hiện các yếu tố hạn chế của các các loại hình sử dụng đất hiện tại.
- Trên cơ sở đánh giá yêu cầu sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thành Hoá.
2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiêp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiêp
2.1.1.1 Đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con ng¬ười, con ngư¬ời sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ vào sản phẩm của đất. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Tại sao lại phải giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này. Học giả ngư¬ời Nga, Docutraiep cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” [4]. Tuy vậy, khái niệm này chư¬a đề cập tới sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi tr¬ường xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố như¬ nư¬ớc ngầm và đặc biệt là vai trò của con ngư¬ời để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên. Học giả ngư¬ời Anh, Wiliam đã đ¬ưa thêm khái niệm về đất nh¬ư sau “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây” [38]. Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tư¬ liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiện không thể thiếu đ¬ược của sự tồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài ngư¬ời kế tiếp nhau” [4]. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai đ¬ược nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh h¬ưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất [36].
Theo quan niệm của các nhà thổ như¬ỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc đư¬ợc” [4] và đất đai đư¬ợc hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trư¬ờng sinh thái ngay trên và d¬ưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ như¬ỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với n¬ước ngầm và khoáng sản trong lũng đất, động thực vật, trạng thái định c¬ư của con ng¬ười, những kết quả của con ngư¬ời trong quá khứ và hiện tại để lại” [4].
Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất đư¬ợc sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp nh¬ư trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hay sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Khi nói đất nông nghiệp ng¬ười ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có tr¬ường hợp đất đai đư¬ợc sử dụng vào mục đích khác nhau của các ngành. Trong tr¬ường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính).
Luật đất đai năm 2003 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”.
2.1.1.2 Vai trò đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngư¬ời, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất như¬ng vai trò của đất đối với mỗi ngành sản xuất có tầm quan trọng khác nhau. C.Mác đã nhấn mạnh “Lao động chỉ là cha của cải vật chất, còn đất là mẹ” [4]. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà n¬ước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật” [15], Luật đất đai 2003 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư¬ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trư¬ờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư¬, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”[10]. Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tư¬ liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm:
- Đất đai đư¬ợc coi là tư¬ liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm nghiệp, bởi vì nó vừa là đối t¬ượng lao động vừa là tư¬ liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất đai là đối t¬ượng bởi lẽ nó là nơi con ng¬ười thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm.
- Đất đai là loại tư¬ liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý, sức sản xuất của đất đai ngày càng tăng lên. Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người.
- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu [38]. Đặc điểm này ảnh h¬ưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn đất hoang hóa đ¬ưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quĩ đất nông nghiệp tăng lên. Đây là xu h¬ướng vận động cần khuyến khích.
Tuy nhiên, đất đ¬ưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoang hóa, nằm trong quỹ đất ch¬ưa sử dụng. Vì vậy, cần đầu tư¬ lớn sức ng¬ười và sức của. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần tính toán kỹ để đầu tư¬ cho công tác này thực sự có hiệu quả.
- Đất đai có vị trí cố định và chất lư¬ợng không đồng đều giữa các vùng, các miền [38]. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ như¬ỡng, thời tiết, khí hậu, nư¬ớc,…) điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thông, thị trư¬ờng,…) và có chất lư¬ợng đất khác nhau. Do vậy, việc sử dụng đất đai phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
- Đất đai đ¬ược coi là một loại tài sản, ng¬ười chủ sử dụng có quyền nhất định do pháp luật của mỗi nư¬ớc qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ và chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy đư¬ợc hiệu quả nếu biết sử dụng đầy đủ và hợp lý.
Nh¬ư vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài ngư¬ời, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều đư¬ợc xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.


H9i8E0111F13Nvo
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status