Thiết kế qui trình công nghệ gia công thân và nòng ụ động dùng cho máy tiện T18A - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ chế tạo máy là một ngành then chốt, nó đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của công nghệ chế tạo máy là chế tạo ra các sản phẩm cơ khí cho mọi lĩnh vực của ngành kinh tế quốc dân, việc phát triển ngành công nghệ chế tạo máy đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta.
Phát triển ngành công nghệ chế tạo máy phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư các trang bị hiện đại. Việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học.
Hiện nay trong các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kĩ sư cơ khí và cán bộ kĩ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức cơ bản tương đối rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất.
Đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ chế tạo máy có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo kĩ sư và cán bộ kĩ thuật về thiết kế, chế tạo các loại máy và các thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, điện lực ...vv. Đồ án giúp sinh viên thấu hiểu cặn kẽ hơn về qui trình công nghệ gia công sản phẩm cơ khí, về các loại máy, nắm được cái nhìn tổng quan về ngành, sự kết hợp tổng hợp các kiến thức đã học và đặc biệt nó giúp sinh viên vững vàng hơn sau khi tốt nghiệp phục vụ công việc sau này.
Sau một thời gian tìm hiểu và với sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy Nguyễn Huy Ninh, thầy Lê Văn Tiến và các thầy cô khác trong bộ môn đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Trong quá trình thiết kế và tính toán chắc rằng sẽ có những sai sót do thiếu thực tế và kinh nghiệm thiết kế, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giúp em hoàn thiện thiện hơn kiến thức cho thực tế sau này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên thực hiện: ……………
I. Đề tài thiết kế:
Thiết kế qui trỡnh cụng nghệ gia cụng thõn và nũng ụ động dùng cho máy tiện T18A.
II. Số liệu ban đầu
- Sản lượng 3000 chi tiết trong một năm
- Điều kiện thiết bị phù hợp với Việt Nam
III. Nội dung các phần thuyết minh tính toán:
1. Giới thiệu về nòng ụ động
2. Lập qui trình công nghệ gia công thân và nòng ụ động
- Phân tích chi tiét gia công và định dạng sản xuất
- Xác đinh phương pháp chế tạo phôi và thiết kế bản vẽ chi tiết lồng phôi
- Thiết kế qui trình công nghệ gia công
- Tính và tra chế độ cắt cho các nguyên công
- Tính thời gian gia công cơ bản
- Tính toán thiết kế đồ gá
IV. Các bản vẽ
1. Bản vẽ lắp của ụ động
2. Bản vẽ tách từng chi tiết
3. Bản vẽ chi tiết lồng phôi
4. Bản vẽ qui trình công nghệ
5. Bản vẽ đồ gá




MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
MỤC LỤC
Phần I. Thiết kế qui trình công nghệ gia công thân ụ động
Chương 1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết.
Chương 2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết.
Chương 3. Xác định dạng sản xuất
Chương 4. Chọn phương pháp chế tạo phôi
Chương 5. Lập thứ tự các nguyên công
Chương 6. Tính lượng dư cho một bề mặt và tra lượng dư cho các
bề mặt còn lại
Chương 7. Tính chế độ cắt cho một nguyên công
Chương 8. Tính thời gian gia công cơ bản cho tất cả các nguyên
công
Chương 9. Tính và thiết kế đồ gá

Phần II. Thiết kế qui trình công nghệ gia công nòng ụ động
Chương 1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết.
Chương 2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết.
Chương 3. Xác định dạng sản xuất
Chương 4. Chọn phương pháp chế tạo phôi
Chương 5. Lập thứ tự các nguyên công
Chương 6. Tính lượng dư cho một bề mặt và tra lượng dư cho các
bề mặt còn lại
Chương 7. Tính chế độ cắt cho một nguyên công
Chương 8. Tính thời gian gia công cơ bản cho tất cả các nguyên
công
Chương 9. Tính và thiết kế đồ gá





THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PHẦN I
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG THÂN Ụ ĐỘNG



CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CHI TIẾT.


- Cụm máy (ụ động) được dùng trên máy tiện để chống tâm chi tiết, để lắp các công cụ gia công chi tiết như mũi khoan v.v... Do vậy, yêu cầu độ đồng tâm của tâm nòng với tâm trục chính và độ song song của tâm nòng với băng máy. Chi tiết thân là chi tiết lắp ghép với nhiều chi tiết khác, nên ngoài yêu cầu riêng của các mặt lắp ghép còn các yêu cầu về độ tương quan giữa các mặt đó với nhau. Thân nhận toàn bộ lực truyền tới từ nòng và nắp giữ trục, thông qua đế và miếng kẹp truyền vào thân máy, do vậy, thân phải đủ cứng vững.
- Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy đây là chi tiết dạng hộp.
- Trên cụm máy, chi tiết thân được lắp ghép với nòng, đế, trục lệch tâm, đai ốc xiết, nắp giữ trục và một vài chi tiết khác. Có thể nói thân là chi tiết chính để từ đó lắp các chi tiết khác lên và ghép với đế cùng một số chi tiết khác tạo thành cụm máy (ụ động).
- Bề mặt lỗ lắp ghép giữa thân và nòng phải đảm bảo độ tròn, độ nhẵn bóng, độ thẳng đường sinh, dung sai kích thước để thoả mãn độ chính xác về lắp ghép, để có độ tiếp xúc đều, đồng thời đường tâm của bề mặt lỗ ấy cần độ vuông góc với gờ lắp ghép giữa thân và đế, độ song song với mặt đáy để đảm bảo độ đồng tâm với tâm trục chính và độ song song với băng máy.
- Bề mặt và gờ lắp ghép giữa thân và đế cần độ phẳng để lắp ghép chính xác và tiếp xúc đều, nó còn cần độ song song với tâm bề mặt lỗ lắp ghép giữa thân và nòng, ngoài ra gờ lắp ghép còn cần độ vuông góc đã nói trên. Bề mặt lắp ghép cũng cần độ chính xác về khoảng cách tới tâm lỗ lắp ghép giữa thân và nòng để cùng với độ dầy của đế đảm bảo chức năng của cụm chi tiết.
- Trục lệch tâm khi kẹp chặt phải quay trượt trên bề mặt lắp ghép vời thân, nên bề mặt này trên thân ngoài yêu cầu về độ chính xác kích thước và độ bóng để đảm bảo lắp độ lắp ghép chính xác và tiếp xúc đều, còn phải cần độ đồng tâm.
- Nắp giữ trục lắp ghép với mặt đầu của lỗ nên để đảm bảo chức năng làm việc cần độ phẳng và độ vuông góc với đường tâm lỗ.
- Đai ốc xiết có nhiệm vụ cố định vị trí của nòng, với kết cấu các chi tiết nên bề mặt lắp ghép giữa thân và đai ốc xiết cần độ nhẵn bóng bề mặt, độ chính xác kích thước và cần độ vuông góc giữa tâm đai ốc và tâm nòng để đảm bảo kẹp chặt nòng bằng tiếp xúc mặt.
- Ngoài ra, còn cần chế tạo chính xác 2 lỗ trụ 13H7 để làm chuẩn tinh thống nhất trong quá trình gia công.
- Vật liệu sử dụng là: GX 15-32, có các thành phần hoá học sau :
C = 3 - 3,7 Si = 1,2 - 2,5 Mn = 0,25 - 1,00
S < 0,12 P = 0,05 - 1,00
Tính chất cơ học: []k = 150 Mpa, []u = 320 MPa.
Độ cứng: HB160220.



qDso8Um2P30NRFr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status