Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cao su Việt Trung tỉnh Quảng Bình - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
động các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình thanh toán nhằm đánh giá được năng lực tự chủ về tài chính của mình từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn. Số liệu ở Bảng 2.12 còn cho thấy khả năng thanh toán của Công ty.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty. Năm 2005, hệ số này là 0,69 lần, nghĩa là cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì khả năng thanh toán nhanh đảm bảo được 69 đồng; năm 2006 hệ số là 0,3823 lần, giảm 0,3077 lần tương ứng giảm 44,59% so với năm 2005; năm 2007 hệ số này là 0,456 lần, tăng lên 0,0737 lần so với năm 2006, tương ứng 19,28% và giảm 0,234 lần, tương ứng 33,91% và so với năm 2005. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của Công ty cho khách hàng là rất thấp.
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty cũng đang ở mức quá thấp và cũng biến động không thuận chiều qua các năm. Từ chỗ đạt 0,71 lần trong năm 2005 giảm xuống còn 0,3824 lần trong năm 2006 và năm 2007 đạt 0,473 lần, tăng 0,0906 lần, tương ứng 23,694% so với năm trước và giảm 0,237 lần, tương ứng 33,38% so với năm 2005. Nói chung hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1 là vấn đề mà công ty cần xem xét.
Nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của công ty cho thấy, các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ (bình quân 57,46%) và có chiều hướng giảm dần, đồng thời các khoản tiền khách hàng ứng trước cho Công ty lại tăng dần, song hệ số thanh toán của công ty lại giảm dần qua các năm, thoạt nhìn đây là điều mâu thuẩn, tuy nhiên có thể lý giải bởi: tốc độ thanh toán các khoản nợ dài hạn nhanh hơn tốc độ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đã làm cho hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm. Nhìn chung, khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 là chưa tốt, trong lúc đó số dư khoản phải thu qua các năm còn rất lớn. Đây là nhược điểm của Công ty khi để khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn.
Từ phân tích ở trên cho thấy, việc sử dụng vốn lưu động của Công ty nhìn chung là có triển vọng tốt, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn tăng rất nhanh, Công ty cần duy trì và phát huy.
2.2.2.3.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng vốn lưu động đến doanh thu của Công ty giai đoạn 2005 - 2007
Số liệu trong Bảng 2.16 cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đến doanh thu của Công ty.
Bảng 2.16: Ảnh hưởng của vốn lưu động
và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đến doanh thu
So sánh Chênh lệch doanh thu (R) Do ảnh hưởng của các nhân tố
tr.đ % Vốn lưu động Hiệu suất sử dụng VLĐ
tr.đ % tr.đ %
2006 với 2005 25.303 47,25 -31.183 -58,23 56.486 105,48
2007 với 2006 12.941 16,41 -2.238 -2,84 15.179 19,25
2007 với 2005 38.244 71,41 -31.818 -59,41 70.062 130,82
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả
Năm 2006 doanh thu tăng so với năm 2005 là 25.303 triệu đồng, tương ứng 47,25% do hai nguyên nhân, trước hết: vốn lưu động giảm 14.684 triệu đồng, tương ứng 58,23% đã làm cho doanh thu giảm 31.183 triệu đồng, tương ứng 58,23%; tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn lưu động lại tăng 5,3624 lần đã làm cho doanh thu tăng lên 56.486 triệu đồng, tương ứng 105,48%.
Năm 2007 doanh thu tăng so với năm 2006 là 12.941 triệu đồng, tương ứng 16,41% là do: vốn lưu động giảm 299 triệu đồng, tương ứng 2,84% đã làm cho doanh thu giảm 2.238 triệu đồng, tương ứng 2,84%; tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 1,483 lần dẫn đến doanh thu tăng 15.179 triệu đồng, tương ứng 19,25%.
Tương tự, nếu so sánh năm 2007 với 2005, doanh thu tăng lên là 38.244 triệu đồng, tương ứng 71,41% là do: vốn lưu động giảm 14.983 triệu đồng, tương ứng 59,41% đã làm cho doanh thu giảm 31.818 triệu đồng, tương ứng 59,41%; tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng lên 6,8454 lần làm cho doanh thu tăng lên 70.062 triệu đồng, tương ứng 130,82%.
Qua phân tích trên, cho thấy mặc dù vốn lưu động giảm mạnh qua các năm nhưng doanh thu của Công ty vẫn tăng lên đáng kể, kết quả này chủ yếu do nhân tố hiệu suất sử dụng vốn lưu động quyết định, số vòng quay vốn lưu động năm 2005 là 2,1236 vòng, năm 2006 là 7,486 vòng và năm 2007 là 8,969 vòng trên năm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm đến việc nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
2.2.2.3.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng vốn lưu động đến lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2005 - 2007
Ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn lưu động đến lợi nhuận được trình bày ở Bảng 2.17.
Bảng 2.17: Ảnh hưởng của vốn lưu động
và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động đến lợi nhuận
So sánh Chênh lệch lợi nhuận (P) Do ảnh hưởng của các nhân tố
tr.đ % Vốn lưu động Tỷ suất sinh lợi VLĐ
tr.đ % tr.đ %
2006 với 2005 5.092 83,26 -3.561 58,23 8.653 141,49
2007 với 2006 2.728 24,34 -318 -2,84 3.046 27,18
2007 với 2005 7.820 127,86 -3.633 -59,41 11.453 187,27
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả
Số liệu trong Bảng 2.17 cho ta thấy: Năm 2006 lợi nhuận tăng so với năm 2005 là 5.029 triệu đồng, tương ứng 83,26% là do hai nguyên nhân: vốn lưu động giảm 14.684 triệu đồng, tương ứng 58,23% làm cho lợi nhuận giảm 3.561 triệu đồng, tương ứng 58,23%; tuy nhiên tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 0,8215 lần đã làm cho lợi nhuận tăng lên 8.653 triệu đồng, tương ứng 141,49%.


2nMWFcrPGL5vrxf
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status