Chế định trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam - pdf 15

Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm hình sự là một trong những chế định cơ bản, trung tâm và quan trọng nhất của luật hình sự Việt Nam. Tính chất và mức độ thể hiện của các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam như pháp chế, nhân đạo, dân chủ xã hội chủ nghĩa... phụ thuộc chủ yếu vào việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự.
Bộ luật hình sự năm 1999, kế thừa và phát triển Bộ luật hình sự năm 1985, là bước phát triển mới trong việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự trong luật hình sự nước ta. Nhiều quy phạm của chế định trách nhiệm hình sự đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Tuy nhiên, một số quy phạm của chế định trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự hiện hành, ở các mức độ khác nhau, vẫn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định. Mặt khác, công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức nên một số quy phạm pháp luật hình sự, trong đó có các quy phạm của chế định trách nhiệm hình sự, còn có những nhận thức không thống nhất, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn.
Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến chế định trách nhiệm hình sự của các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều nội dung của chế định trách nhiệm hình sự còn có những nhận thức khác nhau. Mặt khác, cùng với sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, nhiều vấn đề của luật hình sự, trong đó có vấn đề trách nhiệm hình sự, cũng luôn vận động và phát triển đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chế định trách nhiệm hình sự, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự hiện hành và giải quyết những vướng mắc của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự là việc làm cần thiết, không những có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa cả về thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Tất cả những điều trên đây là lý do luận chứng để chúng tui lựa chọn vấn đề "Chế định trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu khoa học cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề cơ bản, phong phú và phức tạp của luật hình sự nên từ trước đến nay luôn được các nhà luật hình sự trên thế giới và trong nước quan tâm.
Ở Liên Xô trước đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm hình sự, điển hình là các công trình: "Trách nhiệm hình sự và cơ sở của trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Xô viết" (1963) của Brainhin Ia. M; "Nhân thân người phạm tội và trách nhiệm hình sự" (1968) của Lêikina N. X; "Trách nhiệm hình sự và cấu thành tội phạm" (1974) của Karpusin M. P., Kurlianđxki V. I; "Trách nhiệm hình sự và hình phạt" (1976) của Bagri-Sakhmatôv L. V; "Những vấn đề lý luận của trách nhiệm hình sự" (1982) của Xantalôv A. I. v.v...
Ở nước ta, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến chế định trách nhiệm hình sự. Đáng chú ý là những công trình sau:
- Hoàn thiện các quy phạm về trách nhiệm hình sự - yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong việc bảo vệ con người bằng pháp luật hình sự (Tạp chí Tòa án nhân dân, các số 2, 3, 4/1990); Chế định trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4/2000); Trách nhiệm hình sự của pháp nhân: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2000); Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự, Chuyên khảo thứ hai (trong sách Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự, Tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000) của TSKH Lê Cảm.
- Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1991; Một số hình thức đặc biệt của tội phạm (trong sách Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994); Cấu thành tội phạm - lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004 của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa.
- Hoàn thiện chế định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự (Tạp chí Luật học, số 6/1996); Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Luật học, số 5/1997); Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt (Tạp chí Luật học, số 4/2002) của TS. Lê Thị Sơn.
- Trách nhiệm hình sự và hình phạt của tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
- Trách nhiệm hình sự và hình phạt của TS. Trương Quang Vinh (trong sách Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000).
- Trách nhiệm hình sự của PGS.TS Trần Văn Độ (trong sách Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần chung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001)...
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đưa ra bàn luận và giải quyết nhiều vấn đề bức xúc mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các công trình này cũng cho thấy, chế định trách nhiệm hình sự mặc dù là một trong những chế định cơ bản, quan trọng nhất của luật hình sự nhưng cũng là một trong những chế định còn nhiều nội dung chưa đạt đến sự đồng thuận và gây tranh luận sôi nổi nhất trong giới khoa học luật hình sự từ trước đến nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Mục đích:

50h43Q2CQT7W1F8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status