LẠM PHÁT TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM - pdf 15

Link tải miễn phí luận văn
LẠM PHÁT- TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2008, thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929-1933. Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, thế giới chứng kiển sự sụp đổ của những định chế tài chính khổng lồ. Lý do sâu xa của nó là sự mất cân bằng quốc tế của các khu vực kinh tế trụ cột trên thế giới và những vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng Mỹ và Châu Âu. Cho đến thời điểm này, hàng loạt ngân hàng tên tuổi đã phải tuyên bố phá sản hay nhờ chính phủ cứu trợ. Thị trường tài chính nhiều nước gần như đóng băng, kéo theo là nền kinh tế thực sự suy thoái.Nạn thất nghiệp tăng đến mức báo động, nhất là trong tầng lớp dân cùng kiệt ở các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển Thương mại quốc tế giảm mạnh, sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại, lạm phát xảy ra ở khắp nơi. Mặc dù nhiều nước đã đưa ra những gói kích cầu lớn, với tổng số tiền công bố toàn cầu xấp xỉ 2000 tỉ USD, những dự báo lạc quan nhất cũng chỉ hy vọng thế giới sẽ bắt đầu phục hồi vào đầu năm 2010.
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. 2008 là năm nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề phức tạp trong nước cũng như những tác động khó lường từ tình hình thế giới. Đặc biệt là nạn lạm phát tăng cao khiến nền kinh tế nước ta không tránh khỏi rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, ngân sách Chính phủ thâm hụt, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Chính vì thế, lạm phát hiện nay đã trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Ổn định lạm phát là một vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi lẽ lạm phát là một trong những chỉ tiêu vĩ mô quan trọng đánh giá “tình hình sức khỏe” của một nền kinh tế bên cạnh các chỉ tiêu tăng trưởng và thất nghiệp.Bên cạnh đó, lạm phát luôn luôn là kết quả của sự tác động tổng hợp từ các yếu tố kinh tế khác nhau, và rất khó nhận ra đâu là nguyên nhân chủ yếu, nên việc kiềm chế lạm phát thường gặp rất nhiều khó khăn.
Theo báo cáo, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực châu Á vì GDP của Việt Nam chỉ chiếm xấp xỉ 1% so với toàn khu vực, trừ Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tưởng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của mình. Đặc biệt, đối với Việt Nam, một nước đi theo con đường kinh tế thị trường chưa lâu, cuộc khủng hoảng kinh tế lần này có thể làm xói mòn niềm tin vào thị trường, nhất là khi vai trò của Nhà Nước đã được nhấn mạnh trở lại ngay cả ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm lớn nếu Việt Nam không tiếp tục con đường đang đi. Nên coi cuộc khủng hoảng lần này như một cơ hội tái cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Cùng với các trào lưu biến đổi của thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cần lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển khôn ngoan và bền vững

4nMXTsnTd45NW8w
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status