KHÁI NIỆM PHẾ LIỆU VÀ BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA PHẾ LIỆU - pdf 15

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: KHÁI NIỆM PHẾ LIỆU VÀ BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA PHẾ LIỆU
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm phế liệu được định nghĩa lần đầu tiên tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: "Phế liệu là sản phẩm, vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất". Khái niệm phế liệu tiếp tục được Luật Bảo vệ môi trường 2005 (Luật BVMT 2005) định nghĩa tại khoản 13 Điều 3: "Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất". Mặc dù có sự khác biệt về việc sử dụng một số từ ngữ trong hai định nghĩa này nhưng giữa các định nghĩa này không có sự khác biệt về bản chất pháp lý.
Theo các định nghĩa trên, vật chất sẽ trở thành phế liệu khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
Thứ nhất: Là sản phẩm hoặc vật liệu
“Sản phẩm” là những thứ do lao động của con người tạo ra [4]. Các sản phẩm mà con người tạo ra có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Dưới giác độ luật môi trường thì đó chỉ có thể là những sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể thuộc thành phần môi trường. Do đó, những sản phẩm phi vật thể không thuộc khái niệm phế liệu.
“Vật liệu” là những vật để làm cái gì đó [5]. Như vậy, vật liệu có thể là những vật chất từ tự nhiên hoặc đã qua chế biến để có thể sử dụng trong sản xuất.
Thứ hai: Bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng
"Bị loại ra" được hiểu là các sản phẩm hoặc vật liệu được đưa ra khỏi quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Đối với hoạt động tiêu dùng, được coi là “được loại ra” khi chủ sở hữu không đưa nó vào khai thác giá trị, công dụng của vật chất đó. Trong trường hợp sản xuất, hành vi “loại ra” cần có sự phân biệt giữa hành vi của người trực tiếp sản xuất (công nhân) với hành vi loại ra của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu. Chỉ được nhìn nhận là “được loại ra” khỏi quá trình sản xuất khi chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu chủ động từ bỏ ý định sử dụng sản phẩm hoặc vật liệu đó vào quá trình sản xuất và tiêu dùng. Điều này có nghĩa là một vật chất tồn tại dưới dạng phế liệu hay không phụ thuộc vào hành vi của chủ sở hữu (hoặc người đại diện hợp pháp) sản phẩm hoặc vật liệu đó. Hành vi từ bỏ của chủ sở hữu có thể được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.
Thứ ba: Được thu hồi dùng làm nguyên liệu
Sản phẩm hoặc vật liệu có trở thành phế liệu hay không phụ thuộc vào việc đánh giá trên thực tế đối với hành vi "từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng" của chủ sở hữu và phải được xem xét
Các tranh luận khoa học ở Việt Nam trong thời gian qua về hoạt động nhập khẩu phế liệu không đề cập tới tiêu chí để phân biệt phế liệu với các vật chất khác mà
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status