Điều tra tình hình nhiễm một số bệnh sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại lợn số 1 Công ty TNHH một thành viên nông công nghiệp Tam Đảo và biện pháp điều trị - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Điều tra tình hình nhiễm một số bệnh sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại lợn số 1 Công ty TNHH một thành viên nông công nghiệp Tam Đảo và biện pháp điều trị



Mục lục
Phần I
MỞ ĐẦU
 
1.1Đặt vấn đề 5
1.2. Mục tiêu của chuyên đề 6
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề 6
1.3.1. Điều kiện bản thân 6
1.3.2. Điều kiện cơ sở 6
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 6
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 8
1.3.2.3. Tình hình chăn nuôi - thú y 10
1.4. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề 16
1.5. Tổng quan tài liệu 16
1.5.1. Cơ sở khoa học 16
1.5.1.1. Cấu tạo bộ phận sinh dục của lợn 16
1.5.1.2. Sinh lý sinh sản của lợn nái. 18
1.5.2. Căn bệnh. 19
1.5.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh của lợn nái. 19
1.5.2.2. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái. 21
1.5.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 24
1.5.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. 24
1.5.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. 25
Phần II
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 27
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. 27
2.2.1. Địa điểm tiến hành. 27
2.2.2. Thời gian tiến hành. 27
2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. 27
2.3.1. Nội dung nghiên cứu. 27
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu. 27
2.5. Phương pháp xử lí số liệu 28
PHẦN III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất. 29
3.1.1. Kết quả công tác phòng bệnh. 29
3.1.2. Tình hình dịch bệnh và kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn con. 29
3.1.3. Các công tác khác 31
3.1.3.1. Công tác giống. 31
3.1.3.2. Chăm sóc. 32
3.1.3.3.Chuồng trại: 37
3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề 37
3.2.1. Tình hình dịch bệnh và kết quả điều trị một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. 37
PHẦN IV
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận. 41
4.2. Đề nghị. 41
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ực hiện biện pháp phòng định kỳ 3 tháng một lần cho lợn nái bằng HANFLOR 4% trộn vào thức ăn với tỷ lệ 1kg/1tấn thứ ăn. Hoạt chất chính là Flofenicol, tá dược vừa đủ 1kg dạng bột.
Công dụng: Trị bệnh đường hô hấp cho lợn do nhiễm Actinobaccillus, Pasteurella, Mycoplasma. Kích thích tăng trọng và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn.
Tình hình dịch bệnh.
Công tác phòng bệnh được dặt lên hàng đầu nhưng trên đàn lợn của trại vẫn bị mắc một số bệnh thường gặp:
* Bệnh viêm tử cung
Bệnh xảy ra sau đẻ, có thể xảy ra ở những lợn nái sau khi phối giống, rất ít sảy ra ở lợn nái hậu bị. Do bị viêm niêm mạc tử cung, hay do tử cung bị nhiễm khuẩn.
* Hiện tượng đẻ khó
Đẻ khó xảy ra tương đối cao so với các bệnh thường gặp là do các nguyên nhân sau:
Do chuồng chật; thiếu vận động; xương chậu lợn mẹ hẹp; lợn mẹ quá béo; khẩu phần ăn thiếu Ca, P; nái già yếu; dịch nước ối ít hay do thai to, thai ngược, thai chết...
* Viêm vú
- Do lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con chưa bú hết, sữa lưu lại là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhiễm. Nhiễm khuẩn cũng có thể do chấn thương bầu vú, chuồng bẩn, lợn con mọc răng nanh day vú.
- Ngoài ra nếu bị viêm tử cung (âm đạo) cũng bị viêm vú kế phát.
* Hội chứng mất sữa
- Do mất cân bằng điều tiết hormone của cơ thể mẹ sau khi đẻ.
- Do chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn chứa độc tố và do một số bệnh truyền nhiễm khác.
* Bệnh Lợn con phân trắng:
Bệnh lợn con ỉa phân trắng là một hội chứng lâm sàn rất đa dạng, đặc điểm là viêm dạ dày ruột ỉa chảy và gầy sút nhanh. Bệnh thường sảy ra đối với lợn con sau khi sinh đến 45 ngày tuổi, và chủ yếu là giai đoạn lợn con theo mẹ từ 1-21 ngày tuổi. Giai đoạn này lợn con có sức đề kháng kém, dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào bú sữa mẹ, thân nhiệt lợn con phụ thuộc nhiều vào yếu tố chăm sóc, quản lý và điều kiện môi trường. Vì vậy lợn mẹ kém ăn bỏ ăn, bị hội chứng MMA(viêm vú, viêm tử cung, mất sữa… ) lợn con thiếu sắt hay nhiệt độ không đảm bảo đều tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa của lợn con phát triển như E.coli, salmonella…gây rối loạn tiêu hóa và tiết dịch lên chất đạm trong sữa là czenin không tiêu hóa được thải ra ngoài nên phân có màu trắng.
Ngoài ra trên đàn lợn nái và lợn con còn mắc 1 số bệnh như hen suyễn, viêm phôi, ghẻ,...
Phác đồ điều trị của từng bệnh:
* Bệnh viêm tử cung:
- Oxytocine 20 - 40 UI/con/ngày để tử cung co bóp tống thải các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài.
+ Dùng ống cao su thụt rửa âm đạo và tử cung cho lợn. Mỗi ngày rửa một lần bằng dung dịch Han-iodine 10% 75ml pha với 4 lít nước sôi để nguội.
+ Lincomycin 10% 1ml/10kg thể trọng, 1lần/ngày, liệu trình 3-5 ngày.
+ Vitamin B1: 10ml.
+ Hanalgin-C: 10 ml
Dùng liên tục 3 - 4 ngày cho lợn bị cấp tính 6 - 8 ngày cho lợn bị mãn tính, ngày tiêm 2 lần.
* Bệnh viêm vú:
- Kanamycin: 2,5ml/50kgP.
- Lincomycin 10% 1ml/10kg thể trọng, 1lần/ngày, liệu trình 3-5 ngày.
- Anagil: 10ml/con.
- Hanalgin-C: 10 ml: 20 - 40 ml/con.
Liệu trình: Tiêm 2 lần/ ngày, 3-5 ngày liên tục.
* Hội chứng mất sữa:
- Oxytocine 20 - 40UI/nái, ngày một lần.
- Tăng cường thức ăn giàu đạm.
- Nếu mất sữa do viêm vú, viêm tử cung thì dùng phác đồ điều trị bệnh viêm vú, viêm tử cung.
* Bệnh khó đẻ:
- Trường hợp đẻ khó do rặn đẻ quá yếu cần tiêm Oxytocine 20 - 40 UI/nái
- Tiêm kháng sinh chống viêm tử cung, phác đồ như bệnh viêm tử cung.
* Bệnh lợn con phân trắng:
- Hanflor 4% trộn vào thức ăn với tỷ lệ 1kg/300kg thức ăn.
- Hamcoli-Forte trộn vào thức ăn 50g/20kg thức ăn.
- Hanceft tiêm 2ml/10kg thể trọng, tiêm cách nhật, liệu trình 3 ngày.
1.4. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề
- Nắm được số liệu, tình trạng bệnh sinh sản gặp ở đàn lợn sinh sản.
- Biết vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được vào thực tiễn.
- Hoàn thiện thêm kỹ năng tay nghề trong thời gian thực tập.
- Nắm được phác đồ điều trị hiệu quả.
- Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi
- Đánh giá được hiệu quả phòng và trị bệnh sinh sản.
1.5. Tổng quan tài liệu
1.5.1. Cơ sở khoa học
1.5.1.1. Cấu tạo bộ phận sinh dục của lợn
Trong cơ quan sinh sản, bộ phận sinh dục của lợn cái được chia thành bộ phận sinh dục bên ngoài (âm môn, âm vật, tiền đình) và bộ phận sinh dục bên trong (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo) .
Bộ phận sinh dục ngoài.
* Âm hộ (vulva):
Âm hộ hay còn gọi là âm môn, nằm dưới hậu môn và ngăn cách với nó bởi vùng hồi âm. Bên ngoài có 2 môi đính với nhau ở mép trên và mép dưới. Môi âm hộ có sắc tố đen, tuyến mồ hôi, tuyến bã tiết ra chất nhờn trong và hơi dính.
* Âm vật (Clitoris):
Âm vật có cấu tạo như dương vật nhưng thu nhỏ lại và là tạng cương của đường sinh dục cái, được dính vào phần trên khớp bán động ngồi, bị bao xung quanh bởi cơ ngồi hổng.
Âm vật được phủ bởi lớp niêm mạc có chứa các đầu mút thần kinh cảm giác, lớp thể hổng và tổ chức liên kết bao bọc gọi là mạc âm vật.
* Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitalis)
Tiền đình là giới hạn giữa âm đạo và âm môn. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước màng trinh là âm môn, phía sau màng trinh là âm đạo.
- Màng trinh là một nếp gấp gồm 2 lá, phía trước thông với âm đạo, phía sau thông với âm hộ. Màng trinh gồm các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do 2 lá niêm mạc gấp lại thành một nếp.
- Lỗ niệu đạo ở sau và dưới màng trinh.
- Hành tiền đình là 2 tạng cương ở 2 bên lỗ niệu đạo. Cấu tạo giống thể hổng ở bao dương vật của con đực. Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật.
Bộ phận sinh dục bên trong
* Buồng trứng (Ovarium)
Cấu tạo Buồng trứng của lợn gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng, nằm trong xoang chậu. Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hay hình ovan dẹt, không có lõm rụng trứng.
Buồng trứng của gia súc có chức năng sinh ra trứng và tiết dịch nội tiết. Buồng trứng có hai chức năng cơ bản là tạo giao tử cái và tiết các hocmon: Estrogen, Progesterone, Oxytocin, Relaxin và Inhibin. Các hocmon này tham gia vào việc điều khiển chu kỳ sinh sản của lợn cái. Estrogen cần thiết cho sự phát triển của tử cung và hệ thống ống dẫn của tuyến vú. Progesterone do thể vàng tiết ra giúp duy trì sự mang thai do nó kích thích sự phân tiết của tử cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và phát triển nang tạo sữa của tuyến vú. Oxytoxin được tiết chủ yếu bởi phần sau của tuyến yên nhưng cũng dược tiết bởi thể vàng ở buồng trứng khi thú gần sinh, nó làm co thắt cơ tử cung trong lúc sinh đẻ và cũng làm co thắt cơ trơn tuyến vú để thải sữa. Ở lợn, Relaxin do thể vàng tiết ra để gây dãn nở xương chậu, làm dãn và mềm cổ tử cung, do đó mở rộng đường sinh dục khi gần sinh. Inhibin có tác dụng ức chế sự phân tiết kích tố noãn (FSH) từ tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển nang noãn theo chu kỳ (Vũ Đình Tôn, 2009) [3].
Trên buồng trứng có từ 70.000 - 100.000 noãn bào ở các giai đoạn ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status