Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt - pdf 16

Download miễn phí Đồ án Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt



Mục Lục
Phần 1: Tổng Quan 1
1.1 Dinh dưỡng căn bản 1
1.1.1 Dinh dưỡng glucid 1
1.1.2 Dinh dưỡng lipid 4
1.1.3 Dinh dưỡng protein 8
1.1.4 Dinh dưỡng Vitamin 12
1.1.5 Nước và các chất vô cơ 17
1.1.6 Năng lượng trong dinh dưỡng 21
1.2 Phân biệt các thuật ngữ 22
1.2.1 Thực phẩm 22
1.2.2 Thực phẩm chức năng 22
1.2.3 Thuốc 24
1.2.4 Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt 24
1.3 Những quy định chung về thực phẩm chức năng 25
Phần 2: Những bệnh về dinh dưỡng 27
2.1 Khái niệm về những bệnh dinh dưỡng 27
2.2 Những bệnh dinh dưỡng thường gặp 28
2.2.1 Bệnh suy dinh dưỡng 28
2.2.2 Bệnh mất cân bằng đạm và năng lượng 29
2.2.3 Những bệnh dinh dưỡng do thiếu vitamin 31
2.2.4 Những bệnh dinh dưỡng liên quan đến chất khoáng 37
2.3 Những bệnh dinh dưỡng đặc biệt 42
2.3.1 Bệnh tiểu đường và kích thích tố insulin 42
2.3.2 Vai trị của cholesterol v chất bo với những bệnh tim mạch 44
2.3.3 Bệnh tăng chất béo trong máu 45
2.3.4 Bệnh xơ vữa động mạch 46
2.3.5 Bệnh cao huyêt áp 47
2.3.6 Bệnh bo phì v bệnh ốm cịi 49
Phần 3: Sự dinh dưỡng đặc biệt 52
3.1 Dinh dưỡng phụ nữ mang thai 52
3.1.1 Những biến đổi của cơ thề phụ nữ khi mang thai 52
3.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai 53
3.2 Dinh dưỡng cho phụ nữ nuôi con 55
3.2.1 Đại cương 55
3.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng 56
3.3 Dinh dưỡng cho vận động viên 57
3.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng cho vận động viên 57
3.3.2 Nhu cầu năng lượng cho vận động viên 58
3.4 Dinh dưỡng trẻ em từ 3 đến 4 tuổi 59
3.4.1 Đặc điểm dinh dưỡng của trẻ 59
3.4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 60
3.5 Dinh dưỡng cho người già 61
3.5.1 Những biến đổi sinh lý hóa của người già 61
3.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng của người già 62
3.6 Dinh dưỡng cho người béo phì 63
3.6.1 Nguyên nhân và cơ chế dẫn đến béo phì 63
3.6.2 Tc hại của bo phì 65
3.6.2 Chế độ dinh dưỡng cho người béo phì 66
3.7 Dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường 67
3.7.1 Sơ lược về bệnh tiểu đường 67
3.7.2 Triệu chứng 68
3.7.3 Chế độ khi bị tiểu đường 68
Phần 4: Các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt 69
4.1 Đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú 69
4.1.1 Tổng quan 69
4.1.2 Các sản phẩm 71
4.2 Đối tượng là bệnh nhân bệnh tiểu đường 78
4.2.1 Khái niệm chỉ số đường huyết 78
4.2.2 Các dạng sản phẩm 79
4.3 Đối tượng bệnh nhân cần hồi phục sức khỏe 88
4.3.1 Khái quát về MCT 88
4.3.2 Các dạng sản phẩm 88
4.4 Đối tượng trẻ nhỏ 89
4.5 Các nhóm thực phẩm khác 94
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trong tế bào bạch huyết khoảng 27 – 30mg/ 100g. Nếu kết quả thấp hơn 10mg/100g sẽ dẫn đến bệnh.
Triệu chứng:
Căn bệnh này thường xảy ra ở trẻ từ 5 tháng đến 2 tuổi, đặc biệt những trẻ được nuôi bằng sữa bò chế biến chứa rất ít vitamin C. Trường hợp nặng có thể tử vong.
Da bị khô, nhám, bị nứt nẻ hay tróc vẩy vì khô, nếu quá nặng sẽ thấy những đốm đỏ hiện ra rất nhiều, đó là dạng xuất huyết dưới da. Hiện tượng này xảy ra rất nhiều ở tay, chân và vùng lưng.
Bắp thịt có hiện tượng xuất huyết bên trong, tạo vết bầm tím cứng.
Lợi răng bị viêm, sưng, dễ bị chảy máu, môi bị khô và có khi bị xuất huyết.
Yếu, mệt, thính giác giảm, khó thở, ăn không ngon, có vài trường hợp thiếu máu.
Ống chân bị sưng, di chuyển khó khăn, bị vỡ hay nứt ở vùng sụn hay đầu xương.
Trẻ em bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng nhất là bộ xương không trưởng thành, rất dễ gãy.
Chữa trị và phòng ngừa:
Để ngăn ngừa căn bệnh này tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý như ăn nhiều trái cây, rau xanh nhất là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, ớt Đà Lạt. Nhu cầu vitamin C đối với người hút thuốc hay người nghiện cao gấp 2 lần người bình thường cũng như người bị cảm sốt.
Trong trường hợp bị bệnh, có thể cung cấp cho người bệnh khoảng 200mg/ngày trong nhiều ngày sau đó giảm xuống mức bình thường khoảng 60mg/ngày. Sau một tuần là bệnh khỏi hẳn.
2.2.3.9 Bệnh còi xương do thiếu vitamin D:
Vitamin D trong cơ thể đóng vai trò kiểm soát và sử dụng canxi và phospho trong sự tạo xương, chẳng hạn như sự canxi hoá không đúng làm bộ xương mềm yếu, dễ cong hay dễ gãy, tạo ra khối u ở đầu khúc xương ống chân, đầu gối làm bệnh nhân khó di chuyển. Ngoài ra còn có tác động liên quan đến sự hấp thụ hai chất khoáng đó trong ruột non và cũng tham gia trong sự tái hấp thụ trong sự chuyển đổi hai chất khoáng đó trong bộ xương của cơ thể.
Bệnh còi xương gây ra bởi thiếu vitamin D, đôi khi còn gọi là bệnh còi xương của trẻ con, để phân biệt với bệnh còi xương người lớn hay còn gọi là bệnh loãng xương do sai lệch kích thích tố, sử dụng quá nhiều kích thích tố cortisone.
Triệu chứng:
Thường xảy ra nhiều nhất ở khoảng 3 tuổi đầu tiên, nguyên nhân do người mẹ khi mang thai thiếu vitamin D hay Ca, P. Những triệu chứng thường gặp là:
Ở vài ba tháng tuổi thì đầu thường to lớn so với cơ thể, các vùng thái dương, trán nở lớn, nhưng vùng đỉnh đầu lại bằng phẳng.
Chân và tay bị hoá xương chậm hay yếu. Khi trưởng thành, ống xương chân cong vòng như hình cánh cung, mắt cá chân cũng bị lệch so với bàn chân, đầu khớp xương cổ tay, cổ chân bị nở lớn nhưng xương ống lại ngắn.
Xương sống bị xiêu vẹo có thể bị uốn cong gây ra gù lưng, lồng ngực phát triển không bình thường, “ngực chim bồ câu”.
Răng yếu, dễ gãy, bể và bị sâu.
Rất dễ dẫn đến tình trạng co giật hay động kinh.
Phòng ngừa và chữa trị:
Phòng ngừa ngay lúc đầu khi bà mẹ mang thai, sau khi sanh nên cho đứa trẻ tiếp xúc với với ánh nắng mặt trời đồng thời cung ứng cho nó đầy đủ khoáng chất và vitamin D nhất là trong thời kỳ nó tăng trưởng mạnh.
Để chữa bệnh, tuỳ từng trường hợp vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, ta có thể cung cấp từ 1000 đến 2000 IU vitamin D/ngày bằng loại dầu cá, đồng thời cũng nên chú ý đến tỉ lệ và số lượng của 2 chất khoáng Ca và P.
2.2.3.10 Bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh do thiếu vitamin K
Thống kê cho biết có khoảng 0,1% trẻ mới sinh ra bị bệnh này ở mức độ nặng hay nhẹ và nếu không chữa trị kịp thời khi thì dễ dẫn đến tử vong.
Vitamin K ban đầu được gọi là vitamin của sự đông máu. Có 3 dạng: K1 (phylloquinone) có trong thực vật, dạng K2 (farnoquinone) có nhiều trong cá sardine và dạng K3 (menadione) là dạng tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Dạng K1 và K2 tan trong chất béo, dạng K3 tan trong dầu.
Nguyên nhân:
Thực phẩm không cung cấp đủ vitamin K, người có bệnh về đường tiêu hoá không hấp thụ chất béo, bị bệnh viêm ruột già… hay bị đau gan không tổng hợp được chất prothrombin, một chất cần thiết cho sự đông máu.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin K thường dẫn đến bệnh xuất huyết sau khi sinh ra khoảng một hay hai ngày.
Thí nghiệm cho biết người mẹ khi mang thai sử dụng nhiều thuốc asporine có nhiều khả năng gây bệnh xuất huyết cho đứa con.
Phòng ngừa và chữa trị: ngay sau khi sinh ra cung cấp cho đứa trẻ một lượng nhỏ khoảng 0,5 đến 1mg vitamin K1 bằng cách tiêm. Ngoài ra cũng cần cung cấp cho người mẹ một lượng khoảng 2 đến 5 mg vitamin K trước khi sinh. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây hại cho đứa trẻ và có thể tử vong.
2.2.4 Những bệnh dinh dưỡng liên quan đến chất khoáng:
2.2.4.1 Bệnh co giật vì thiếu chất khoáng:
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em mới sinh (thường dưới 6 tháng tuổi) và có thể vì một hay nhiều nguyên nhân sau:
Người mẹ lúc mang thai bị thiếu Ca.
Tuyến phó giáp trạng của đứa trẻ không hoạt động bình thường làm ngăn cản việc hấp thu Ca từ thực phẩm.
Bị bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy quá lâu, dịch tiêu hóa không tiết ra bình thường làm cơ thể không hấp thu được Ca.
Những đứa trẻ được nuôi bằng sữa bò thường mắc bệnh này do trong sữa bò chứa nhiều P làm mất tỉ lệ cân đối giữa Ca và P trong huyết thanh Þ bệnh co giật do sữa.
Triệu chứng:
Co giật chân và tay: ngón tay và ngón chân bị co quắp vào lòng bàn tay hay bàn chân, ở các nối đốt xương tay, đốt chân bị sưng và khó cử động, đau nhức khó di chuyển.
Co thắt thanh quản: thở khò khè, nếu sự co quắp quá mạnh có thể làm bệnh nhân bị ngộp thở, cơ thể bị xanh tím do hô hấp bị cản trở, nếu chữa trị không kịp có thể gây tử vong.
Chứng động kinh: bệnh nhân không còn cử động toàn cơ thể được, mắt lờ đờ, sùi bọt mép… thường xảy ra ở trẻ con, cơ thể co giật mạnh dẫn đến mê man nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Sự liên quan giữa bệnh co giật và cân bằng dung dịch lỏng của cơ thể:
Trong huyết tương, bốn yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong sự cân bằng Ca-P và liên hệ trực tiếp đến căn bệnh co giật của cơ thể là ion Ca, ion P, độ acid-pH trong máu và CO2. Bốn yếu tố này trong tình trạng bình thường kết hợp với nhau tạo sự cân bằng, chỉ cần có sự sai lệch một hay vài yếu tố cũng dẫn đến tình trạng co giật.
Nếu CO2 và độ acid trong máu không thay đổi, thỉ lượng Ca trung bình là 10-11 mg% và lượng P trung bình là 3-3,5 mg%. Cơ thể luôn luôn tác động để duy trì sự cân bằng giữa Ca x P = 30 hay 40. Vì vậy khi lượng P tăng lên 5-6mg% thì lượng Ca giảm còn 6-7 mg%, khi đứa trẻ uống sữa bò có nhiều P thì sự mất cân đối có thể gây tình trạng co giật. Có 4 dạng bệnh co giật thường gặp:
Bệnh co giật vì thiếu Ca:
Hiện tượng thiếu Ca này kích thích tế bào thần kinh và dẫn đến sự co thắt của những tế bào cơ bắp gây ra chứng co giật.
Bệnh co giật vì thở quá mức:
Cơ quan hô hấp làm việc nặng làm tăng lượng CO2 trong máu, gây ra hiện tượng nhiễm kiềm, pH tăng làm mất cân bằng dung dịch và gây co giật, thường gặp ở những người xúc động mạnh.
B
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status