Phân tích tác phẩm và ý đồ thu thanh - pdf 16

Download miễn phí Đồ án Phân tích tác phẩm và ý đồ thu thanh



MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT
BIỂU DIỄN CÙNG VỚI CỦA ÂM THANH TRANG5
1. Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật biểu diễn
2. Sự ra đời và phát triển của âm thanh
PHẦN II: TỔNG QUÁT VỀ ÂM THANH TRANG8
PHẦN III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VÀ Ý ĐỒ THU THANH TRANG28
Tác phẩm 1: Trời Hà Nội xanh.
Tác phẩm 2 : Lời biển hát.
PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG TRANG 53
PHỤ LỤC
Bản nhạc Trời Hà Nội xanh & Lời biển hát.
Đĩa CD ca khúc Trời Hà Nội xanh & Lời biển hát
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

qua phương pháp nghe phân tích (ÂM NHẠC CHỦ QUAN) .
Cả hai phương pháp đều cần thiết và có hiệu quả cao; tuỳ theo cách đặt vấn đề, mỗi phương pháp sẽ cho những kết luận phù hợp, ưu tiên hơn.
Những khái niệm mang tính khách quan thuộc lĩnh vực âm thanh chủ quan sẽ nhắc tới ở phần dưới đây cũng đã mang tính phổ cập và thống nhất.
Song mục tiêu được đặt ra ở đây là tìm hiểu mối quan hệ giữa những khái niệm vật lý của âm thanh kiến trúc với những khái niệm tâm-sinh học của lĩnh vực âm thanh chủ quan để bổ sung cho nhau, nhằm mô tả, đánh giá và khai thác các đặc điểm của mỗi trường âm cho công việc thu thanh cũng như đánh giá chất lượng các sản phẩm thu thanh.
2. Những khái niệm cơ bản về âm thanh kiến trúc.
Trong một không gian khép kín- một phòng,sóng âm từ nguồn âm một mặt lan truyền trực tiếp tới người nghe hay micrôphôn - đó là TRỰC ÂM, mặt khác nó đập vào các bề mặt giới hạn của phòng (tường, trần, nền) và các đồ vật đặt trong phòng rồi phản xạ trở lại- đó là PHẢN ÂM.
Hiện tượng này của sóng âm không chỉ xảy ra một lần mà cứ lặp đi lặp lại, mỗi lần gặp chướng ngại thì một phần năng lượng âm bị tiêu hao vào vật liệu cấu tạo của vật đó - ta gọi là hiện tượng hấp thụ âm thanh, một phần bức xạ trở lại không khí - ta gọi là hiện tượng phản xạ âm thanh. Những âm phản xạ lần thứ nhất gọi là phản âm bậc 1, chúng thường có năng lượng lớn (chỉ nhỏ hơn trực âm) và tách biệt thành những phản xạ rời rạc, nghĩa là có khoảng cách thời gian giữa phản âm bậc 1 của tia này với phản âm bậc 1 của tia khác, tuỳ từng trường hợp hình dạng và kích thước của phòng. Phản âm bậc 1 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự cảm nhận không gian của phòng thu, cho dù trong thực tế ta khó có thể nghe tách biệt chúng ra khỏi tín hiệu chung. Các phản âm bậc 2 ,bậc 3,...ngày càng dầy và đan xen từ nhiều hướng, nhưng sau mỗi lần phản xạ, năng lượng âm lại suy giảm và dần dần bị tiêu hao cho đến hết, ta gọi đó là hiên tượng kết vang. Số đo biểu thị tốc độ suy giảm năng lượng âm như trên gọi là thời gian vàng (reverberation time), hay chính xác là thời gian kết vang.
Đối với một tín hiệu âm thanh kéo dài sẽ xảy ra một hiện tượng cân bằng giữa năng lượng âm phát ra từ nguồn và năng lượng được hấp thụ. Trạng thái cân bằng này không phải xuất hiện ngay từ đầu khi âm thanh mới phát ra từ nguồn mà phải sau một khoảng thời gian đủ để phản âm phân bố đều đặn trong phòng - ta gọi đó là giai đoạn khởi vang, tức là dao động khởi đầu kích thích phòng tạo nên tiếng vang.
Vì sóng âm phản xạ từ tất cả các hướng tới micrôphôn (hay người nghe) nên nó tạo thành một trường âm tán xạ, tạo cảm giác âm thanh không gian, hay âm thanh quang cảnh. Trực âm thì suy giảm dần khi càng ra xa nguồn âm, còn phản âm (hay âm thanh quang cảnh) thì phân bố khá đều đặn trong toàn bộ không gian của phòng. Điều đó có nghĩa là tỷ số năng lượng giữa trực âm (Directsound, D) và phản âm (Reflect sound, R) sẽ biến đổi theo khoảng cách tới nguồn âm. Tỷ lệ năng lượng này là một tiêu chí cực kì quan trọng đối với việc lựa chọn khoảng cách đặt micrôphôn thu thanh. Tại các điểm nằm trên bán kính vang (hay bán kính giới hạn) thì năng lượng trực âm và phản âm là bằng nhau.
3. Những khái niệm cơ bản về âm thanh chủ quan - thính âm.
Để có thể mô tả theo cách chủ quan về đặc điểm âm thanh của một phòng ta thường sử dụng những khái niệm sau đây:
Độ rõ lời (hay độ rõ tiếng) là khả năng thích hợp về âm thanh của một phòng đối với biểu diễn các loại hình tiếng nói (thí dụ kịch nói, diễn thuyết, hội họp,...).
Độ nét là mức độ trong sáng, rõ nét của âm nhạc nhờ khả năng phân biệt được các sự kiện âm thanh (thí dụ các tuyến giai điệu của một đoạn nhạc) xảy ra đồng thời hay kế tiếp nhau.
Cảm giác không gian là khả năng kình dung được độ lớn và cách xử lý âm thanh trong một phòng. Cảm giác không gian được tạo nên bởi những khái niệm cơ bản như mức độ cuốn hút người nghe vào khung cảnh âm thanh, độ lớn hay kích thước của phòng, độ vang và quang cảnh âm thanh của phòng.
Sự thích nghi về âm thanh của một phòng cho tiếng nói có nghĩa là: thí dụ không cần hệ trang âm điện thanh mà vẫn đảm bảo được độ rõ cho tiếng nói (thí dụ cho diễn kịch) ở mọi vị trí trong phòng. Đánh giá về sự thích nghi âm học của một phòng cho mục đích sử dụng nào đó (tiếng nói hay âm nhạc) được tiến hành bằng phương pháp nghe kiểm thính. Thí dụ ta dùng các logatom (tức là các âm tiết vô nghĩa) để kiểm tra độ rõ cho một phòng dùng để biểu diễn tiếng nói.
Độ nét hay độ trong sáng khi biểu diễn âm nhạc biểu thị khả năng phân biệt được các nhạc khí, các nhóm nhạc khí hay các quãng âm của chúng, cho dù chúng bị pha trộn với phản âm của phòng; nó tạo điều kiện cho sự cảm thụ về một cấu trúc âm nhạc tổng thể. Độ nét thể hiện sự trong sáng của âm nhạc khi biểu diễn trong một phòng hoà nhạc cũng tương tự như độ rõ của tiếng nói (nhất là độ rõ của từ) khi tiếng nói được trình diễn (thí dụ kịch nói) trong một nhà hát. Trong biểu diễn âm nhạc, các phản âm nằm trong khoảng 80 ms tính từ thời điểm bắt đầu của sự kiện âm thanh (thí dụ một tiếng đàn pianô) có tác dụng nâng cao độ nét và khả năng cảm nhận không gian; các phản âm đến muộn hơn lại làm giảm độ nét của âm nhạc và làm tăng độ vang. Với tiếng nói, giới hạn này nằm trong khoảng thời gian là 50 ms.
Cần phân biệt rõ tiếng vang (reverberation) và tiếng dội (Echo), tuy cùng là một hiện tượng vật lý do phản xạ sóng âm tạo nên. Tiếng vang cho ta cảm giác như một sự kiện âm kéo dài và suy giảm dần âm lượng. Tiếng dội cho ta cảm giác như một cách nhắc lại sự kiện âm thanh, nghĩa là nghe tách rời khỏi tín hiệu gốc (TRỰC ÂM). Với tiếng nói (vì có hình thức cấu tạo như những xung âm thanh), các phản âm đến sau 50ms và có mức đủ lớn sẽ tạo thành tiếng dội, làm giảm độ rõ. Âm nhạc cho phép độ trễ lớn hơn, có thể đến 80ms hay hơn nữa.
V. CÁC ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA TRƯỜNG ÂM
* Trường trực âm
Trường trực âm thuần khiết (nghĩa là không có phản âm) chỉ tồn tại trong không gian không có vật cản trên đường truyền lan của sóng âm, hay trong một phòng câm mà năng lượng từ nguồn âm bị hấp thị hết bởi các mặt bao [8.1]. Trong thực tế, ở khoảng cách rất gần nguồn âm và tỷ lệ năng lượng giữa phản âm và trực âm rất nhỏ:
R << 1
D
Ta cũng có thể coi như trường trực âm, vì năng lượng trực âm chiếm ưu thế. Trên đường lan truyền trực tiếp từ nguồn âm tới điểm thu (người nghe hay micrôphôn) các đại lượng vật lý của trực âm bị biến đổi rất nhiều:
- Mức âm bị suy giảm theo khoảng cách,
- Năng lượng âm bị hấp thụ bởi không khí, tuỳ từng trường hợp nhiệt độ và độ ẩm,
- Năng lượng âm bị hấp thụ bởi các vật hút âm (khán giả, ghế,...)
* Sự suy giảm năng lượng trên đường truyền lan
Trong thực tế, khi các nguồn âm có kích thước nhỏ hơn bước sóng đều có thể coi là những nguồn âm điểm. Nguồn âm đi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status