Chương trình Quản lý nhân sự Công ty TNHH kỹ thuật Xoài - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Chương trình Quản lý nhân sự Công ty TNHH kỹ thuật Xoài



Định nghĩa chính thức của JavaSoft về Bean: “JavaBean là một component phần mềm có thể dùng lại được, có thể được thực hiện trực quan bằng môi trường phát triển tích hợp IDE (Integrated Development Environment).”
JavaBean là một đối tượng Java bất kỳ cài đặt interface Serializable. Chúng ta thường truy xuất các đối tượng Java thông qua thuộc tính của nó, với JavaBean điều này cũng hoàn toàn tương tự nhưng thường JavaBean không sử dụng trực tiếp cú pháp Java để truy xuất thuộc tính. JavaBean sử dụng các thẻ tương tự như HTML để định nghĩa Bean, thiết lập hay lấy về các giá trị của Bean.
Khi định nghĩa Bean chúng ta phải tuân theo các quy tắc sau:
Tên lớp của Bean phải có tiếp vĩ ngữ là Bean chẳng hạn UserBean, DataAccessBean, .Thật sự thì quy tắc này không là yêu cầu bắt buộc nhưng nó là một định hướng thông dụng và cho phép những nhà phát triển khác hiểu ngay lập tức vai trò của lớp này. Một Bean phải có một hàm tạo không có tham số. Bean không nên có bất kỳ biến thể hiện (field) nào là public. Các giá trị bền vững nên được truy cập thông qua các cách gọi là getXxx và setXxx. Đối với các server-side Bean không nên dùng thư viện đồ hoạ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

). cách _jspService sẽ chuyển cho chúng ta hai lớp đối tượng HttpServletRequest và HttpServletResponse để đọc và ghi kết xuất trả về trình khách.
Dọn dẹp
Khi trang JSP đã thực thi xong, trình chủ Web server sẽ gọi cách jspDestroy () để giải phóng mã trang khỏi bộ nhớ. Tương tự như trong servlet, chúng ta có thể cài đặt cách jspDestroy () thực hiện chức năng giảp phóng vùng nhớ hay đóng kết nối trả tài nguyên về cho hệ thống.
IV.4. Ưu và khuyết điểm của Servlet so với JSP
Do mã trang JSP khi thực thi đều được biên dịch ra servlet cho nên tất cả những gì servlet làm được cũng đồng nghĩa với trang JSP làm được. Viết trang JSP đôi lúc đơn giản hơn viết servlet vì không cần qua bước đăng ký và biên dịch thủ công. Tuy nhiên chúng ta cũng nên biết một số trường hợp phân biệt giữa JSP và servlet và cách sử dụng chúng.
JSP có thể trộn lẫn mã Java với các thẻ HTML cho nên thiết kế trang JSP thường đơn giản và dễ bổ sung hơn so với servlet. Tuy nhiên đây cũng là yếu tố không nên lạm dụng đối với JSP. Nếu chúng ta tập trung tất cả mã Java vào cũng với mã HTML, một khi dự án mỡ rộng và trở nên phức tạp, việc bảo trì và nâng cấp ứng dụng Web với hàng trăm trang JSP sẽ rất khó khăn. Trong quá trình phát triển ứng dụng Web theo nhóm, việc trộn lẫn mã JSp sẽ rất khó khăn. Trong qua trình phát triển ứng dụng Web theo nhóm, việc trộn lẫn mã Java và HTML trong trang JSP cho thấy không hiệu quả. Khó có thể tách rời giữa công việc viết mã cho ứng dụng và nhóm xây dựng giao diện. Mã trang JSP ở dạng thuần văn bản nên thường không che được mã nguồn của logic chương trình.
Với servlet, tuy phải biên dịch và đăng ký thủ công với trình chủ nhưng bù lại tính bảo mật cao hơn. Chúng ta chủ cần cung cấp cho trình chủ Web server bản servlet nhị phân (file .class) đã qua bước biên dịch mã không cần đến mã nguồn của servlet ban đầu. Mặc khác, các servlet có thể tương tác liên hoàn, với nhau để tạo nên những kết xuất tùy biến và đa dạng trước khi trả kết quả về cho trình khách. Servlet có thể phân rã các đơn thể của dự án và phát triển độc lập nhau như các thành phần riêng biệt để ráp lại trong một tổng thể chung. Tuy nhiên, việc kết xuất trong servlet thường dựa vào cách print () hay println (). Công việc quyết định giao diện cho kết xuất hoàn toàn phụ thuộc vào lập trình viên với hàng loạt các lệnh print () hay println () rất khó quản lý.
Quyết định sử dụng JSP, Servlet hay kết hợp cả hai là tuỳ vào từng dự án và mục đích của chương trình mà chúng ta muốn phát triển. Thông thường đối với những dự án nhỏ, yêu cầu thời gian nhanh, JSP là lưa chọn thích hợp nhất. Trường hợp với dự án cần sự độc lập và chỉ thiên về xử lý ta nên sử dụng servlet. Trường hợp với dự án lớn chúng ta nên kết hợp cả servlet và JSP. Mô hình kết hợp tốt nhất giữa servlet và JSP thường được gọi là MCV (Model – View – Controler) trong đó servlet đóng vai trò trung tâm điều khiển (controler) đưa ra các quyết định xử lý. JSP đóng vai trò thể hiện giao diện hay hiển thị dữ liệu đã xử lý. Quy trình tính toán logic của ứng dụng được giao lại cho các thành phần JavaBean hay EJB. Chương II
Tag Libraries
Tag library là gì ?
Trong kỹ thuật JavaServer Pages, các action là các element có thể tạo ra và truy cập vào các đối tượng của ngôn ngữ lập trình và xuất vào những luồng xuất chuẩn như màn hình, máy in,… JSP định nghĩa ra chín action chuẩn mà phải được cung cấp bởi bất kỳ engine nào.
Ngoài các action chuẩn này, từ JSP v1.1 trở lên cho phép xây dựng và phát triển các module có thể dùng lại được gọi là custom action. Trong trang JSP, một custom action được triệu gọi bằng cách dùng custom tag. Một tag library là một tập các custom tag.
Các ứng dụng có thể được thực hiện bằng custom action bao gồm xử lý form, truy cập cơ sở dữ liệu và các dịch vụ ở mức xí nghiệp khác như email, quản lý thư mục và điều khiển luồng. Trước khi custom action xuất hiện thì JSP có một cơ chế dùng lại mã là các thành phần JavaBean kết hợp với scriplet. Tuy nhiên với JavaBean có một bất lợi là xây dựng phức tạp và khó quản lý.
Các custom action làm dịu được vấn đề này bằng cách mang lại các lợi ích dưới góc độ khác của việc module hoá tính sử dụng lại cho các trang JSP. Các custom action gói gọn lại các tác vụ để chúng có thể được dùng lại trong hơn một ứng dụng và tăng hiệu xuất bằng cách khuyến khích phân chia công việc giữa các nhà phát triển thư viện và người sử dụng thư viện. Các tag library của JSP được tạo bởi các nhà phát triển, là người thành thạo ngôn ngữ lập trình Java và là chuyên gia trong giao tiếp với cơ sở dữ liệu và các dịch vụ khác. Các tag library được dùng bởi các nhà thiết kế ứng dụng web, là người có thể chỉ tập trung vào cách thức hiển thị hơn là quan tâm đến cách truy cập cơ sở dữ liệu và các dịch vụ khác.
Một số đặt tính của các custom tag là:
Chúng có thể được tuỳ biến thông qua các thuộc tính từ một trang đang gọi.
Chúng được phép truy cập vào tất cả đối tượng có sẵn trong trang JSP.
Chúng có thể thay đổi lời đáp mà được phát sinh bởi một trang đang gọi.
Chúng có thể được lồng với nhau và cho phép các tương tác phức tạp trong một trang.
Chúng có thể truyền thông với nhau. Chúng ta có thể tạo và khởi tạo một thành phần JavaBean, tạo một biến tham chiếu đến Bean đó trong một tag và sau đó sử dụng Bean này trong tag khác.
Cách dùng các tags trong JSP
Phần này trình bày cách thức mà tác giả của trang web sử dụng tag library trong JSP và giới thiệu các loại tag khác nhau. Các ví dụ trong phần này sẽ được định nghĩa trong phần III.
II.1. Khai báo các tag library
Trang JSP sẽ sử dụng các tag được định nghĩa trong một tag library bằng cách đưa vào taglib directive trong trang trước bất kỳ custom tag được sử dụng:
Thuộc tính uri tham chiếu tới URI đó là định danh duy nhất cho tag library. URI có thể là URI tương đối hay tuyệt đối. Nếu URI tương đối thì nó phải được ánh xạ đến một URI tuyệt đối trong taglib element của bộ mô tả triển khai ứng dụng Web, tập tin cấu hình này cùng với ứng dụng Web được phát triển theo bản đặt tả Java Servlet và JavaServer Pages.
Thuộc tính prefix định nghĩa một tiếp đầu ngữ để phân biệt với các tag library khác, do đó thuộc tính này giải quyết được vấn đề xung đột về các tên tag.
II.2. Các loại tag
Những custom action được diễn đạt bằng cú pháp XML. Chúng có start tag, nội dung và end tag:
body
Một tag mà không có nội dung được biểu diễn như sau:
II.2.1. Các tag đơn giản
Một tag đơn giản sau triệu gọi một action và xuất ra lời chào “Hello World.”.
II.2.2. Các tag có thuộc tính
Một start tag của custom action có thể chứa các thuộc tính dưới dạng attr = ‘value’. Các thuộc tính này tuỳ biến các tham số dùng trong các cách của một lớp java.
Các thuộc tính có thể được gán một hay nhiều tham số trong một đối tượng request hay từ một hằng chuổi. Chỉ có các kiểu thuộc tính trong bảng sau mới có thể được gán từ các giá trị tham số của request và của các hằng chuổi
Kiểu thuộc tính
cách valueOf chuyển chuổi
boolean or ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status