Chuyên đề Áp dụng quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng cho lợn từ sơ sinh đến cai sữa ở công ty cổ phần Lợn Giống Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Áp dụng quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng cho lợn từ sơ sinh đến cai sữa ở công ty cổ phần Lợn Giống Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá



Bệnh lợn con phân trắng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Do vậy, vấn đề phòng và trị bệnh lợn con phân trắng được rất nhiều tác giả ở nhiều nước nghiên cứu và cho rằng kháng sinh nhóm Neomycin có hiệu quả cao trong việc điều trị với liều 10 – 20UI/kg TT trong vòng 3 ngày.
Theo A.Kovacs và cs (1993) [14 ], đã chữa bệnh lợn con phân trắng bằng cách cho uống Histamin 3lần/ngày, liên tục 3 ngày với liều 5mg/con.
Theo Erwin M.Kohrler và cs (1996) [14], đã nghiên cứu các thành phần Protein huyết thanh ở lợn 2 – 3 tuần và với 7 tuần tuổi. Lợn con 7 tuần tuổi đã ăn được thức ăn thực vật thành phần Protein so với lợn 2 – 3 tuần tuổi, lợn con bị tiêu chảy do các loại vi khuẩn thường được gọi rối loạn đường ruột.
Theo P.X.Malsxter (1999) [15] cho rằng dùng vi khuẩn E.coli sống chủng M17 có tính đối kháng với nhiều loại vi khuẩn, cho lợn ăn 2 lần/ngày, nhiều là 230ml, sau 14 ngày có hiệu quả đặc biệt đối với lợn con trong thời kỳ cai sữa.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Sau sơ sinh lợn con tăng trọng nhanh, sinh trưởng với tốc độ cao. Qua nghiên cứu thí nghiệm và thực tế sản xuất, người ta nhận thấy rằng, so với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi, khối lượng lợn con tăng gấp 2 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 4 – 5 lần, sau 30 ngày tuổi tăng gấp 6 lần, 40 ngày tuổi tăng gấp 7 – 8 lần và sau 60 ngày tuổi tăng 12 – 14 lần. So với các gia súc khác, trong giai đoạn này, tốc độ sinh trưởng của lợn con nhanh hơn.
* Tốc độ phát triển nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm xuống. Sự giảm này có nguyên nhân chủ yếu là do lượng sữa mẹ sau 3 tuần giảm xuống rõ rệt. Ngược lại, để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần rất nhiều năng lượng, nghĩa là tiêu tốn thức ăn lợn trưởng thành.
1.4.1.2. Đặc điểm của bệnh lợn con phân trắng.
* Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở lợn con:
Do đặc điểm về quá trình phát triển của lợn con trong giai đoạn bú sữa mẹ, các hệ cơ quan, hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện nên lợn con có thể mắc nhiều thứ bệnh, đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con.
Trong các loại vi khuẩn đường ruột, loài E.coli là loài phổ biến nhất. E.coli xuất hiện và sống trong ruột của động vật chỉ vài giờ sau khi sinh. Khi điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc kém, sức đề kháng của con vật bị giảm thì E.coli mới trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh. Chúng sản sinh ra độc tố (Enterotoxin) phá huỷ tổ chức thành ruột làm thay đổi cân bằng trao đổi nước, điện giải. Nước không được hấp thu từ ruột vào mà bị rút từ cơ thể tập trung vào ruột dẫn đến gây bệnh tiêu chảy.
Những nguyên nhân khác làm tăng mức độ nhiễm E.coli và vệ sinh chuồng trại kém, bầu vú lợn mẹ bị nhiễm khuẩn, thức ăn nước uống không hợp vệ sinh, E.coli xâm nhập theo đường miệng vào cơ thể. Ngoài ra, lợn con dưới 01 tháng tuổi dịch vị thiếu HCl tù do cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm khuẩn và nhiễm bệnh đường tiêu hoá. Lợn con không được bú sữa đầu dẫn đến sức đề kháng yếu làm tăng khả năng cảm nhiễm bệnh; thời tiết nóng, lạnh đột ngột, độ Èm môi trường cao cũng làm lợn con dễ mắc bệnh phân trắng.
Theo Sử An Ninh (1993) [8], nguồn gốc sinh ra bệnh phân trắng có liên quan đến phản ứng thích nghi của cơ thể lợn với yếu tố stress, biểu hiện thông qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu nh­ đường huyết Choleteron, sắt, kali, natri,...
Chăm sóc lợn mẹ (đặc biệt là thời gian mang thai) không đúng kỹ thuật nh­: thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, khẩu phần không đủ dinh dưỡng, thiếu các yếu tố đa lượng, vi lượng làm cho lợn con sinh ra còi cọc, thiếu sắt, coban, Vitamin B12,... khiến cơ thể lợn suy yếu do thiếu máu, khả năng chống đỡ với các yếu tố môi trường kém nên dễ mắc bệnh.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1995) [12], sắt là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho sinh trưởng và khả năng chống đỡ bệnh tật. Ở động vật, 1/2 lượng sắt trong cơ thể nằm ở Hemoglobin, một lượng Ýt hơn nằm ở Myoglobin và một số Enzyme. Trong quá trình mang thai hay sữa đầu của lợn mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng về sắt dễ sinh bần huyết ở lợn con, cơ thể suy nhược, không hấp thụ được dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Sữa lợn mẹ giảm dần sau khi sinh làm lợn con đói phải gặm, liếm nền, thành chuồng (có nhiễm E.coli). Trong trường hợp lợn mẹ viêm vú, đặc biệt là do E.coli gây ra, khi cho bú sữa của lợn mẹ này thì dễ bị tiêu chảy ngay sau đó.
Theo Cù Xuân Dần (1996) [2], lượng sữa mẹ giảm dần sau đẻ và đến ngày thứ 20 giảm đột ngột, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng cao. Đến ngày thứ 20 nếu dinh dưỡng của lợn mẹ không đảm bảo, lợn con càng thiếu sữa, gặm, liếm nền và thành chuồng nên dễ sinh bệnh đường tiêu hoá.
* Dịch tễ học bệnh phân trắng lợn con:
Đây là bệnh rất phổ biến ở lợn con đang theo mẹ, đặc biệt là lợn mới sinh đến 21 ngày tuổi. Có con mắc sau khi sinh 2 – 3 giờ, còn một số con mắc muộn hơn khi đã 4 tuần tuổi.
Vi khuẩn E.coli tập trung chủ yếu ở ruột già nên phân gia súc là nguồn bệnh lớn, đặc biệt là gia súc mắc bệnh. Chúng cũng tồn tại trong đất, nước, chất thải và chất độn chuồng. Bệnh phân trắng lợn con là một loại bệnh có thể phát triển quanh năm, nhiều nhất là cuối vụ đông xuân và cuối xuân sang hè, sau nhiều trận mưa, khí hậu thay đổi đột ngột, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên tới 100%, tỷ lệ chết có thể tới 30-40%.
Thời gian nào độ Èm càng cao, bệnh phát triển càng nhiều. Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng trung du và vùng núi Ýt hơn, thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn đồng bằng. Nền chuồng bằng đất là sân chơi rộng, hạn chế sự phát triển của bệnh. Đất đồi núi (mà lợn con gặm ăn được) là điều kiện ngăn ngừa bệnh vì đất có nhiều yếu tố khoáng vi lượng.
Về đường truyền bệnh và quá trình sinh bệnh, nhiều tác giả nhất trí cho rằng: Đường truyền bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là qua đường ăn uống. Khi lợn nhiễm bệnh, E.coli phát triển nhanh trong đường ruột, chúng huỷ hoại thành ruột và giải phóng ra độc tố, độc tố này xâm nhập vào dòng Lympho làm cho máu bị nhiễm độc và con vật chết. Ngoài ra, lợn con có thể nhiễm E.coli qua bào thai.
Trong các cơ sở chăn nuôi, E.coli lan truyền bằng đường cơ học do chuột, chó, mèo, côn trùng hay do người chăm sóc, công cụ chăn nuôi bị nhiễm E.coli từ nơi này sang nơi khác.
Quá trình sinh bệnh có liên quan đến đặc điểm sinh lý của cơ thể lợn con. Ở lợn con các hệ cơ quan, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đó là các yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá hay bào thai, vi khuẩn chui vào niêm mạc ruột, sản sinh và phát triển trong các tế bào biểu mô ruột, gây viêm thủng các tế bào, ngăn cản sự hấp thụ sữa khi lợn con bú vào. Nếu cơ thể yếu, vi khuẩn xâm nhập vào các hạch, sau đó vào máu và tiết ra độc tố làm cơ thể nhiễm độc dẫn đến trạng thái hôn mê rồi chết.
Tuy nhiên, đối với lợn con khoẻ, vi khuẩn E.coli chỉ cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non với số lượng Ýt. Phần đầu và giữa ruột non gần nh­ không có. Khi cơ thể lợn con suy yếu, vi khuẩn E.coli phát triển mạnh lên về số lượng và hình thành nên chủng E.coli cường độc gây bệnh cho lợn con.
Theo Nguyễn Quang Tuyên (1993) [11], súc vật mới đẻ không có E.coli trong ruột nhưng chỉ sau khi sinh vài giờ đã có. Bình thường E.coli sống trong ruột già, chỉ khi nào sức đề kháng của con vật kém E.coli mới vào máu và phủ tạng để gây bệnh.
* Triệu chứng lâm sàng:
Lợn con mắc bệnh có biểu hiện: chậm chạp, bú Ýt hay bỏ bú (khi bị nặng và kéo dài) thân nhiệt thường hạ sau vài giờ hay 1 ngày. Lợn đi ỉa nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu trắng như vôi, trắng xám hay hơi vàng, cá biệt có lẫn máu, mùi tanh khắm, lợn con do nhăn nheo, lông xù, phân dính bê bết xung quanh hậu môn và khoeo chân.
Lợn bệnh gầy sút nhanh, niêm mạc nhợt nhạt. Nếu không điều trị kịp thời, lợn con có thể chết do suy nhược.
* Bệnh tích:
Bệnh tích được phát hiện thấy chủ yếu ở xoang bụng....

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status