Đề án Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Đề án Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dược phẩm nhập khẩu, lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 3
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM. 3
1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty. 3
1.1.2.chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam. 4
1.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam. 5
1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty thời gian gần đây 11
1.2.CÁC THÀNH CÔNG ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TY. 16
CHƯƠNG 2 MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG NÀY 19
2.1 ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 19
2.1.1 Khái niệm 19
2.1.2. Dược phẩm là hàng hóa đặc biệt, khó bảo quản 19
2.1.3.Giá cả cao không đồng nghĩa với chất lượng tốt 20
2.1.4.Dược phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người 20
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 21
2.2.1. Sức cầu về mặt hàng dược phẩm phụ thuộc phần lớn vào bác sĩ kê đơn 21
2.2.2. Sức cầu hiện nay chủ yếu đối với các mặt hàng ngoại 21
2.2.3. Doanh nghiệp Dược chịu sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y Tế 22
2.3. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẢU CỦA THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM TRONG NƯỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY 22
2.4.1. Nhóm các nước cạnh tranh về giá cả 22
2.4.2. Nhóm các nước cạnh tranh chủ yếu về chất lượng. 23
2.4.3. Về số lượng 25
2.4.4.Tình hình thị trường dược phẩm trong nước những năm gần đây 26
2.5. THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 29
2.6. ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ QUAN NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM, LẤY VD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 34
2.6.1 Ảnh hưởng của thuế suất nhập khẩu mặt hàng dược phẩm đối với thị trường dược phẩm. 34
2.6.2. Ảnh hưởng của cam kết về thuế nhập khẩu trong tổ chức WTO đến thị trường dược phẩm 37
2.6.3. các tác động khác ảnh hưởng đến thị trường dược phẩm nhập khẩu Việt Nam 40
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CÁC ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUẾ QUAN ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 43
3.1. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM 43
3.1.1. Thị trường dược phẩm thế giới 43
3.1.2. Thị trường dược phẩm trong nước 44
3.2. CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM. 46
3.2.1. Cơ hội 46
3.2.2. Thách thức 47
3.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 48
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM, NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU 49
3.4.1. Một số giải pháp từ công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam ( thay mặt cho các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm ở Việt Nam) 49
3.4.2.Một số giải pháp từ bộ y tế 54
3.4.3. Một số giải pháp từ cơ quan Hải Quan. 55
KẾT LUẬN 58
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

một số những loại thuốc do Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia sản xuất, chúng ta có thể thấy được giá của các loại thuốc trên khá thấp. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của các sản phẩm đến từ các nước trên là tương đối lớn. Trong khi các loại thuốc do Việt Nam sản xuất cũng ở mức giá thấp, nhưng trình độ sản xuất của chúng ta chưa thực sự đủ mạnh nên đây là một nguy cơ lớn gây sức ép lên các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước. Nói cách khác khi vẫn còn các hàng rào thuế quan, chúng ta đã phải chịu sức ép cạnh tranh không nhỏ, vậy khi gia nhập WTO chúng ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn nhất là từ phía các nước sản xuất dược phẩm giá rẻ, chất lượng trung bình. (Xem bảng 2.1)
2.4.2. Nhóm các nước cạnh tranh chủ yếu về chất lượng.
Các quốc gia thuộc nhóm này bao gồm: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh,… chủ yếu là các thành phẩm từ các nước Châu Âu.
Sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm này là khá lớn, đặc biệt là đối với các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt mà các công ty dược trong nước không sản xuất được, hay sản xuất được nhưng còn hạn chế như các loại kháng sinh liều cao, thuốc tiêu hoá, hạ nhiệt, giảm đau…
Tên nhà sx
Nước sx
Tên thuốc
Thành phần
Dạng bào chế
Giá bán lẻ tại VN
Synmedic Laboratories
India
Cimetidine
200mg
Viên nén
1,82 USD /100 viên
210đ/viên
Panion & BF Biotech INC.
Taiwan
Circulon F.C. Tablets
40mg
Viên nén bao phim
55.000 đ /hộp 100viên
550đ/viên
PT Dexa Medica
Indonesia
Glucodex
80mg
Viên nén
70520 đ /hộp 100 viên
705đ/viên
Bảng 2.1- Giá của một số thuốc tân dược trên thị trường
(Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam. )
Có thể nói, nhu cầu chữa bệnh của nhân dân là rất lớn trong khi các nhà sản xuất dược phẩm trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết này, và đó là một thị trường mở cho các công ty dược nước ngoài. Trong tổng số 59 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của cả nước thì 17 nhà máy là có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này chứng tỏ chất lượng của các loại thuốc ngoại được đảm bảo với độ tin cậy cao. Hơn nữa, về pháp lý, “sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế” thuộc danh mục khuyến khích đầu tư, theo đó các nhà đầu tư sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% áp dụng 15 năm và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Tận dụng được điều này, các công ty dược nước ngoài sẽ có được lợi thế, tăng sức ép cạnh tranh đối với các công ty dược trong nước.
2.4.3. Về số lượng
Trước hết chúng ta cần biết đối thủ cạnh tranh trực diện của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trực tiếp của chúng ta hiện nay là ai và lợi thế cạnh tranh của họ là gì. Hiện nay, các mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với các loại dược phẩm trong nước đó là các sản phẩm thuốc được nhập khẩu từ nước ngoài hay của các doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở hoạt động tại Việt Nam.
Nhìn chung với chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, các doanh nghiệp dược nước ngoài đã tham gia vào thị trường dược phẩm Việt Nam với số lượng ngày càng tăng. Các doanh nghiệp nước ngoài đăng kí hoạt động nhiều nhất tại Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2008 là Ấn Độ (63 doanh nghiệp), Hàn Quốc (40 doanh nghiệp), Pháp (30 doanh nghiệp). Về số đăng kí thuốc nước ngoài thì các quốc gia này cũng chiếm một số lượng không nhỏ.
Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng số lượng số đăng ký của các loại thành phẩm tân dược từ nước ngoài có số lượng tương đối lớn. Trong đó Ấn Độ luôn là nước có số lượng nhóm thuốc đăng ký cao nhất (đạt 28.60% trong tổng số đăng ký thuốc nước ngoài năm 2009 ). Với những con số về số lượng các loại thuốc đăng kí như vậy ta có thể thấy việc các loại thuốc thành phẩm nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam là tương đối lớn và với số lượng ngày càng tăng cả về qui mô và chủng loại.
Không chỉ về số lượng, doanh số nhập khẩu dược phẩm của các nước vào Việt Nam cũng ở mức tương đối lớn. Đây là một điều tất yếu vì Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng và vẫn có thể tiếp tục khai thác, trong khi các doanh nghiệp trong nước còn chưa có đủ khả năng cung ứng thuốc đặc trị. Doanh số các loại dược phẩm cho chúng ta thấy khả năng cũng như sức mạnh của các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đối với thị trường dược phẩm trong nước.
Theo như biểu đồ 2.1, thì các quốc gia chiếm số lượng doanh số nhập khẩu vào Việt Nam đó là Pháp, Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc. Đây chủ yếu là các quốc gia có nền công nghiệp dược tương đối phát triển và cũng là những quốc gia chủ yếu xuất khẩu thuốc đặc trị sang Việt Nam
STT
Thời điểm
Nước
sản xuất
31/3/2007
31/3/2008
31/3/2009
SĐK
%
SĐK
%
SĐK
%
1
Ấn Độ
1244
26.62
1411
28.76
1546
28.60
2
Hàn Quốc
906
19.02
1000
20.38
1071
19.81
3
Pháp
436
9.15
382
7.78
439
8.12
4
Đức
277
4.91
248
5.05
283
5.24
5
Đài Loan
145
3.04
149
3.04
153
2.83
6
Thuỵ Sỹ
135
2.83
112
2.28
126
2.33
7
Italia
130
2.72
110
2.24
127
2.35
8
Hungary
126
2.64
120
2.44
132
2.44
9
Malaysia
121
2.54
160
3.26
163
3.02
10
Thái Lan
117
2.45
93
1.89
114
2.11
11
Các nước khác
662
13.90
1120
22.83
1251
23.15
Tổng Số
4762
100
4905
100
5405
100
Bảng 2.2- Số đăng ký thuốc nước ngoài tính theo nước sản xuất
(Nguồn: Cục Quản lý dược Việt Nam)
2.4.4.Tình hình thị trường dược phẩm trong nước những năm gần đây
Báo cáo thị trường của công ty Business Monitor International Ltd(BMI) cho biết, thị trường dược phẩm Việt nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng 25% mỗi năm và đạt giá trị gần 2 tỷ USD vào năm 2013. Trong thị trường dược phẩm Việt Nam, phân chia làm hai thị trường là thị trường thuốc ngoại và thị trường thuốc nội( thuốc sản xuất trong nước), tỷ lệ thuốc ngoại luôn chiếm tỷ lệ cao hơn thuốc sản xuất trong nước.
Thị trường thuốc ngoại
     Theo thống kê của Cục quản lý dược, Bộ Y tế, tính đến hết năm trước, cả nước có 20.165 số đăng ký thuốc còn hiệu lực, trong đó khoảng một nửa là thuốc xuất xứ nước ngoài. Như vậy, vẫn còn một khoản "sân" khá rộng cho khối doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia liên quan trực tiếp đến lĩnh vực dược phẩm thì trên thực tế, thuốc ngoại nhập thường xuyên chiếm từ 60-70% thị phần tại Việt Nam và có khuynh hướng tăng mạnh. Tại rất nhiều nhà thuốc, các loại thuốc mang mác ngoại được "ưu tiên" hơn hẳn thuốc sản xuất trong nước. Mặc dù thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 50% nhưng lại không được sử dụng đồng đều mà chỉ tập trung ở các tuyến bệnh viện cấp dưới. Bệnh viên tuyến trên sử dụng thuốc ngoại nhiều hơn. Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, trong tổng giá trị thuốc đấu thầu của các bệnh viện, thuốc nhập khẩu đắt tiền chiếm tới 90%. Đơn cử như Viện bỏng chiếm 92%, Viện Da liễu quốc gia chiếm 96%, Bệnh viện phụ sản Trung ương chiếm 86%, Bệnh viện Bạch Mai chiếm 95%...
     Mộ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status