Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU 1
Tính tất yếu của đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 3
Kết cấu của chuyên đề 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MÂY TRE VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 4
1.1 Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam 4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 4
1.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty hiện nay 6
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của Công ty 7
1.1.3.1 Chức năng 7
1.1.3.2 Nhiệm vụ 7
1.1.4 Đối tác và đối thủ cạnh tranh 8
1.2 Sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty Barotex Việt Nam 9
1.2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong hoạt động sản xuất tại Barotex Việt Nam 9
1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Barotex Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 11
1.2.2.1 Thuận lợi 11
1.2.2.2 Khó khăn 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MÂY TRE VIỆT NAM 14
2.1 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty Barotex Việt Nam 14
2.1.1 Theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 14
2.1.1.1 Hàng mây, tre, tre cuốn 15
2.1.1.2 Hàng cói, buông, đay, bèo tây 17
2.1.1.3 Hàng sơn mài, gỗ mỹ nghệ 19
2.1.1.4 Hàng gốm sứ, đất nung 20
2.1.2 Theo cơ cấu thị trường xuất khẩu 22
2.1.2.2 Khu vực Tây Bắc Âu 25
2.1.2.3 Khu vực Đông Âu cũ 26
2.1.2.4 Khu vực Châu Mỹ 28
2.1.2.5 Thị trường khác 29
2.1.3 Theo hình thức xuất khẩu 29
2.1.4 Các biện pháp công ty sử dụng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời gian qua 31
2.1.4.1 Các biện pháp để phát triển thị trường 31
2.1.4.2 Công tác ký kết hợp đồng 32
2.2 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty Barotex 33
2.2.1 Những kết quả đạt được 33
2.2.2 Những mặt hạn chế 35
2.2.3 Nguyên nhân những mặt hạn chế 36
2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan 36
2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 37
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MÂY TRE VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 40
3.1 Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian tới 40
3.2 Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Barotex trong thời gian tới 41
3.2.1 Phương hướng và mục tiêu 41
3.2.2 Chiến lược thực hiện 42
3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Barotex trong thời gian tới 43
3.3.1 Nhóm giải pháp đổi mới công nghệ 43
3.3.2 Nhóm giải pháp cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm 44
3.3.3 Nhóm giải pháp xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu . 45
3.3.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động marketing, tìm kiếm và mở rộng thị trường 46
3.3.5 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong công ty . 48
3.4 Một số kiến nghị đề xuất với Nhà nước 50
3.4.1 Quy hoạch lại ngành kết hợp với quy hoạch lại vùng nguyên liệu 50
3.4.2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề để thúc đẩy sản xuất 51
3.4.3 Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư 52
3.4.4 Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại 54
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

LỜI MỞ ĐẦU

Tính tất yếu của đề tài
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với một tốc độ nhanh chóng, dần trở thành quốc gia có vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế thế giới. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu luôn là vấn đề mang tính sống còn đối với mỗi quốc gia. Trong đó, một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu được coi là “một trong ba chương trình lớn, trọng điểm” đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng, đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta.
Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của Việt Nam như dệt may, da giày, nông sản…, thì hàng thủ công mỹ nghệ đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các khách hàng nước ngoài, điều đó được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và đạt mức 1 tỷ USD vào năm 2008 đem lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam hiện là một đơn vị tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng mở rộng từ chỗ chỉ xuất khẩu theo Nghị định thư thì ngày nay hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất hiện tại hầu hết các thị trường lớn có yêu cầu cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… Việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ làm tăng doanh thu cho công ty mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá và giới thiệu nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trên thị trường thế giới đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines… Vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể về những lợi thế, hạn chế trong cạnh tranh mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trên từng thị trường xuất khẩu chính. Tìm ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Từ đó đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty trong thời gian tới. Chính vì lý do trên mà em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu của chuyên đề nhằm đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Barotex Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Barotex Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu tại Công ty Barotex Việt Nam và hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trong giai đoạn 2005-2009

Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các biện pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và nghiên cứu lấy từ sách báo, tạp chí liên quan tới đề tài này để thực hiện nghiên cứu.
Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, bảng chữ cái viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam và sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Do trình độ có hạn nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ của Công ty để bài viết được hoàn thiện tốt hơn.
Qua bài viết này em muốn gửi lời Thank chân thành tới các cán bộ của Phòng Kinh doanh 2 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam và ThS. Tô Xuân Cường đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập, nghiên cứu để hoàn thành bài viết này.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MÂY TRE VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1.1 Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tháng 4/1971 Tổng công ty xuất nhập khẩu (XNK) mây tre được thành lập, tách ra từ Tổng công ty XNK thủ công mỹ nghệ. Tổ chức bộ máy lúc đó còn hết sức nhỏ bé, văn phòng của công ty chỉ có 4 phòng ban và 1 chi nhánh giao nhận dưới Hải Phòng. Sản xuất hàng xuất khẩu thời kỳ đó phân tán và manh mún, cơ cấu hàng hóa, số lượng và chất lượng còn quá nhỏ bé và không ổn định. Trong những năm đầu, Tổng công ty mới chỉ đặt quan hệ với một vài tổ chức ngoại thương của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa mà chủ yếu là Liên Xô.
Trong thời kỳ 5 năm đầu tiên,Tổng công ty chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức sản xuất, củng cố bộ máy tổ chức. Đến cuối năm 1975 thì kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 2,2 lần so với năm đầu thành lập. Để nhanh chóng phát triển ngành hàng mở rộng trong toàn quốc, Tổng công ty đã lần lượt thành lập các chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để khôi phục và phát triển mặt hàng mây tre xuất khẩu truyền thống trước đây. Nhờ đó đã khai thác thêm được nguồn hàng, mặt hàng cho xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 1980 đã tăng gấp 8,73 lần so với năm 1971 và giai đoạn 1976 – 1980 đã tăng gấp 3,85 lần so với 5 năm thời kỳ đầu mới thành lập (1971 – 1975) .Thời kỳ 1980 – 1985 cùng với khó khăn chung của đất nước, xuất khẩu của Tổng công ty có phần giảm sút nhưng tổng kim ngạch XNK vẫn tăng 2,31 lần so với giai đoạn 1976 – 1980.


j2An6P7t2pRR5I6

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status