những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae

CHƯƠNG I
ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC
1. Nguồn gốc và sự ra đời của Nhà nước
Nhà nước là một hiện tượng xã hội phức tạp. Muốn hiểu rõ và đầy đủ, khái niệm, bản chất của Nhà nước, cần làm sáng tỏ nguồn gốc, sự ra đời của Nhà nước. Có nhiều quan điểm giải thích khác nhau về vấn đề này.
Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng, Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội. Nhà nước cũng do Thượng đế tạo ra để bảo vệ trật tự chung; Nhà nước là lực lượng siêu nhiên, và đương nhiên quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự phục tùng quyền lực ấy là tất yếu. Những nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng lại chứng minh rằng, Nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức phát triển tự nhiên của con người. Nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, và quyền lực nhà nước, về bản chất, cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình vậy.
Nhằm chống lại sự chuyên quyền độc đoán của Nhà nước phong kiến, đòi hỏi sự bình đẳng cho giai cấp tư sản trong việc tham gia nắm quyền lực nhà nước, đa số học giả tư sản đều tán thành quan điểm Nhà nước là sản phẩm của “khế ước xã hội” được ký kết trước hết bởi những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có Nhà nước; vì vậy, Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ và vì lợi ích của họ. Khi nhà nước trở nên chuyên quyền, độc đoán, không bảo vệ được lợi ích của người dân thì khế ước hết hiệu lực và xã hội phải ký kết một khế ước mới để thành lập ra nhà nước mới tiến bộ hơn.
Những quan điểm trên đều kết luận Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển tách rời những điều kiện vật chất của xã hội, tách rời với những cơ sở kinh tế. Họ cho rằng Nhà nước là một thiết chế phải có của mọi hình thái xã hội, một lực lượng cần thiết cho phép xã hội tồn tại, một trọng tài công minh từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, đứng trên xã hội để giải quyết các tranh chấp, duy trì xã hội trong tình trạng ổn định và phồn vinh. Theo những quan điểm đó, Nhà nước nước không thuộc một giai cấp nào, Nhà nước là của chung mọi người trong xã hội, là một phạm trù vĩnh cửu và bất biến.
Khi nghiên cứu nguồn gốc, sự ra đời của Nhà nước, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác có một quan điểm khác, rằng Nhà nước là sản phẩm của mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa; Nhà nước không phải là một phạm trù vĩnh cửu, bất biến mà là một phạm trù lịch sử, có phát sinh, phát triển và cũng sẽ tiêu vong; Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định và cũng sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó không còn nữa. Nghiên cứu nguồn gốc của Nhà nước, chủ nghĩa Mác xuất phát từ việc xem xét các cơ sở kinh tế-xã hội, cách tổ chức xã hội, các quy tắc xử sự chung đã xuất hiện trong xã hội như thế nào, bắt đầu từ hình thái kinh tế-xã hội Cộng sản nguyên thủy.
1.1. Chế độ cộng sản nguyên thủy - Tổ chức Thị tộc, Bào tộc, Bộ lạc
Chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế-xã hội xuất hiện đầu tiên trong lịch sử loài người. Trong xã hội này không có giai cấp, không có Nhà nước và cũng không có Pháp luật, nhưng trong lòng nó chứa đựng những nhân tố làm nẩy sinh Nhà nước và Pháp luật.
Cơ sở kinh tế đặc trưng cho xã hội Cộng sản nguyên thủy là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và năng suất lao động ở mức rất thấp. Tương ứng với chế độ kinh tế ấy, xã hội được hình thành bằng các “bầy người nguyên thủy”. Trước tiên, họ xuất hiện từng nhóm nhỏ, gồm những người du mục cùng nhau kiếm ăn và tự bảo vệ, do một thủ lĩnh cầm đầu, dần dần xã hội loài người tiến đến một hình thức bền vững hơn, đó là Công xã Thị tộc. Việc sản xuất tập thể và phân phối tập thể yêu cầu phải thiết lập một chế độ sở hữu công cộng của Công xã về đất đai, gia súc,...
Thị tộc là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên, là đặc thù của chế độ Cộng sản nguyên thủy phát triển, được hình thành theo huyết thống và lao động tập thể cùng với tài sản chung. Quan hệ huyết thống là khả năng duy nhất để tập hợp các thành viên vào một tập thể sản xuất, có sự đoàn tụ chặt chẽ, có kỷ luật tự giác. Việc quản lý xã hội do một Tù trưởng đảm nhiệm, thường là một già làng, là người có uy tín do tất cả thành viên của Thị tộc bầu lên. Khi có xung đột giữa các Thị tộc khác nhau, một Thủ lĩnh quân sự được bầu ra để chỉ huy việc chiến đấu và tự vệ. Tù trưởng và Thủ lĩnh quân sự cùng lao động như mọi thành viên khác của Thị tộc. Họ có thể bị bãi miễn. Quyền lực của họ cũng có tính cưỡng bức, nhưng hoàn toàn dựa trên uy tín và sự ủng hộ của các thành viên trong Thị tộc. Ở xã hội này không có một bộ máy cưỡng chế riêng. Những công việc quan trọng đều do Hội Nghị Toàn Thể Thành viên của Thị tộc quyết định, còn việc thi hành thì do Tù trưởng đảm nhiệm.
Thị tộc cũng cần đến quyền lực để duy trì trật tự, quyết định sự tồn vong của xã hội. Thị tộc cũng cần một hệ thống tổ chức để thực hiện quyền lực. Hệ thống đó rất đơn giản, bao gồm:
-Hội đồng Thị tộc: Hội đồng Thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của Thị tộc, bao gồm tất cả thành viên đã trưởng thành của Thị tộc, bàn bạc, ra quyết định tập thể về những vấn đề liên quan đến Thị tộc. Quyết định của Hội đồng Thị tộc thể hiện ý chí của toàn bộ thành viên, nên về cơ bản, được mọi thành viên của Thị tộc tự giác thực hiện. Trường hợp có một thành viên nào đó không tự giác chấp hành, phải chịu quyết định cưỡng chế của tập thể Thị tộc.
-Tù trưởng: là người đứng đầu Thị tộc do Hội Nghị Toàn Thể bầu ra trong số người cao tuổi. Tù trưởng không có đặc quyền so với thành viên khác, nhưng có quyền lực rất lớn, bởi uy tín và sự ủng hộ của mọi thành viên trong Thị tộc.
Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy quyền lực đã tồn tại, có hiệu lực thực tế rất cao, tính cưỡng chế mạnh, nhưng đó là quyền lực xã hội. Quyền lực ấy có đặc điểm:
• Không tách rời khỏi xã hội, hòa nhập và thuộc về xã hội, do toàn thể thành viên xã hội tổ chức ra;
• Phục vụ lợi ích cả cộng đồng;


6pxfp8du6VXF8d6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status