Luận văn Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Hoạt động của NTM trong nền kinh tế thị trường
1. Khái quát về Ngân hàng thương mại
2. Hoạt động chủ yếu của NHTM
2.1. Hoạt động huy động vốn
2.2. Hoạt động sử dụng vốn
2.3. Hoạt động trung gian thanh toán
3. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế
4. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM
II. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1. Khái quát rủi ro tín dụng
2. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
3.3. Nguyên nhân khác
4. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ
I. Khái quát về chi nhánh NHNo và phát triển của Chi nhánh
1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
2. Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các phòng ban
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ
4.1. Hoạt động huy động vốn
4.2. Hoạt động cho vay
4.3. Các hoạt động khác
II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo &PTNT tỉnh Phú Thọ
1. Nhận dạng các rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Phú Thọ
2. Tình hình nợ quá hạn
3. Phân tích nợ quá hạn
3.1. Theo loại tín dụng
3.2. Nợ quá hạn theo thời gian
4. Những kết quả, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
4.1. Kết quả đạt được
4.2. Tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ
I. Định hướng phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Phú Thọ
II. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Phú Thọ
1. Nghiên cứu phân tích khách hàng để sớm nhận ra các dấu hiệu rủi ro
1.1. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn
1.2. Thẩm định dự án xin vay của khách hàng
1.3. Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng
1.4. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng
2. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng
2.1. Đối với khách hàng gửi tiền
2.2. Đối với khách hàng vay vốn
3. Các giải pháp phòng ngừa, phân tán rủi ro
3.1. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ
3.2. Cho vay đồng tài trợ
3.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro
4. Thực hiện quy chế đảm bảo tiền vay
5. Tích cực tìm mọi biệnpháp giảm nợ quá hạn
6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
7. Đào tạo bồi dưỡng trình độ, rèn luyện đạo đức phẩm chất của cán bộ
tín dụng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ay lừa đảo cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Các chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn
4.2. Tỷ nợ nợ quá hạn = x 100
Tổng dư nợ
4.3. Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
không có khả = x 100 năng thu hồi Tổng dư nợ
4.4. Tỷ lệ nợ quá hạn không có Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
khả năng thu hồi so với = x100
tổng dư nợ quá hạn Tổng dư nợ quá hạn
4.5. Tỷ lệ phân tán rủi ro: Tỷ lệ này biểu hiện bằng một chỉ số % so với vốn tự có của ngân hàng. Chỉ số này tính đến mức độ mà vốn của ngân hàng có thể trang trải những khoản tổn thất phát sinh cho từng loại hoạt động tín dụng. Ở Việt Nam, chỉ tiêu này được quy định: một ngân hàng không được phép cho vay một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.
Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì vậy, việc đo lường rủi ro tín dụng trong ngân hàng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Trên cơ sở những chỉ tiêu rủi ro, quản lý tài sản, xây dựng cơ cấu lãi suất phù hợp… từ đó có kế hoạch bù đắp kịp thời những tổn thất do rủi ro tín dụng xuất phát từ những biến cố không mong đợi đem lại.
Chương 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH PHÚ THỌ
I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT TỈNH PHÚ THỌ
1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Phú được thành lập theo Quyết định số 218/QĐ-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1988.
Từ năm 1997, khi tỉnh Vĩnh Phú được tách thành tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ, Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Phú cũng được chia tách và Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ ra đời. Nhìn lại trong vòng 10 năm xây dựng và trưởng thành, có thể thấy những thành tựu đáng tự hào trong hoạt động của Chi nhánh.
Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ luôn giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoạt động kinh doanh đa năng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến tiện ích cho khách hàng và ngoài nước.
2. Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh
- Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức như: Tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi không kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn; phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó, cho vay theo hình thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp...
- Thực hiện công tác ngân quỹ: thu, chi tiền mặt tại ngân hàng.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh: Bảo lãnh trong nước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
- Thanh toán trong hệ thống NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ với các tổ chức tín dụng khác.
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Tính đến ngày 31/12/2003, số lượng cán bộ, công nhân viên đang công tác tại Hội sở Ngân hàng tỉnh và 3 chi nhánh là 125 cán bộ công nhân viên. Chi nhánh NHNo & PTNN tỉnh Phú Thọ có 3 chi nhánh đó là Chi nhánh phường Thanh Miếu, phường Gia Cẩm và phường Vân Cơ.
Sơ đồ tổ chức và điều hành của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kinh doanh
tín dụng
Phòng thanh toán Quốc tế
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Phòng
tổ chức
Phòng
vi tính
Phòng hành chính
Chi nhánh
Thanh Miếu
Chi nhánh
Gia Cẩm
Chi nhánh
Vân Cơ
Trong đó:
* Ban lãnh đạo: gồm 1 Giám đốc và 4 phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
* Phòng kinh doanh: Với chức năng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh (DNQD), doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) và cho vay kinh tế hộ gia đình, thực hiện các dịch vụ cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế; xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh hàng năm phù hợp
* Phòng kế toán - ngân quỹ: Làm nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân hàng và hạch toán tiền gửi, hạch toán tiền vay, thanh toán chuyển tiền cho các đơn vị và làm nhiệm vụ hạch toán nội bộ cho ngân hàng và làm công tác huy động vốn. Thực hiện chức năng thu tiền mặt đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân bảo đảm an toàn kho quỹ.
* Phòng thanh toán quốc tế: Làm nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các hình thức mở L/C, nhập nhờ thu, lập các bộ chứng từ với các đơn vị xuất khẩu, mua bán kinh doanh thu đổi ngoại tệ.
* Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh và hoạt động của hội sở theo sự chỉ đạo của giám đốc NHNo & PTNN tỉnh Phú Thọ.
* Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào tào cán bộ.
* Phòng vi tính: Đưa một số chương trình phần mềm, quản lý kinh doanh chặt chẽ đảm bảo cập nhật thông tin chính xác.
* Phòng hành chính: Làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ
4.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động ngân hàng. Trong những năm gần đây, Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn. Các hình thức huy động cũng được phong phú hơn, thích hợp với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền hơn như: kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm kỳ hạn 1 đến 24 tháng, tiết kiệm gửi góp, gửi bậc thang... Quan hệ rộng với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh phát huy được nội lực và tranh thủ được ngoại lực. Do đó góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý.
Bảng 1: Kết quả huy động vốn
(Đơn vị: Triệu đồng VN)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
so sánh
2003/2002
(%)
Số tiền
T.T
(%)
Số tiền
T.T
(%)
Số tiền
T.T
(%)
* Tổng vốn huy động
270.917
100
293.748
100
312.452
100
106
1. Phân theo khách hàng
- TG các tổ chức kinh tế
158.652
58,6
172.325
58,7
182.062
58,3
106
- TG dân cư
112.265
41,4
121.423
41,3
130.390
41,7
107
2. Phân theo tính chất
- TG không kỳ hạn
107.276
39,6
112.436
38,3
123.107
39,4
109
- TG có kỳ hạn
163.641
60,4
181.312
61,7
189.345
60,6
104
3. Phân theo loại tiền
- TG nội tệ
168.600
62,2
170.037
57,9
175.213
56,1
103
- TG ngoại tệ
102.317
37,8
123.711
42,1
137.239
43,9
111
(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001 - 2003)
Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ trong những năm qua có mức tăng trưởng cao đã đưa vốn huy động của ngân hàng từ 270.017 triệu đồng vào năm 2001 lên 312.425 triệu đồng vào năm 2003. Vốn huy động năm 2003 tăng 18.704 triệu đồng đạt mức tăng 6% so với năm 2002.
Trong cơ cấu vốn phân theo khách hàng thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 182.062 triệu đồng chiếm 58,3% trong tổng số vốn huy động, tă...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status