Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp



Mục lục
 
Tài liệu tham khảo 3
Lời mở đầu 4
Chương I: Cơ sở lý luận về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 5-7
1.1. Khái niệm và vai trò của FIE ở Việt Nam 5-6
1.1. Khái niệm 5
1.2. Vai trò 5-6
1.2. Các hình thức và đặc trưng kinh tế của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6-7
1.2.1. Các hình thức 6-7
1.2.2. Đặc trưng kinh tế 7
Chương II: Thực trạng phát triển và sử dụng FIE của Việt Nam từ năm 2001 tới nay 8-16
2.1. Thực trạng hoạt động của FIE trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 8-12
2.1.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 8-10
2.1.2. Đánh giá tổng quát hoạt động của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 10-12
2.2. Tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế 12-16
2.2.1. Những mặt tích cực 12-14
2.2.2. Những mặt hạn chế 14-16
Chương III: Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các giải pháp chủ yếu để phát triển khu vực đầu tư nước ngoài 16-22
3.1. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của khu vực đầu tư nước ngoài 16-18
3.1.1. Nguyên nhân của những thành tựu 16-17
3.1.2. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 17-18
3.2. Bài học kinh nghiệm 18-19
3.3. Các giải pháp chủ yếu để phát triển khu vực đầu tư nước ngoài 19-22
 
Kết luận 23
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao.
Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc gia tăng của FDI. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ hai là dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh mới và thu lợi nhuận. Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Mã-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái-lan,…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này[1].
Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải huỷ hay hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á. Cuộc khủng hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá. Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.
Giai đoạn 2000-2002: Giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8% và 2001 với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996. FDI đăng ký tăng vào năm 2001 và 2002 là kết quả của dự án đường ống Nam Côn Sơn (2000) với tổng vốn đầu tư là 2,43 tỷ đô-la Mỹ, và Dự án XD-KD-CG Phú Mỹ (2001) với tổng vốn đầu tư là 0,8 tỷ đô-la Mỹ. Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng 54,5% của mức năm 2001.
Giai đoạn 2002-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn FDI cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng FDI” thứ hai vào Việt Nam.
Giai đoạn 2006 đến tháng 10/2008, tổng số vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. Đặc biệt là năm 2008 có vốn đầu tư cao nhất và đạt mức kỉ lục trong suốt 21 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bất chấp những khó khăn ngắn hạn của nền kinh tế Việt Nam như lạm phát, suy thoái chứng khoán... Cũng không làm chùn bước các nhà đầu tư và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào rất mạnh, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vào tương lai dài hạn ở nền kinh tế Việt Nam.
Bảng số liệu vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2001 đến tháng 10/2008
Năm
Tổng số vốn đầu tư
(tỷ USD)
Tỷ lệ tăng so với năm
2001 (lần)
2001
3.2
0
2002
2.9
-1.10
2003
3.1
-1.03
2004
4.6
1.41
2005
6.8
2.13
2006
11.9
3.72
2007
20.3
6.34
2008
(10 tháng đầu năm)
58.3
18.22
2.1.2. Đánh giá tổng quát hoạt động của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6% GDP. Riêng năm 2005, khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (15%). Trong hai năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp trên 17% GDP. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu.
Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng gia tăng nhanh chóng. Trong 5 năm 2001-2005, giá trị trên đạt hơn 34,6 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước, năm 2002 tăng 25%, năm 2003 tăng 38%, năm 2004 tăng 39%, năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Năm 2006 giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước đạt (nếu tính cả dầu thô) đạt 12,6 tỷ USD, chiếm trên 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,7 tỷ USD, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu là 27,3 tỷ USD, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. 11 tháng đầu năm 2008 khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Bảng số liệu về tổng giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài
Năm
Tổng giá trị xuất khẩu
( tỷ USD )
Tỷ lệ tăng so với 2001
( lần )
2001
2.4
0
2002
3.2
1.33
2003
5.1
2.13
2004
8.3
3.46
2005
11.2
4.67
2006
12.6
5.25
2007
19.7
8.21
2008
( 11 tháng đầu năm )
26.3
10.96
Dù trải qua những bước thăng trầm, nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng được mở rộng và phát triển, trở thành bộ phận hữu cơ ngày càng quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao độ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status