Đề cương ôn tập kinh tế chính trị - pdf 16

Download miễn phí Đề cương ôn tập kinh tế chính trị



Câu 20 : Phân Tích Những Đặc Điểm Của Nền Kinh Tế Hàng Hóa
Theo Định Hướng Xã Chủ Nghĩa ?
Xu hướng vận động và phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta gắn liền với
các đặc điểm sau :
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế hàng
hoá kém phát triển, mang nặng tính tự cấp tự túc sang thành nền kinh tế
hàng hoá phát triển từ thấp đến cao.
Do nền kinh tế nước ta có cơ cấu hạ tầngvật chất và hạ tầng xã hội thấp
kém.
Trình độ cơ sở vật chất và công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu,
không có khả năng cạnh tranh.
Hầu như không có đội ngũ nhà doanh nghiệp có tầm cỡ.
Thu nhập của người làm công ăn lương và nông dân thấp kém, sức mua
hàng hoá của xã hội và dân cư thấp nên nhu cầu tăng chậm, dung lượng
thị trường trong nước còn hạn chế.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ở mỗi nước mỗi thời kỳ khác nhau số
lượng thành phần kinh tế có thể nhiều, ít không giống nhau.
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH là tổng
thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong một nền kinh tế vừa độc lập
vừa phụ thuộc vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Ơû nước ta cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tồn tại một cách khách quan vì
: Bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH do còn nhiều hình thức sở hữu khác
nhau do đó lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội, năng suất lao
động, trình độ phát triển kinh tế không đều giữa các xí nghiệp, giữa các
ngành, giữa các vùng,… Trong điều kiện đó xã hội cũ để lại không ít các
thành phần kinh tế, không thể cải biến nhanh chóng được. Mặt khác trong
thời kỳ quá độ và xây dựng quan hệ sản xuất mới, xuất hiện thêm một số
thành phần kinh tế mới. Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách
quan.
. Lợi ích của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần :
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là tất yếu khách quan
mà còn đem lại nhiều lợi ích to lớn :
Thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện
nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội trong mỗi thành phần kinh tế và trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Góp phần khôi phục cơ sở kinh tế và phát triển kinh tế hàng hoá
Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các
thành phần kinh tế trong nước tạo điều kiện khai thác sức mạnh về vốn,
khoa học và công nghệ mới trên toàn thế giới.
Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong
đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước, như những cầu nối để đưa nền
kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển
TBCN.
Câu 14: Nêu Các Thành Phần Kinh Tế Và Phân Tích Vai Trò Của
Mỗi Thành Phần Kinh Tế Trong Nền Kinh Tế Quá Độ Ơû Nước Ta
Hiện Nay ?
Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam tồn tại các thành phần kinh tế
:
Thành phần kinh tế quốc doanh ( kinh tế nhà nước, bao gồm các doanh
nghiệp công nghiệp, nông, thương nghiệp, vận tải).
Thành phần kinh tế tập thể bao gồm các hợp tác xã, các tổ hợp sản xuất.
Thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, thợ thủ công và
buôn bán nhỏ, dịch vụ cá thể ở thành thị.
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân của các nhà tư bản vừa và nhỏ hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất.
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức phong phú.
Vai trò của các thành phần kinh tế :
Thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo :
Thành phần kinh tế quốc doanh có đặc điểm là dựa trên chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất – sở hữu nhà nước. Thành phần kinh tế quốc doanh
được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp công, nông, thương nghiệp
ngân hàng nhà nước… Kinh tế quốc doanh là biểu hiện của quan hệ sản
xuất mới, tiến bộ hơn trước so với các quan hệ sản xuất trước. Kinh tế
quốc doanh nắm giữ những bộ phận kinh tế chủ yếu, then chốt, có khả
năng tác động đến các thành phần kinh tế khác, thúc đẩy các thành phần
kinh tế khác phát triển theo hướng XHCN. Thành phần kinh tế này được
Nhà nước bảo hộ về mọi mặt.
Thành phần kinh tế tập thể :
Thành phần này dựa trên hình thức sở hữu tập thể tư liệu sản xuất( trừ
ruộng đất trong nông nghiệp thuộc sở hữu của toàn dân). Nó được tổ chức
dưới nhiều hình thức như hợp tác xã, tổ sản xuất. Thành phần kinh tế này
không ngừng củng cố và phát triển, bổ sung cho kinh tế quốc doanh và
cũng kinh tế quốc doanh làm nền tảng của nền kinh tế quốc doanh.
Thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ còn gọi là kinh tế cá thể:
Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức sở hữu cá thể về tư liệu sản
xuất và lao động của bản thân họ, tồn tại ở phạm vi tương đối lớn phát
triển ở cả thành thị và nông thôn. Nó có thể tồn tại độc lập hay có thể
tham gia vào các loại hình hợp tác xã, hay liên kết với các doanh nghiệp
lớn dưới nhiều hình thức.
Cần phân biệt kinh tế cá thể với kinh tế gia đình. Kinh tế gia đình dựa
trên sở hữu cá nhân đặc biệt và thời gian lao động ngoài thời gian mà
công nhân viên chức và xã viên làm việc ở nhiệm sở, ở các xí nghịêp.
Kinh tế gia đình không phải là một thành phần kinh tế độc lập nhưng
được phát triển mạnh.
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân :
Bao gồm các doanh nghiệp dựa trên hình thức sở hữu tư nhân TBCN về tư
liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê của người khác. Tư bản tư
nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động.
Kinh tế tư bản tư nhân còn tồn tại trong thời kỳ quá độ là tất yếu nhằm
khai thác hết tiềm năng của đất nước, thu hút vốn đầu tư kỹ thuật hiện đại
của nước ngoài.
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước :
Thành phần này bao gồm những doanh nghiệp tư bản không còn độc lập
kinh doanh mà đã liên kết với Nhà nước, chịu sự kiểm soát trực tiếp và
chi phối cùa Nhà nước với những hình thức và mức độ khác nhau.
Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ diễn ra trên phạm vi thế
giới việc sử dụng hình thức kinh tế tư bản Nhà nước là tất yếu khách
quan.
Kinh tế tư bản Nhà nước là hình thức kinh tế quá độ thích hợp nhằm tạo
nhanh nguồn vốn, tranh thủ tiếp nhận khoa học – kỹ thuật – công nghệ
hiện đại của thế giới, tạo nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
Câu 15: Nguyên Nhân Ra Đời , Bản Chất , Những Biểu Hiện Chủ Yếu
Của Chủ Nghĩa Tư Bản Tư Bản Độc Quyền Nhà Nước ?
Nguyên nhân hình thành và phát triển Chủ nghĩa tư bản độc quyền :
Nguyên nhân hình thành và phát triển :
Chủ nghĩa tư bản (CNTB) có mầm mống từ chiến tranh thế giới thứ I và
phát triển trong chiến tranh thế giới II đã trở thành hình thức thống trị ở
các nước phương Tây (như Anh , Mỹ).
CNTB độc quyền nhà nước xuất phát từ các nguyên nhân :
Sự bùng nổ Cách mạng công nghệ làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất
mới, vượt quá khả năng kiểm soát của các tổ chức độc quyền nên cần
phải có sự kiểm soát của nhà nước, từ đó CNTB độc quyền nhà nước xuất
hiện.
Do quá trình xã hội hoá diễn ra nhanh nên xuất hiện nhu cầu bảo vệ lợi
ích của nhà nước và dân tộc .
Sự xuất hiện gia tăng một cách gay gắt các mâu thuẫn nội tại của CNTB,
hệ thống thuộc địa sản phẩm của chủ nghĩa thực dân cũ đã bị tan rã, sụp
đổ, cái sân sau của CNTB bị thu hẹp. Trước tình hình đó vai trò của nhà
nước đặc biệt quan trọng để điều chỉnh, chống đỡ, cứu nguy cho CNTB.
Phải xoa dịu cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, do sự lớn mạnh của
hệ thống xã hội chủ nghĩa, lúc bấy giờ phong trào độc lập dân tộc đang
lên cao và sự sụp đổ của CN thực dân cũ nên trước tình hình đó xuất hiện
nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
Bản chất kinh tế của CNTB độc quyền nhà nước :
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa sức mạnh của tư ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status