Nghiên cứu Phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở sa pa theo hướng phát triển bền vững - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Nghiên cứu Phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở sa pa theo hướng phát triển bền vững2
MỤC LỤC
PHỤ BÌA
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG ............................................................................. 13
1.1. Phát triển du lịch cộng đồng ............................................................... 13
1.1.1. Khái niệm cộng đồng ................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng ....................................................... 15
1.1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng.............................. 18
1.1.4. Các tiêu chí phát triển du lịch cộng đồng ..................................... 19
1.1.5. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng................................ 20
1.1.6. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch cộng đồng.............................. 21
1.2. Phát triển du lịch bền vững................................................................. 24
1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững ......................................................... 24
1.2.2. Mục tiêu của du lịch bền vững ..................................................... 25
1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch bền vững ........ 26
1.2.4. Các tiêu chuẩn của du lịch bền vững............................................ 33
1.2.5. Mối quan hệ giữa du lịch bền vững và du lịch cộng đồng ........... 36
1.3. Kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển du lịch cộng đồng
theo hướng bền vững.................................................................................. 38
1.3.1. Kinh nghiệm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của Malaysia . 38
1.3.2. Du lịch văn hóa bản địa ở Rio Blanco (Ecuador) ......................... 41
1.3.3. Du lịch nông thôn ở Hạ Casamance (Senegal) ............................. 42
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI SA PA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .................... 45
2.1. Quá trình hình thành và phát triển du lịch của Sa Pa....................... 45
2.1.1. Sa Pa thời Pháp thuộc .................................................................. 45
2.1.2. Từ sau hoà bình lập lại đến năm 1991.......................................... 46
2.1.3. Từ năm 1992 đến nay .................................................................. 47
2.2. Điều kiện và tiềm năng để phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân
tộc thiểu số của Sa Pa ................................................................................. 48
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa ...................... 48
2.2.2. Cơ sở hạ tầng ............................................................................... 50
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 52
2.2.4. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn...................................... 53
2.3. Thực trạng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại
Sa Pa............................................................................................................ 61
2.3.1. Số lượng khách du lịch và độ dài ngày lưu trú ............................. 61
2.3.2. Doanh thu du lịch......................................................................... 65
2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch........................................ 67
2.3.4. Chính sách phát triển du lịch gắn với cộng đồng của chính quyền
huyện Sa Pa ........................................................................................... 70
2.3.5. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch......................................... 75
2.3.6. Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số vào hoạt động du lịch76
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI
CỘNGĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI SA PA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.. 85
3.1. Định hướng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại
Sa Pa............................................................................................................ 85
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch tại Sa Pa ......................................... 85
3.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch huyện Sa Pa .................. 86
3.1.3. Định hướng phát triển không gian du lịch huyện Sa Pa................ 86
3.2. Xác định các chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển du lịch huyện Sa Pa 87
3.2.1. Số lượng khách du lịch ................................................................ 873.2.2. Độ dài ngày lưu trú ...................................................................... 88
3.2.3. Mức chi tiêu bình quân của một ngày/khách ................................ 88
3.2.4. Doanh thu du lịch......................................................................... 89
3.2.5. Công suất buồng phòng ............................................................... 89
3.2.6. Nhu cầu lao động ......................................................................... 89
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch gắn với cộng đồng
dân tộc thiểu số theo hướng phát triển bền vững ..................................... 90
3.3.1. Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp định hướng phát triển du lịch
gắn với cộng đồng dân tộc thiếu số theo hướng bền vững...................... 90
3.3.2. Tăng cường năng lực cho cộng đồng dân tộc thiểu số trong các hoạt
động du lịch........................................................................................... 95
3.3.3. Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch ..................................... 101
3.3.4. Nghiên cứu phát triển thị trường ................................................ 104
3.3.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ........................................ 105
3.3.6. Khuyến khích hợp tác, đầu tư và thực hiện chế độ ưu đãi cho người
cùng kiệt là người dân tộc thiểu số ........................................................... 106
3.3.7. Nghiên cứu mô hình “Hợp tác xã du lịch”.................................. 106
3.4. Một số kiến nghị ................................................................................ 108
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... 108
3.4.2. Kiến nghị với tỉnh Lào Cai và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lào Cai. 109
3.4.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương ...................................... 110
3.4.4. Kiến nghị với các công ty du lịch............................................... 110
KẾT LUẬN............................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 114
PHỤ LỤC.................................................................................................. 118

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong vòng 30 năm qua,
lượng khách du lịch quốc tế đã tăng xấp xỉ bốn lần. Du lịch nội địa cũng tăng
trưởng ở hầu hết các nước và hoạt động du lịch đã trải rộng về địa lý, vươn tới
hầu như tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, cũng
vì tốc độ phát triển quá nhanh của ngành du lịch, du lịch lại phát triển theo
hướng đại chúng dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên, huỷ hoại môi trường
và xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống. Phát triển du lịch theo cách đó đã
bộc lộ tính không bền vững, không chỉ về lĩnh vực môi trường tự nhiên mà
còn bao trùm các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội.
Vấn đề phát triển du lịch bền vững đã và đang được ngành du lịch thế
giới nói chung và từng quốc gia nói riêng quan tâm. Tổ chức UNWTO đã tập
trung cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về chính sách, hướng dẫn
phát triển, kỹ thuật quản lý và các công cụ đo lường nhằm tạo điều kiện cho
chính phủ các nước và chính quyền địa phương của họ xem xét các nguyên
tắc phát triển bền vững trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển. Các
quốc gia đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp cho một cách thức phát triển tối
ưu mà ở đó, lợi ích đến với toàn bộ các bên tham gia và “đáp ứng các nhu cầu
hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai”. Đặc biệt, phát triển du
lịch bền vững tạo cơ hội vàng cho các nước đang phát triển và kém phát triển
giảm tỉ lệ cùng kiệt đói và tạo công ăn việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống
cho cộng đồng, trong đó, phát triển du lịch gắn với cộng đồng được coi là một
giải pháp hữu hiệu.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam cũng đã và đang
chú trọng đến phát triển du lịch cộng đồng và phát triển bền vững, đặc biệt tại
những địa phương có yếu tố cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát
triển du lịch bền vững lại thường là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống
như Mai Châu (Hoà Bình), Ba Bể (Bắc Kạn), Na Hang (Tuyên Quang)…
Những điểm du lịch này vốn đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và phong
phú về tài nguyên du lịch nhân văn, đã thu hút số lượng lớn khách du lịch
(đặc biệt là khách du lịch quốc tế) và như một lẽ tự nhiên, du lịch đã tác động
một phần lên đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Sa Pa (Lào
Cai) cũng là một trong những điểm du lịch như thế.
Cách Hà Nội hơn 300 km về phía Tây Nam, Sa Pa là một điểm du lịch
nổi tiếng không những của tỉnh Lào Cai mà còn của cả nước. Nằm vắt mình
trên sườn đông của dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, Sa Pa tự hào có nguồn tài
nguyên đa dạng, phong phú để phát triển du lịch với nhiều thắng cảnh đẹp và
khí hậu tuyệt vời. Bên cạnh đó, Sa Pa còn là địa bàn cư trú của 6 nhóm dân
tộc thiểu số bao gồm: H’mông, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xa Phó và Hoa, tạo nên
bức tranh tươi tắn đầy màu sắc và đậm đà bản sắc dân tộc nơi đây. Hoạt động
phát triển du lịch tại Sa Pa phụ thuộc nhiều vào yếu tố cộng đồng và dù là trực
tiếp hay gián tiếp, đều có ảnh hưởng, tác động nhất định đến cộng đồng các
dân tộc thiểu số. Bởi vậy, với hơn 80% dân số là người dân tộc thiểu số (dân
tộc Kinh chỉ chiếm khoảng 17%), phát triển du lịch Sa Pa một cách bền vững
đòi hỏi phải gắn với lợi ích lâu dài của cộng đồng dân cư nói chung và cộng
đồng dân tộc thiểu số nói riêng, đi liền với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
và văn hoá địa phương, đồng thời quan tâm đến quyền chủ động của cộng
đồng trong quá trình quản lý các điểm đến.
Trong những năm qua, du lịch Sa Pa phát triển nhanh cùng với phát
triển du lịch của cả nước, thậm chí vào mùa cao điểm, sức chứa của Sa Pa trở
nên “quá tải”. Bên cạnh những tác động tích cực của du lịch lên cuộc sống
của đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn còn những vấn đề bất cập đi ngược lại với
nguyên tắc của phát triển bền vững như: tác động xấu của xu thế thương mại
hoá, sự mai một các giá trị văn hóa truyền thống, sự bất bình đẳng trong chia
sẻ lợi ích, các công trình hủy hoại môi trường và cảnh quan... khiến cho vấn
đề phát triển bền vững lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Hơn nữa,
phát triển du lịch ở Sa Pa vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng để phát huy hết
tiềm năng và lợi thế của mình sao cho vừa đa dạng hoá sản phẩm vừa tạo cơ
hội thu hút cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động du lịch,
tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, tạo đà phát triển bền
vững cho du lịch tại Sa Pa.
Du lịch không chỉ dừng lại ở đó bởi ngày càng có nhiều người mong
muốn có điều kiện để đi du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới còn dự báo tới năm
2020, sẽ có trên 1.500 lượt khách du lịch quốc tế, hơn gấp đôi con số hiện
nay. Bởi vậy, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Sa Pa nói riêng cũng
phải tính đến phương án đối phó các tác động của du lịch bằng biện pháp phát
triển bền vững. Vì những lý do trên đây, học viên đã chọn đề tài “Nghiên cứu
phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng
phát triển bền vững” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về các vấn đề liên
quan đến đề tài như: Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa (nghiên cứu của
Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam, 2000), Đề án phát triển du
lịch cộng đồng kết hợp với xoá đói giảm cùng kiệt và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn đến năm 2020 (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2010), Phát
triển du lịch gắn với xoá đói giảm cùng kiệt ở Lào Cai (Luận án tiến sĩ kinh tế
của tác giả Phạm Ngọc Thắng, 2010). Bên cạnh đó, có một số bài báo đăng tải
trên các tạp chí trong nước và ngoài nước viết về du lịch tại Sa Pa, phân tích
cái được và cái mất của Sa Pa trong quá trình tham gia vào hoạt động du lịch.
Các bài viết, nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch cộng
đồng tại Sa Pa và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống của người dân địa
phương. Không dừng lại ở việc kế thừa một số nghiên cứu về du lịch cộng10
đồng tại Sa Pa, luận văn tập trung hướng tới đối tượng là nhóm các đồng bào
dân tộc thiểu số chính nơi đây và phát triển đề tài bám theo nguyên tắc du lịch
bền vững của WTO, làm rõ mối quan hệ biện chứng chặt chẽ giữa du lịch
cộng đồng và du lịch bền vững. Vì vậy, nghiên cứu phát triển du lịch gắn với
cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa theo hướng bền vững là một hướng đi
mới nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được các tác giả khác quan
tâm, hoàn thiện trong các công trình nghiên cứu lần sau.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp có thể vận dụng góp phần phát triển du lịch
gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tập trung nghiên cứu cơ sỏ lý luận về du lịch cộng đồng và du lịch
bền vững; các điều kiện để phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân
tộc thiểu số, những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển
du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững;
- Phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển du lịch của huyện Sa
Pa về tiềm năng, lợi thế sẵn có, những thuận lợi và khó khăn của Sa Pa trong
phát triển du lịch nói chung và du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số nói
riêng;
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để giải quyết các tồn tại trong
phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa theo hướng
phát triển bền vững.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhóm đồng bào dân tộc thiểu số tại Sa Pa bao
gồm: H’mông, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Do đó, thuật ngữ cộng đồng trong
đề tài dùng để chỉ cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên địa bàn huyện Sa Pa, tập trung vào các xã du lịch vệ
tinh của huyện như: Bản Hồ, Tả Van, San Sả Hồ, Tả Phìn...
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở
đưa ra lập luận về mối quan hệ giữa phát triển du lịch cộng đồng và phát triển
bền vững, các tác động của du lịch về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội lên nhóm
cộng đồng dân tộc thiểu số và vai trò của dân tộc thiểu số trong phát triển du
lịch bền vững tại Sa Pa.
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Luận văn sử dụng phương
pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
+ Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo
tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo của cơ quan quản lý du
lịch và chính quyền địa phương.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc điều tra, khảo sát thực địa, phỏng
vấn các cán bộ chuyên trách du lịch huyện Sa Pa và một số người dân địa
phương.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích mối quan hệ chặt chẽ
giữa du lịch, cộng đồng và phát triển bền vững, từ đó đề xuất giải pháp thực
hiện.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến và kinh nghiệm từ các
báo cáo của các chuyên gia thuộc các tổ chức tài trợ các dự án phát triển du
lịch cộng đồng và phát triển bền vững tại Sa Pa.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu gồm ba chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển du
lịch cộng đồng và du lịch bền vững.
- Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững.
- Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch gắn với
cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Phát triển du lịch cộng đồng
1.1.1. Khái niệm cộng đồng
Theo quan điểm của Mác- Lênin, cộng đồng là mối liên hệ qua lại giữa
các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng hưởng lợi ích của các thành viên có
sự tương đồng về điều kiện tồn tại và phát triển, bao gồm: hệ tư tưởng, tín
ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất. Trong quá trình triển khai các
hoạt động liên quan đến phát triển cộng đồng, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp
ba yếu tố hình thành nên một khái niệm tương đối đầy đủ về cộng đồng bao
gồm: yếu tố địa vực, yếu tố kinh tế (yếu tố nghề nghiệp) và yếu tố văn hoá.
- Yếu tố địa lý: Đây là yếu tố đầu tiên để khu biệt một cộng đồng. Ý
thức cương vực lãnh thổ là một trong những ý thức sâu sắc và lâu bền của con
người trong lịch sử, là hạt nhân tạo nên tâm thức chung của cộng đồng. Nói
đến cộng đồng là nói đến một tập thể người định cư trên một vùng đất đai nào
đó hay nhóm người sống thường xuyên trên một khu vực nhất định, có ý thức
mình thuộc về cả đoàn thể, địa phương và hoạt động cùng nhau trong đời
sống. Trên cơ sở này, ta có thể chia theo đặc điểm địa hình thành các nhóm
cộng đồng vùng núi, cộng đồng vùng đồng bằng, cộng đồng trung du, cộng
đồng ven biển, cộng đồng hải đảo hay chia theo vùng miền đất nước như:
cộng đồng miền bắc, cộng đồng miền trung và cộng đồng miền nam.
- Yếu tố nghề nghiệp: Trong mối quan hệ tạo nên sự cố kết cộng đồng,
nghề nghiệp có một vai trò rất quan trọng. Các hoạt động kinh tế tạo ra cho
cộng đồng một sự gắn kết và bảo đảm về vật chất để họ cùng nhau tồn tại. Từ
đó, xã hội dần dần hình thành nhóm cộng đồng gọi là làng nghề. Làng nghề
có thể có một vài nghề chính, có nơi chỉ có thuần một nghề; trong đó, cộng

t4BUr6D898IC6W6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status