Tư duy mới của Đảng về kinh tế thị trường trong 20 năm đổi mới ở nước ta - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae
I.Mở đầu 1
II. Sự hình thành tư duy mới của Đảng về kinh tế thị trường 1
1.Hoàn cảnh kinh tế nước ta những năm 80 thế kỷ 20
2.Hình thành sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
III. Những nét đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường qua các kỳ Đại hội 3
1.Từ Đại hội VI đến Đại hội VIII
2.Từ Đại hội IX đến Đại hội XI
IV. Những thành tựu đạt được sau 20 năm đổi mới 6
V. Hướng giải quyết và mục tiêu phát triển của Đảng về kinh tế thị trường trong những năm tới 9
VI. Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 14

Đảng ta cần có tư duy đổi mới đúng đắn nhất là về lĩnh vực phát triển kinh tế. Đó là nhiệm vụ đặt ra vô cùng cấp bách và khó khăn, bởi lẽ trong bối cảnh hiện nay bên cạnh tình hình kinh tế còn nhiều biến động nước ta phải đối mặt với vấn đề an ninh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ diễn ra rất phức tạp và khó lường trước .
Sau khi tìm hiểu và tiếp thu môn học “ Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ” em đã phần nào hiểu được tầm quan trong về những quyết sách đúng đắn của Đảng về công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong. Chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Tư duy mới của Đảng về KTTT trong 20 năm đổi mới ở nước ta ” với mong muốn tìm hiểu đường lối chính sách của Đảng và những thành tựu đạt được cùng với những thách thức sắp tới.
II. Sự hình thành tư duy mới của Đảng về kinh tế thị trường
1.Hoàn cảnh kinh tế nước ta những năm 80 thế kỷ 20
Nhà nước ta quản lý nền kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính và những chỉ tiêu áp đặt từ trên xuống .Phương hướng sản xuất, nguồn vật tư tiền vốn,định giá sản phẩm,tổ chức nhà máy, nhân sự, tiền lương…đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Các doanh nghiệp được cấp phát vốn và nộp cho nhà nước .”Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu” [1,143]. Các cơ quan hành chính can thiệp sâu dẫn đến doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh .Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Các tư liệu sản xuất, phát minh sáng chế, sức lao động không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.
“Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa sinh ra đội ngủ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động”[1,143].
Chế độ bao cấp của nước ta được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu : bao cấp qua giá, bao cấp qua chế độ tem phiếu, bao cấp theo chế độ cấp phát vốn.
Với những cơ chế như vậy có những mặt tích cực về việc tập trung vốn cho những lĩnh vực mũi nhọn trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy cơ chế bao cấp đã làm tăng gánh nặng đối với ngân sách nhà nước, vừa làm vừa cho nên việc sử dụng kém hiệu quả, sinh ra cơ chế “xin cho”.Thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, không kích thích chức năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Tất cả những điều đó làm cho một số nước XHCN khác lâm vào tính trạng khủng hoảng,trì trệ.
2.Hình thành sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Dưới thời kỳ bao cấp chúng ta chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, quá coi trọng việc thực hiện kế hoạch hóa theo phương hướng xã hội chủ nghĩa, muốn xóa bỏ ngay chế độ sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, trong khi đó không thừa nhận thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần rất năng động phát triển mà lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu. Dưới sức ép nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ khủng hoảng, chúng ta đã có những bước đi đầu chuyển sang hướng thị trường mặc dù chưa triệt để, ví dụ như: khoán sản phẩm, bù giá vào lương, Nghị quyết TW khóa V về giá-lương-tiền, thực hiện Nghị định 25-CP và 26-CP của Chính phủ… Đó là những nét mới khi chúng ta bắt đầu cải cách để đến khi Đại hội VI họp chính thức ,Đảng ta đã đi đến quyết định :” Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội” [3,387]. Như vậy, về cơ bản đất nước đã chính thức đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng thị trường.
III. Những nét đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường qua các kỳ Đại hội
1.Từ Đại hội VI đến Đại hội VIII
Đại hội VI được họp vào ngày 18/12/1986. Trong lúc hoàn cảnh tình hình kinh tế diễn ra theo chiều hướng xấu, Đại hội đã thông qua những nghị quyết quan trọng ,đánh giá tình hình, những tồn tại yếu kém “Đại hội chủ trương đổi mới một cách toàn diện, trong đó đổi mới tư duy lý luận là cơ bản, đổi mới tư duy kinh tế là trọng tâm, đổi mới với các hình thức bước đi thích hợp. Đổi mới trên cơ sở đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.”[2,55]. Đại hội nhấn mạnh, tập trung sức người sức của vào việc thực hiện 3 chương trình, mục tiêu : lương thực thực phẩm, hang tiêu dùng, hang xuất khẩu. Đây là đại hội được đánh giá là “trí tuệ - dân chủ - đoàn kết và đổi mới”.
Trong 5 năm tiến hành đổi mới (1986-1991) nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế. Đại hội VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, thông qua nội dung các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1991-1996. Đại hội đã khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo “cơ chế thi trường có sự quản lý của Nhà nước”.Trong cơ chế kinh tế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện Thị trường có nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhà nước quản lý nền kinh tế để định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh tế, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
Sau 10 năm đổi mới (1986-1996) Đại hội VIII đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, chỉ rõ thời cơ trước mắt cùng những thách thức mới. Thông qua nội dung và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1996-2000).Đại hội VIII diễn ra đánh dấu bước chuyển biến của nước ta sang thời kỳ đổi mới: thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như vậy so với thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường trong các kỳ Đại hội này có sự thay đổi căn bản và sâu sắc
“Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta ” [1,146-148-149].
Đánh giá được đúng tầm quan trọng của k...


g0rG6cgnnGl753f
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status