Luận chứng về triết lý phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:

Trong thực tế, những doanh nghiệp có triết lý phát triển đúng đắn sẽ dễ dàng thích nghi, ứng phó với môi trường hoạt động luôn thay đổi, đứng vững trước các khó khăn của nền kinh tế, tạo dựng được ưu thế cạnh tranh và uy tín trên thị trường. Họ có khả năng phát triển liên tục nguồn nhân lực, thu hút được nhiều lao động giỏi, tạo ra nhiều nhân viên xuất sắc và luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và vượt qua những thách thức của nền kinh tế đặt ra.
Ở Việt Nam, triết lý phát triển doanh nghiệp đã tiềm ẩn từ lâu trong tư duy và hành động của nhiều nhà kinh doanh có tầm nhìn chiến lược thuộc các thành phần kinh tế, nhưng chưa phổ biến rộng rãi, chưa được hình thành có hệ thống và thể hiện một cách chính thức. Trước xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường nội địa, khu vực và toàn cầu; việc hình thành triết lý phát triển là nhu cầu bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp của Việt Nam nhằm tạo ra định hướng, đường lối phát triển thống nhất, thúc đẩy tinh thần làm việc của các thành viên trong tổ chức và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy , em đã chọn đề tài: “Luận chứng về triết lý phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam” cho bài nghiên cứu của mình.


I. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm “Triết học” và “Triết lý”
Theo quan niệm của Trung Hoa, triết học là từ gốc Hán, trong đó “triết” có nghĩa là trí tuệ (bao gồm sự hiểu biết sâu rộng về vũ trụ và nhân sinh), “học” là khoa học, môn học, “môn” là cửa, và do đó, “triết học” là cánh cửa để đi vào con đuờng khoa học, khai mở trí tuệ của con người.
Ở Ấn Độ, khái niệm “triết học” (dar’sana) có nghĩa là “chiêm ngưỡng”, là tri thức dựa trên lý trí, là con đường để đạt tới chân lý của nhân sinh và vũ trụ.
Quan niệm của phương Tây từ cổ đại đến cận đại định nghĩa “Triết học” là khoa học của khoa học, nó bao gồm tất cả các khoa học vì nó dùng trí tuệ, lý luận để giải thích cho mọi sự vật, hiện tượng. Theo tiếng Hy Lạp” Triết học” (philosophia) là “yêu mến sự thông thái”. Loài người chỉ tạo ra ba phương pháp để nhận thức và giải thích về thế giới. Nếu như thông qua “huyền thoại”, con người coi mình là trung tâm, từ con người để suy ra, giải thích cho sự vật, hay thông qua “tôn giáo” lại thừa nhận đấng thiêng liêng là khởi đau cho mọi vật, thì “philosophia” là cách nhận thức, giải thích thế giới bằng trí tuệ, lý trí, lập luận của con người.
Có thể nói, khái niệm “triết học” có những biến đổi nhất định trong lịch sử, nhưng lúc nào cũng bao hàm: yếu tố nhận thức (sự hiểu biết về vũ trụ, về con người và sự giải thích bằng hệ thống tư duy) và yếu tố nhận định (đánh giá về đạo lý để con người có thái độ và hành động).
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, Triết học là hệ thống các tri thức, lý luận chung nhất của con người về thế giới, về con người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới. Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội; là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại, của nhận thức và của thái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Triết lý là những luận điểm, quan điểm nhất định được con người rút ra từ thực tiễn, trải nghiệm trong cuộc sống và được dùng làm định hướng, chỉ dẫn cho hành động của con người.
Như vậy, từ khái niệm đưa ra ở trên, có thể rút ra điểm cơ bản để phân biệt Triết học và Triết lý, đó là:
Thứ nhất, Triết học tìm tòi và đưa ra những quy luật chung nhất, bao quát nhất của tự nhiên và xã hội (quy luật của quy luật). Triết lý lại đưa ra những quan điểm được đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân và tùy theo cách nhìn nhận riêng của mỗi người. Nếu triết học là lý luận khách quan, thì triết lý lại là lý lẽ chủ quan, do vậy tính đúng- sai còn phụ thuộc vào góc nhìn và cách đánh giá của mỗi người.
Thứ hai, Triết lý rất đa dạng và dễ thay đổi tùy vào thực tiễn. Nếu triết học hình thành qua nghiên cứu thì triết lý hình thành do trải nghiệm từ cuộc sống của các cá nhân. Tùy góc độ nhìn nhận mà từ một thực tiễn có thể có nhiều triết lý. Mặt khác, nếu triết học khó có thể thay đổi thì triết lý lại có thể thay đổi rất nhanh để phù hợp với những biến chuyển, thay đổi của thực tiễn.
1.2. Triết lý kinh doanh và Triết lý phát triển của doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, đúc kết và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh để hướng dẫn tư duy và hành động cho toàn thể các thành viên trong tổ chức và coi đó là phương châm, định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình.
Triết lý kinh doanh bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, thông qua quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh… được con người tổng kết, đúc rút thành những tư tưởng chủ đạo trên các mặt quản lý, điều hành hay những quy tắc chung nhất về ứng xử, đạo đức để dẫn dắt hành vi các cá nhân thành một thể thống nhất, thể hiện màu sắc, quan điểm kinh doanh riêng của mỗi doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh thường thể hiện qua các quan điểm hành động, mối liên hệ giữa các bộ phận, phòng ban chức năng cấu thành nên doanh nghiệp.
Có thể lấy ví dụ về mặt quản trị nhân lực, triết lý của Ngân hàng Bưu điện Liên việt (Lienvietpostbank) cho rằng “Người lao động là Sức mạnh của Ngân hàng”, “Không có con người, dự án vô ích”. Những chủ doanh nghiệp có quan điểm như vậy, sẽ luôn biết cách thu hút nhân tài, biết sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, có chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ được những người có tài làm việc cho mình. Hay một ví dụ khác trong công tác marketing, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng đã đưa quan điểm “Khách hàng là trọng tâm” trở thành một trong sáu giá trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của mình. Tương tự như vậy, Lienvietpostbank cũng đúc kết thành triết lý: “Khách hàng là ân nhân của Ngân hàng”, “Không có khách hàng, Ngân hàng vô ích”. Quan điểm coi trọng khách hàng như vậy sẽ nâng cao mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng mới cũng như xây dựng được nguồn khách hàng trung thành với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Triết lý phát triển của doanh nghiệp là những tư tưởng, quan điểm, đường lối định hướng hoạt động giúp doanh nghiệp có thể phát triển theo mục tiêu xác định và đi đến thành công. Có thể nói, triết lý phát triển của doanh nghiệp chính là căn cứ, công cụ để đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả, mang tính lâu dài, đưa doanh nghiệp đạt tới mục tiêu của mình.

GECf60R5ad0lCcy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status