Đảng lãnh đạo cả nước đi lên CNXH - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Đảng lãnh đạo cả nước đi lên CNXH



MỤC LỤC
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP ĐẢNG 1
II. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 5
QUA CÁC THỜI KỲ CÁCH MẠNG 5
III. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC ĐI LÊN CNXH 16
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ức CS thành lập ra Đảng CS. Sau chỉ thị của quốc tế CS đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay ngay vào việc chuẩn bị các văn kiện cho hội nghị hợp nhất và khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất thì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức CS tiến hành 3 đến 7-2-1930 tại Hương cảng Trung Quốc: Hội nghị thảo luận bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, quyết định thành lập Đảng CS và lấy tên là Đảng CS Việt Nam, thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt và lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhân dịp thành lập Đảng, bầu Ban chấp hành trung ương lâm thời. Hội nghị được coi như là hội nghị thành lập Đảng và các văn kiện do Hội nghị thông qua chính là cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
Đảng CS Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, là bước ngoặc vĩ đại trong phong trào CM Việt Nam. Nó chứng tỏ giai cấp Công nhân Việt Nam đã trưởng thành. Đảng CS Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác-Lenin và phong trào Công nhân. Đây là quy luật thành lập Đảng của giai cấp Công nhân Việt Nam.
II. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KỲ CÁCH MẠNG
1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TA ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Đảng lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930 -1945)
*Hội nghị TW lần I (10-1930) tại Hương Cảng Trung Quốc với nội dung:
Đổi tên Đảng CS Việt Nam thành Đảng CS Đông Dương.
Thông qua luận cương chính trị do đồng chí Nguyễn Ai Quốc soạn thảo.
Bầu ban chấp hành TW, đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư.
*Hội nghị TW 7-1936 tại Thượng Hải Trung Quốc do đồng chí Lê Hồng Phong làm chủ trì với nội dung:
Tạm gác khẩu hiệu chiến lược CM Việt Nam là “ chống đế quốc và chống phong kiến”, đưa ra khẩu hiệu mới là “ chống phản động thuộc địa, chống chiến tranh, đòi dân sinh dân chủ, đòi tăng lương, giảm giờ làm việc, giảm siêu, giảm thuế”.
Chủ trương chuyển hướng về mặt tổ chức và hình thức đấu tranh: từ bí mật không hợp pháp trở thành hợp pháp và nửa hợp pháp. Vì thế mà hội nghị quyết định thành lập hội “Tương Tế”, hội “Ai Hữu”.
*Hội nghị TW 6 (11-1939) tại Bà Điểm Hoóc Môn do đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm chủ trì với nội dung:
Hội nghị nhận định: chiến tranh thế giới lần này sẽ nung nấu CM Đông Dương bùng nổ.
Chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, quyết định thành lập mặt trận phản đế Đông Dương thay cho mặt trận dân chủ Đông Dương và thay đổ khẩu hiệu: “ tịch thu ruộng đất của phong kiến và đế quốc” thành “ tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai”.
Đặt võ trang bạo động giành chính quyền nhưng không vạch được bước đi của khởi nghĩa vũ trang.
*Hội nghị TW 7 (11-1940) tại Đình Bảng-Từ Sơn-Bắc Ninh do đồng chí Trường Chinh chủ trì với nội dung:
Xác định kẻ thù của CM Đông Dương lúc này là phát xít Nhật và thực dân Pháp, thay khẩu hiệu “ đánh đuổi thực dân Pháp” thành “ đánh Pháp đuổi Nhật”.
Tán thành hội nghị 6 về việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Đặt võ trang bạo động vào chương trình nghị sự. Cụ thể là hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ duy trì lực lượng khởi nghĩa Ba Sơn.
*Hội nghị TW 8 (5-1941) tại Cao Bằng do đồng chí Nguyễn Ai Quốc chủ trì với nội dung:
Nhận định được chiến tranh thế giới lần trước đẻ ra Liên Xô - một nước XHCN thì chiến tranh thế giới lần này đẻ ra cả hệ thống XHCN nên CM nhiều nước thành công.
Hội nghị tán thành với hội nghị 6,7 về việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu nhưng hội nghị chủ trương giải quyết về vấn đề dân tộc ở khuôn khổ mỗi nước Đông Dương để thành lập mặt trận riêng cho từng nước.
Chủ trương đặt võ trang bạo động là nhiệm vụ trung tâm của hội nghị và vạch ra bước đi của khởi nghĩa võ trang từ từng phần lên tổng khởi nghĩa.
* Hội nghị đã trực tiếp chỉ đạo phong trào CM nước ta qua các thời kỳ và giai đoạn:
Với cao trào 30, 31 và Xô Viết Nghệ Tĩnh đã khẳng định được đường lối của Đảng là đúng đắn, để lại cho nhân dân niềm tin về sự lãnh đạo đúng đắn của giai cấp công nhân và để lại cho quần chúng công nông một điều tự tin về sức mạnh CM của mình, đây thực sự là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và để lại cho Đảng một bài học kinh nghiệm quí giá.
Với cuộc đấu tranh nhằm khôi phục lại phong trào (1932-1935) đã bảo vệ được chân lý của Đảng đồng thời cũng đã giáo dục được nhiều Đảng viên quốc dân Đảng đi theo đường lối của Đảng CS và nhiều người sau này trở thành Đảng viên CS, cuộc đấu tranh trên báo chí công khai diễn ra trên hai lĩnh vực: triết học và văn học và trên nghị trường. Phong trào CM Việt Nam cuối 1934 đầu 1935 phát triển, nhiều cuộc bãi khóa, đình công lại liên tục nổ ra trên cả nước.
Với cao trào dân chủ Đông Dương (1936-1939) buộc nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương phải ban bố một số nghị định tạm thời: thời gian làm việc của Công nhân từ 12h / 1 ngày xuống còn 8h / 1 ngày và được nghỉ ngày Chủ nhật, thả một số tù chính trị. Đây là cuộc diễn tập thử lần hai thiết thực chuẩn bị về mọi mặt cho việc giành chính quyền CM của Đảng.
Sang đầu năm 1945 tình hình chiến tranh thế giới lần 2 cũng bước vào giai đoạn kết thúc: Hồng quân Liên Xô sau khi tiêu diệt phát xít Đức đã quay lại đánh đạo quân Quan Đông của Nhật làm cho bọn lính Nhật ở Đông Dương hoang mang lo sợ thực dân Pháp đứng ở phía sau đảo chính lật đổ Nhật chiếm lấy Đông Dương. Vì thế, đêm 9-3-1945 Nhật đã tiến hành trước cuộc đảo chính lật đổ Pháp chiếm Đông Dương. Hội nghị TW 8-3-1945 tại Tân Trào đã diễn ra đúng lúc Nhật tiến hành đảo chính Pháp đã xác định kẻ thù của ta lúc này là phát xít Nhật, thay đổi khẩu hiệu “ đánh đuổi Pháp-Nhật” thành “ đánh đuổi phát xít Nhật” và dự kiến thời cơ khởi nghĩa. Hội nghị ra chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Thực hiện chủ trương của TW cao trào kháng Nhật đã diễn ra sôi nổi trên cả nước. Nhiều cuộc khởi nghĩa từng phần đã diễn ra và giành thắng lợi ở một số địa phương nên thời cơ tổng khởi nghĩa đang đến gần. Vì vậy, 13-8-1945 Đảng đã tiến hành hội nghị toàn quốc tại Tân Trào và 15-8-1945 phát xít Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Hội nghị quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, bầu ra ủy ban lãnh đạo khởi nghĩa do đồng chí Trường Chinh làm trưởng ban. Tối 15-8 hội nghị toàn quốc của Đảng kết thúc. Sáng 16-8 cũng tại Tân Trào ĐH quốc dân lại được triệu tập chủ trương phát động tổng khởi nghĩa của Đảng và bầu ra chính phủ CM lâm thời do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ĐH đã thông qua đường lối đối nội, đối ngoại của chính phủ, thông qua quốc kỳ, quốc ca của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau ĐH quốc dân Tân Trào cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 đã diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Đây thực sự là cuộc nổi dậy của toàn dân được kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, có nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa tại thành phố và k
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status