Tóm tắt các kì đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam và bài học ý nghĩa - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Tóm tắt các kì đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam và bài học ý nghĩa



Đại hội đã thảo luận, đánh giá quyết định chuyển cách mạng Việt Nam từ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam sang thực hiện cách mạng xã hội trên toàn đất nước. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, gồm:
 Đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa
 Đường lối xây dựng kinh tếtrong thời kì quá độ
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng ương đến địa phương, các tổ chức quần chúng của Đảng cũng dần được khôi phục và phát triển.  Đại hội chính là mốc đánh dấu sự sống còn của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì trước đó tất cả các tổ chức, đảng phái khác như Việt Nam Quang phục hội, Việt Nam quốc dân đảng,… sau khi bị thực dân Pháp đàn áp đều không còn hoạt động hay hoạt động rất hạn chế, cơ sở trong nước bị khủng bố hoàn toàn, chỉ còn các cơ sở hoạt động tại hải ngoại.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II:
Chủ đề: “Đại hội kháng chiến”
Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II
2.1 Hoàn cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Thu – Đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới năm 1950, thế và lực của ta trong kháng chiến chống Pháp phát triển vượt bậc. Để tiếp tục phát triển đường lối kháng chiến kiến quốc, Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951. Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên.
2.2 Nội dung:
Đại hội đã quyết định tách Đảng Cộng Sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Đông Dương Đảng Mác-Lênin riêng. Ở Việt Nam Đại hội thành lập Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai.
Đại hội thông qua Báo cáo chính trị do Hồ Chí Minh soạn thảo ” trong đó tổng kết kinh nghiệm của Đảng qua các thời kì từ khi ra ra đời và khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
Bản báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Trường Chinh soạn thảo. Báo cáo nêu lên nhiệm vụ cơ bản của cách mạng nước ta là đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất hòan tòan cho dân tộc, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Xuất bản báo Nhân Dân làm cơ quan ngôn luận của Trung Ương Đảng
Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới. Bầu Ban chấp hành Trung ương mới và Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh là Tổng Bí thư.
2.3 Ý nghĩa:
Đại hội đại biểu lần II của Đảng được xem như là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đại hội đã đưa Đảng Cộng Sản Việt Nam từ việc hoạt động bí mật dưới tên gọi Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương ra hoạt động công khai trở lại dưới tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III:
Chủ đề: “Xây dưng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà”
Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
3.1 Hoàn cảnh lịch sử:.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960. 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đã về dự Đại hội.
Trong lời khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Ðại hội lần này là đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà".
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 47 uỷ viên chính thức và 31 uỷ viên dự khuyết.
Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 11 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết.
3.2 Nội dung:
Đại hội đã thảo luận và đánh giá cách mạng hai miền đang có những bước tiến quan trọng. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Sau khi hòan thành việc khắc phục hậu quả do cuộcKháng chiến chống Pháp để lại và thực hiện những nhiệm vụ bước đầu của chính quyền dân chủ nhân dân theo kinh nghiệm của Liên Xô và Đông Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội quyết định sẽ đưa miền Bắc đi lên cách mạng xã hội chủ nghĩa đồng thời đưa ra nhận định công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc sẽ có vai trò quyết định nhất với sự phát triển của cách mạng hai miền. Đại hội khẳng định đứa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Do Pháp không thực hiện Tổng tuyển cử theo Hiệp định Geneva 1954 và việc vận động thực hiện hiệp định bị chính quyền Diệm đàn áp do sợ thất bại nên Việt Nam chưa thống nhất được]. Đại hội do đó đã quyết định sẽ tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và nhận định cuộc cách mạng này có vai trò quyết định trực tiếp với sự nghiệp giái phóng miền Nam.
Đại hội nhận định cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hòan thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
Nhằm thực hiện mục tiêu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra Kế họach 5 năm lần thứ nhất 1960-1965, nhiệm vủ chủ yếu của Kế hoạch này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, lấy phát triển công nghiệp nặng làm nền tảng, đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.
Thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng. Bầu Ban chấp hành Trung ương mới do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn là Bí thư thứ nhất.
3.3 Ý nghĩa:
Được xem như là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho tòan Đảng và tòan dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà” Thắng lợi của Hội nghị còn được nhận xét là đưa “miền Bắc nước ta tiến những bước dài chưa từng thấy (…) đất nước xã hội con người đều đổi mới”.
4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV:
Chủ đề: “Đại hội thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên con đường XHCN”
Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
4.1 Hoàn cảnh lịch sử:
Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước ta bắt đầu một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hoà bình thống nhất độc lập và cả nước đi lên CNXH.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976. 1.008 đại biểu thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên trong cả nước dự Đại hội.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 uỷ viên chính thức và 32 uỷ viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm có 14 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng có ý nghĩa trọng đại, là đại hội toàn thắng của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và mở đầu cho thời kỳ cả nước đi lên CNXH. Những nội dung cơ bản của Đại hội về xây dựng CNXH đã đánh dấu một bước phát triển của Đảng ta trong việc tiếp tục khẳng định con đường đi lên CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
4.2 Nội dung:
Đại hội đã thảo luận, đánh giá quyết định chuyển cách m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status