Lý luận chung về tích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn Việt nam - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae

PHẦN 1. CƠSỞLÝLUẬNTÍCHLUỸTƯBẢN 3
I. Bản chất và nguồn gốc của tích luỹ tư bản 3
II. Những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản 4
2.1- Mức độ bóc lột sức lao động 5
2.2- Ttrình độ năng suất lao động xã hội 6
2.3- Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng 6
2.4- Quy mô của tư bản ứng trước. 6
III. Mối quan hệ tích luỹ - tích tụ - tập trung tư bản 7
PHẦN II. THỰCTRẠNGVÀGIẢIPHÁP VẬNDỤNGLÝLUẬNTÍCHLUỸTƯBẢNVÀOTHỰCTIỄN VIỆT NAM 9
I- Thực trạng tích lũy vốn của Việt nam 9
II. Những giải pháp tăng cường tích luỹ vốn ở Việt nam 11
2. 1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích luỹ - tiêu dùng 12
2. 2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn 13
2. 3. Tăng cường tích luỹ vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài 13
Kết luận 16
Tài liệu tham khảo 17

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển năng động nhất từ trước đến nay và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính trị, nâng cao vị thế đất nước trên thế giới. Đó là những thành quả rất đáng tự hào mà mỗi chúng ta đều cảm nhận được, là kết quả của sự lựa chọn đúng đắn đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và sự vận dụng sáng tạo các phương pháp, nguyên lý cơ bản của phát triển kinh tế vào điều kiện Việt nam. Với xuất phát điểm thấp, tiềm lực kinh tế rất yếu, tỉ lệ tích lũy dưới 10% thu nhập, chúng ta đối mặt với thực tế trình độ kỹ thuật, năng suất lao động thấp.
Với mô hình nền kinh tế hiện đại, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế. Nhà kinh tế học hiện đại Samuelson cho rằng một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là "kĩ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn". Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo ra công nghệ tiên tiến, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu; Cơ cấu sử dụng vốn có tác động quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Để giữ được nhịp độ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, một trong những khó khăn lớn nhất đặt ra là cách huy động vốn. Nguồn vốn có thể được huy động từ tích lũy trong nước và vốn vay nước ngoài. Lý luận và thực tiễn cho thấy tích luỹ và huy động vốn từ trong nước là quan trọng nhất, đảm bảo sự bền vững của nền kinh tế và không bị phụ thuộc vào bên ngoài.
Với nhận thức sâu sắc về vai trò của việc tích luỹ vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nước, trong bài viết này em sẽ trình bày những lý luận chung về tích luỹ tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn Việt nam. Do hạn chế về thời gian và trình độ, bài viết sẽ khó tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cưú, em rất mong nhận được sự đánh giá, hướng dẫn của các thầy, cô giáo. Em xin trân trọng cảm ơn.

Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN
I. Bản chất và nguồn gốc của tích luỹ tư bản
Đặc trưng cơ bản của xã hội loài người là lao động. Điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội loài người chính là sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng không ngừng nâng cao.
Bất cứ quá trình sản xuất xã hội nào nếu xét theo tiến trình đổi mới không ngừng của nó, thì đồng thời cũng là quá trình tái sản xuất. Quá trình này là tất yếu khách quan theo hai hình thức là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn không phải là tái sản xuất điển hình của CNTB mà hình thái điển hình của CNTB là tái sản xuất mở rộng. Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không thể sử dụng hết giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, mà phải dùng một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô đầu tư so với năm trước. Chính phần giá trị thặng dư đó được gọi là tư bản phụ thêm. Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay chuyển hoá giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Xét một cách cụ thể, tích luỹ tư bản nhằm tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được là vì tư bản thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của một tư bản mới. Tích luỹ tư bản là là tất yếu khách quan do quy luật kinh tế cơ bản, quy luật giá trị và cạnh tranh... của cách sản xuất TBCN quy định. Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. Như vậy thực chất của tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm (tư bản bất biến phụ thêm và tư bản khả biến phụ thêm) để mở rộng sản xuất. Trong quá trình sản xuất, lãi tiếp tục được bổ sung vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện mạnh mẽ quay trở lại bóc lột chính họ.
Quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng hoá đã biến thành quyền chiếm đoạt TBCN thông qua quá trình tích luỹ tư bản. Khác với nền sản xuất hàng hoá giản đơn, trong nền sản xuất TBCN sự trao đổi giữa người lao động và nhà tư bản dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm không một phần lao động của công nhân mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Sự thay đổi căn bản trong quan hệ sở hữu hoàn toàn không vi phạm quy luật giá trị.
Mục đích của nền sản xuất TBCN là sự lớn lên không ngừng của giá trị. Để thực hiện mục đích đó các nhà tư bản không ngừng tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân. Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệt nên các nhà tư bản buộc phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ. Do đó động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng TBCN chính là một quy luật kinh tế cơ bản của CNTB. Trong buổi đầu của sản xuất TBCN, sự ham muốn làm giàu của các nhà tư bản thường chi phối tuyệt đối nhưng đến một trình độ phát triển nhất định, sự tiêu dùng xa phí của các nhà tư bản ngày càng tăng lên theo sự tích luỹ tư bản. Như vậy không có nghĩa là có mâu thuẫn giữa phần tiêu dùng của nhà tư bản và phần tích luỹ.


2HR6OZdatzPv6nd
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status