Quan niệm triết học của Hêraclit - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Quan niệm triết học của Hêraclit



Vốn là "linh hồn" của sự phủ định sự vật cũ, đấu tranh, theo Hêraclít cũng đồng thời là một yếu tố tích cực trong vũ trụ. Nó thể hiện phương diện năng động của tồn tại, là kết quả của nhu cầu và sự không thỏa mãn vĩnh hằng, là nguồn gốc của mọi sự biết đổi, đổi mới, nguồn gốc của “dòng chảy" liên tục trong vũ trụ. Sự hài hòa đó là kết quả của đấu tranh, đó cũng là "linh hồn" của vũ trụ. Và với tư cách đó, hài hòa là cái tuyệt vời của vũ trụ, cái làm nên sự hoàn hảo, sự vĩnh hằng của vũ trụ. Song, sự hài hòa ấy cũng luôn chứa đựng trong nó một yếu tố tiêu cực là xu hướng ngừng trệ và đứng im - đặc trưng của những cái "đang chết" trong vũ trụ. Cái "đang chết" ấy, theo Hêraclít, là vốn có trong vũ trụ, song không có gì phải lo ngại cái "đang chết" đó, bởi trong nó luôn có sự đấu tranh để "xoa dịu” và ngăn chặn không cho phép nó "chết" và chính xác hơn là khi "đang chết", nó lại trở nên mới mẻ, giống như mặt trời mỗi ngày đều mới mẻ để qua đó, duy trì sự tồn tại của cả nó lấn vũ trụ. Với quan niệm này, khi nói về sự sống và cái phủ định luôn bao hàm trong nó cái khẳng định, và ngược lại. Bí mật của mọi chỉnh thể thống nhất là ở tính phân đôi nội tại đó của mọi cái đang tồn tại. Bí mật của vũ trụ cũng là ở tính phân đôi nội tại, vốn có.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

học Hy Lạp cổ đại, người không chỉ nổi tiếng với học thuyết về "dòng chảy", mà còn trở nên bất hủ với quan niệm độc đáo về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối tập, về tính thống nhất của vũ trụ. "Dòng chảy" được thừa nhận là nguyên lý xuất phát trong quan niệm của Hêraclít về vũ trụ, là học thuyết xuyên suất toàn bộ hệ thống triết học của ông. Song, cái làm nên nét độc đáo, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Hêraclít với các nhà triết học trước ông và cùng thời đại với ông, thậm chí với cả các nhà triết học sau ông, lại không phải là học thuyết về “dòng chảy" hay quan niệm về sự vận động vĩnh viễn của vật chất, mà là quan niệm, có thể nói, hết sức độc đáo của ông về sự hài hòa, đấu tranh của các mặt đối lập trong vũ trụ và tính thống nhất của vũ trụ ấy quan niệm được coi là một phỏng đoán thiên tài của Hêraclít về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Khi coi lửa là bản nguyên vật chất, là nguyên tố vật chất đầu tiên của mọi dạng vật chất, toàn bộ thế giới hay vũ trụ chẳng qua chỉ là sản phẩm biến đổi của lửa, "hết thảy mọi sự vật đều chuyển hóa thành lửa, lửa cũng chuyển hóa thành hết thảy sự vật" Hêraclít đã đi đến quan niệm về tính thống nhất của vũ trụ. Ông cho rằng vũ trụ - cái thế giới mà con người đang sống trong đó - thống nhất ở một cái duy nhất là ngọn lửa vĩnh hằng, bất diệt. Ông viết: "Thế giới là một chỉnh thể bao gồm vạn vật. Thế giới là đồng nhất đối với hết thảy mọi sự vật tồn tại trong nó. Thế giới ấy không do bất cứ vị thần nào sáng tạo ra, cũng không do bất cứ người nào sáng tạo ra. Thế giới là một ngọn lửa sống bất diệt (Chúng tui nhấn mạnh - Đ.H.T) trong quá khứ hiện tại cũng như trong tương lai. Ngon lửa ấy cháy sáng trong một khoảnh khắc nhất định và cũng tàn lụi đi trong một khoảnh khắc nhất định theo những quy luật của nó". Sự thống nhất ấy của Vũ trụ được Hêraclít hình dung như là sự lan toả hương vị với nồng độ khác nhau trong khói thuốc từ một điếu thuốc đang được đốt cháy bởi lửa. Đánh giá quan niệm này của Hêraclít, V.I.Lênin coi đó là "một sự trình bày rất hay những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng”.
Khẳng định tính thống nhất của thế giới, của vũ trụ a ngọn lừa sống duy nhất, vĩnh hằng, Hêraclít cho rằng thế giới hiện thực hay vũ trụ đang tồn tại ấy là cái duy nhất (L’un), đồng thời cũng là cái đa (cái nhiều), đúng hơn là cái bội đa (Multiple). Quan niệm này đã đưa Hêraclít đến một trình độ khái quát triết học cao hơn, trừu tượng hơn về sự thống nhất của các mặt đối lập trong vũ trụ. Ông cho rằng, mọi cái đồng nhất đều luôn tồn tại trong sự khác biệt và đó là cái hài hòa của những cái căng thẳng, độc lập, cũng như sức căng của dây cung, dây đàn. Rằng "thiện và ác chỉ là một" (B58), sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già trước sau cũng đều là một"(B88). Coi đó là sự “tương phản", "tương thành" của sự vật trong vũ trụ Hêraclit khẳng định:"Đối lập tạo ra hài hòa, giống như cây cung và chiếc đàn sáu dây"(B51). Hết thảy mọi sự vật trong vũ trụ đều tồn tại trong thể thống nhất của cái phân chia được - cái không phân chia được, cái toàn bộ - cái bộ phận, cái đồng nhất - cái không đồng nhất, cái được sinh ra - cái không được sinh ra, cái chết - cái không chết... giống như "cây cung” tên gọi của nó là sống, nhưng tác dụng của nó là chết"(B48). Trong vũ trụ này hết thảy "những vật xung khắc lẫn nhau hợp thành một. Những âm điệu khác nhau hợp lại thành một hòa âm đẹp đẽ nhất"(B8).
Các mặt đối lập ấy của sự vật, theo Hêraclít, luôn "trao đổi" với nhau trong sự thống nhất, như lạnh trao đổi với nóng để nóng lên và ngược lại, nóng trao đổi với lạnh để lạnh đi: ướt trao đổi với khô và khô trao đổi với ướt. Ngay trong mỗi con người Hêraclít khẳng định, sống và chết, trẻ và già, thức và ngủ, tỉnh táo và mơ mộng... cũng luôn trao đổi với nhau, "cái sau biến hóa thành cái trước, cái trước biến hòa lại trở thành cái sau”(B88). Và khi cùng tồn tại trong một sự vật, các mặt đối lập này luôn có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, như "bệnh tật khiến cho người ta thấy sức khoẻ quý hơn, cái ác làm cho cái thiện trở nên cao cả hơn, cái đói làm cho cái no dễ chịu hơn, cái mệt mỏi làm cho việc nghỉ ngơi có được sự thú vị hơn"(B111). Mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau ấy của các mặt đối lập trong sự vật, theo Hêraclít, "cũng giống như con nhện nằm ở giữa màng nhện, chỉ cần một con ruồi đụng phải đường tơ nào đó thì con nhện ấy lập tức phát hiện và tiến tới chỗ đó như thế là đụng đến đường tơ khiến cho nó đau đớn lắm không bằng. Cũng giống như linh hồn, khi thân thể bị thương tổn ở một chỗ nào đó thì linh hồn cũng tiến tới chỗ đó như thế là nó không chịu được nỗi đau đớn của thể xác, và đó là bởi linh hồn có một mối liên hệ chặt chẽ với thân thể"(B67).
Quan niệm như vậy về các mặt đối lập trong sự vật cho thấy, Hêraclít đã nói đến "sự phân đôi của cái thống nhất" mà việc "nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó", cái làm nên thực chất, bản chất, đặc trưng, đặc điểm cơ bản nhất trong tư tưởng biện chứng của ông, đã khiến cho nhà triết học Arixtốt, như nhận xét của Lênin, luôn phải "nát óc" và đấu tranh chống lại.
Khẳng định thế giới hay vũ trụ vừa là cái duy nhất, vừa là cái bội đa và trong nó, các mặt đối lập vừa có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, vừa có sự trao đổi, chuyển hóa lẫn nhau, Hêraclít cho rằng, chính với tư cách ấy mà thế giới hiện thực, vũ trụ này luôn tồn tại với sự hoàn hảo và hài hòa vốn có của nó. Sự hoàn hảo, tính hài hòa này của vũ trụ, theo quan niệm của Hêraclít, là sự thống nhất nội tại, là sư hòa hợp, sự cân bằng của các mặt đối lập cấu thành chỉnh thể (sự vật, hiện tượng, thế giới, vũ trụ). Rằng chính sự hoàn hảo và hài hòa ấy đã đem lại cho mọi sự vật, hiện tượng và cả vũ trụ này tính xác định, tính vững chắc và tính ổn định. Nhờ có sự hoàn hảo, hài hòa vốn có ấy mà mọi sự vật, hiện tượng và cả vũ trụ mới là nó, mới tồn tại. Nhưng sự hoàn hảo, hài hòa ấy theo Hêraclít, chi là tương đối, tính xác định, vững chắc và ổn định của mọi sự vật, hiện tượng và cả vũ trụ cũng là tương đối. Trong vũ trụ này không có cái gì là bất biến, là tuyệt đối, vĩnh viễn ngoại trừ sự vận động. Mọi sự hoàn hảo, hài hòa của vũ trụ đều có thể bị phá vỡ bởi cuộc chiến tranh giữa các mặt đối lập vốn có của nó. Nhờ sự đấu tranh, trao đối và chuyển hóa của các mặt đối lập mà mọi sư vật, hiện tượng và cả vũ trụ có thể chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác, vận động và biến đổi Đấu tranh của các mặt đối tập đó là nguồn gốc của vận động và biến đổi, là cái tạo nên “dòng chảy" liên tục của vũ trụ. Đấu tranh là cái nội tại, vốn có ở sự hoàn hảo, hài hòa, bởi mọi sự hoàn hảo và hài hòa đều được tạo thành không phải từ một cái gì đó ở ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status