Sự phát triển lý luận tái sản xuất xã hội do mác thực hiện trong lịch sử các học thuyết kinh tế với việc nhận thức vấn đề khủng hoảng kinh tế hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Sự phát triển lý luận tái sản xuất xã hội do mác thực hiện trong lịch sử các học thuyết kinh tế với việc nhận thức vấn đề khủng hoảng kinh tế hiện nay



Bất kỳ khủng hoảng nào cũng chỉ xuất hiện khi bị mất thăng bằng, bị mất cân đối giữa những phần cấu thành sự thống nhất. Trong phạm trù kinh tế thì khủng hoảng xuất hiện khi thăng bằng giữa cầu và cung của hàng hóa hay dịch vụ bị mất. Có bao nhiêu lý thuyết về kinh tế, thì có bấy nhiêu loại khủng hoảng kinh tế. Và gần như tất cả các lý thuyết đều nói là không thể tránh khỏi khủng hoảng kinh tế được. Nó là một phần của hệ thống kinh tế và sẽ chỉ biến mất khi chúng ta xóa bỏ luật lệ kinh tế theo kiểu mẫu thị trường và kế hoạch.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ột tỷ nông phẩm ra khỏi lưu thông và đi vào tiêu dùng của giai cấp sở hữu
+ Hành vi 2: Giai cấp sở hữu dùng một tỷ tiền tô còn lại để mua một tỷ hàng công nghệ của giai cấp sản xuất, vậy là một tỷ trong hai tỷ sản phẩm công nghiệp đi vào tiêu dùng của giai cấp sở hữu.
+ Hành vi 3: Sau khi nhận một tỷ tiền của giai cấp sở hữu, giai cấp không sản xuất đem tiến đó mua tư liệu sinh hoạt ( nông phẩm) của giai cấp sản xuất. Như vậy giai cấp sản xuất đã thực hiện được 2/5 số sản phẩm của mình.
+ Hành vi 4: Giai cấp sản xuất dùng một tỷ tiền vừa thu được để mua TLSX của giai cấp không sản xuất, vậy là giai cấp không sản xuất đã thực hiện xong hai tỷ công nghệ phẩm
+ Hành vi 5: Giai cấp không sản xuất dùng một tỷ tiền vừa nhận được để mua nguyên liệu của giai cấp sản xuất.
Kết quả 5 hành vi trên là giai cấp sản xuất đã bán được 3 tỷ nông phẩm, 2 tỷ còn lại dùng để bù đắp chi phí hằng năm( tư bản lưu động) và thu về được 2 tỷ tiền mặt để trả cho giai cấp sở hữu với tư cách tiền tô. Và như vậy quá trình tái sản xuất năm sau đã đầy đủ các yếu tố để diễn ra một cách trôi chảy…
“Biểu kinh tế” được đánh giá là một trong những cống hiến to lớn đối với lịch sử tư tưởng kinh tế của nhân loại. khi nhận xét về “Biểu kinh tế” C.Mác đã khẳng định những công lao to lớn của F.Quesnay đó là:
- Đã sử dụng khá thành thạo phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Đã đưa ra những giả định cơ bản là đúng vì chỉ trên cơ sở những giả định đó mới nghiên cứu quá trình tái sản xuất tư bản xã hội
- Đã phân tích sự vận động của tổng sản phẩm xã hội trên cả hai mặt giá trị và hiện vật, nghiên cứu sự vận động của sản phẩm kết hợp với sự vận động ngược chiều của tiền tệ.
- Phân tích sự lưu thông tiền tệ phải theo quy luật tiền bỏ vào lưu thông phải quay về điểm xuất phát ban đầu, vì nếu tiền không quay về điểm xuất phát ban đầu thì quá trình tái sản xuất sẽ không diễn ra
Mặc dù có những đóng góp to lớn cho sư phát triển của khoa học kinh tế song “Biểu kinh tế” của F.Quesnay cũng còn bộc lộ một số hạn chế :
- Gán cho giai cấp sở hữu một chức năng kinh tế là tạo ra cú huých đầu tiên để quá trình thực hiện tổng sản phẩm xã hội được tiến hành( dùng tiền tô để mua hàng của giai cấp không sản xuất và sản xuất)
- Phân chia xã hội thành ba giai cấp trên cơ sở lý luận của sản phẩm thuần túy là không đúng. Ông cho rằng chỉ có lĩnh vực nông nghiêp là lĩnh vực sản xuất còn các lĩnh vực khác là lĩnh vực không sản xuất. Khái niệm giai cấp không sản xuất của ông rất tầm thường và không khoa học. Ông cũng cho rằng toàn bộ sản phẩm thuần túy tiêu dùng hết nên không thể tái sản xuất mở rộng được. Điều này gián tiếp F.Quesnay cho rằng dưới CNTB không có khủng hoảng kinh tế, và như thế CNTB tồn tại vĩnh viễn như là xã hội cuối cùng trong lịch sử. Một cái nhìn thiển cận, bảo thủ trì trệ của chủ nghĩa trong nông nói chung và của F.Quesnay nói riêng.
- Không thấy được sự trao đổi trong nội bộ ngành công nghiệp, công nghiệp không tiêu dùng sản phẩm của mình cũng như không bù đắp chi phí tư liệu sản xuất của mình. Do vậy, họ không thể tái sản xuất.
Mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn chế song “ Biểu kinh tế” được coi là khởi thủy của học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội mà sau này C.Mác tiếp tục nghiên cứu phát triển. Cũng trên cơ sở học thuyết tái sản xuất của mình chủ nghĩa Mác - Lê nin đã khẳng định rõ những mâu thuẫn của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ ra sự diệt vong không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản.
Một nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển khác cung khá nổi tiếng với lý thuyết về bàn tay vô hình đó chính là Adam Smith (1723-1790). Ông cũng đã dề cập đến lý luận về tái sản xuất. Adam Smith một nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. Các.Mác đã phân tích một cách sâu sắc phương pháp luận của Adam Smith đó là phương pháp hai mặt: Một mặt, Adam Smith đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong của các hiện tượng, quá trình kinh tế, vạch rõ mối liên hệ bên trong của chế độ tư bản, tìm hiểu những quy luật vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa; mặt khác, ông vẫn thường dùng phương pháp mô tả , liệt kê, thuất lại bằng khái niệm có tính chất công thức những biểu hiện bề ngoài của đời sống kinh tế và do đó cũng thường dẫn đến những kết luận phi lý tầm thường. Hai phương pháp này của Adam Smith luôn sống bên nhau, quyện chặt vào nhau và thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Vì vậy mà lý luận của ông thường có mâu thuẫn, thiếu nhất quán. Phương pháp luận có tính hai mặt vừa khoa học, vừa tầm thường của Adam Smith có ảnh hưởng tới kinh tế học tư sản sau này.
Vế lý luận tái sản xuất, Adam Smith dựa trên cơ sở lý luận về giá trị lao động để xây dựng lý luận tái sản xuất, song cho rằng giá trị của hàng hóa bao gồm các thu nhập: tiền lương, lợi nhuận. địa tô. Theo ông tiền lương, lợi nhuận, địa tô là ba cái nguồn ban đầu của bất cứ thu nhập nào...tổng giá trị trao đổi hay giá cả của sản phẩm hàng năm, nhất thiết phải chia thành ba bộ phận đó”. Như vậy tổng giá trị của hàng hóa chỉ có V+m, chỉ bằng giá trị mới sáng tạo ra, còn bộ phận giá trị cũ tham gia vào quá trình sản xuất đã bị Adam Smith loại ra khỏi giá trị của hàng hóa. Ông coi giá trị của TLSX nằm trong tiền lương, lợi nhuận và địa tô. Sai lầm của Adam Smith là ông đã lẫn lộn toàn bộ giá trị của sản phẩm với giá trị mới sáng tạo ra; ông không thấy được tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, không thấy được sự dịch chuyển giá trị cũ và sự sáng tạo ra giá trị mới. Adam Smith đã đã vấp phải vấn đề cần phân biệt trong lý luận, đó là hai hình thức lao động, một thứ cung cấp vật phẩm tiêu dùng, còn một thứ cung cấp những sản phẩm không phải để tiêu dùng (máy móc, công cụ). Lê nin cho rằng, chỉ cần tiến một bước nữa là thừa nhận hai hình thức tiêu dùng. Tiêu dùng cho cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất. Như vậy Adam Smith đã cò một bước tiến dài so với những người trước ông. Ở ông đã có mầm móng thiên tài về sự phân chia nền sản xuất thành hai khu vực. Chính C.Mác đã bắt gặp “gợi ý” của Adam Smith và đã phát triển lên thành một lý luận đặc sắc về sự thực hiện sản phẩm xã hội trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Về tái sản xuất mở rộng Các Mác đánh giá cao Adam Smith đã phân biệt được tích lũy và cất trữ, tích lũy thì phải dành một phần giá trị thặng dư để thuê thêm công nhân. Luận điểm này của Adam Smith nói rõ nguồn gốc của tích lũy tư bản là lao động. nhưng ông đã phạm sai lầm cho rằng việc tích lũy tư bản chỉ là việc biến giá trị thặng dư thành tư bản khả biến phụ thêm, không có tư bản bất biến phụ thêm.
Lý luận về tái sản xuất của Adam Smith đã đề cập đến sản phẩm – chia làm hai nhóm TLSX và TLTD, giá trị sản phẩm gốc gồm có C+V+m phân chia nền sản xuất xã hội hai khu vực nhưng lí giải đầy đủ, đúng đắn những vấn đề này phải chờ đến Mác mới giải quyế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status