Ứng dụng quy luật phát triển và mối quan hệ qua lại giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Ứng dụng quy luật phát triển và mối quan hệ qua lại giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị hiện nay



MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG – MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG 3
1.1 Khái niệm cơ sơ hạ tầng 3
1.2 Khái niệm kiến trúc thượng tầng 3
1.3 Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 4
1.3.1 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng 4
1.3.2 Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sỏ hạ tầng 6
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 8
2.1 Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị 8
2.2 Nhận thức về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam 10
2.3 Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới: con đường đi tới tương lai của Việt Nam 12
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến và bổ sung từ phía các thầy cô về đề tài này của em để em từng bước nâng cao nhận thức và trình độ lý luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG – MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG
1.1 Khái niệm cơ sơ hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Trong số các quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng có quan hệ sản xuất giữ vai trò thống trị, có quan hệ sản xuất là tàn dư của xã hội cũ, có quan hệ sản xuất là mầm mống của xã hội mới sau này. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội. Bởi vậy, cơ sở hạ tầng của xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó. Tuy nhiên quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định.
Ví dụ như: Trong xã hội phong kiến ngoài quan hệ sản xuất phong kiến chiếm vị trí thống trị, nó còn có quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội chiếm hữu nô lệ, mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính ba yếu tố đó cấu thành nên cơ sở hạ tầng phong kiến.
1.2 Khái niệm kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, những tư tưởng xã hội và những thiết chế tương ứng được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng. Song mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng.Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp. Đó chính là cuộc đấu tranh về mặt chính trị-tư tưởng của giai cấp đối kháng, trong đó đặc trưng là sự thống trị về mặt chính trị- tư tưởng của giai cấp thống trị.
Trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó tiêu biểu cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định. Nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị mới thực hiện được sự thống trị của mình về tất cả các mặt của đời sống xã hội.
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, những tàn dư tư tưởng của giai cấp thống trị bóc lột vẫn còn tồn tại trong kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, trong kiến trúc thượng tầng của các nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ này vẫn còn sự đấu tranh giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa với tàn dư tư tưởng khác. Chỉ đến chủ nghĩa cộng sản, những tàn dư tư tưởng của giai cấp thống trị mới bị xoá bỏ.
1.3 Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
1.3.1 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng trước hết được biểu hiện ở chỗ: Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng cũng bị quy định như vậy. Nếu trong cơ sở hạ tầng có đối kháng về lợi ích vật chất thì nó cũng quy định mối quan hệ đối kháng về tư tưởng trong kiến trúc thượng tầng, biểu hiện bằng các cuộc đấu tranh giữa các quan điểm chính trị, triết học, đạo đức học…
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào có địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng biểu hiện rõ nhất ở chỗ: Nhà nước bao giờ cũng bảo vệ quyền lợi cho lực lượng xã hội thống trị về mặt kinh tế, cho nên quan hệ sản xuất nào giữ địa vị thống trị ở cơ sở hạ tầng thì nó cúng quyết định sự hình thành thiết chế yếu tố chính trị bảo vệ cho quan hệ sản xuất đó.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở việc cơ sở hạ tầng làm biến đổi kiến trúc thượng tầng. Những thay đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay thế kiến trúc thượng tầng cũ bằng kiến trúc thượng tầng mới. Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng cũ cũng mất đi. Ngược lại, khi cơ sở hạ tầng mới ra đời thì sẽ có kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó. Mác viết: “Cơ sở hạ tầng kinh tế thay đổi thì tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng”. Tuy nhiên sự thay thế kiến trúc thượng tầng cũ do cơ sở hạ tầng đã thay đổi sẽ diễn ra một cách gay go, quyết liệt, phức tạp. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến sự thay đổi kiến trúc thượng tầng không phải diễn ra theo một chiều mà cơ sở hạ tầng tạo nên kiến trúc thượng tầng đến mức độ như thế nào thì kiến trúc thượng tầng cũng tham gia củng cố cơ sở hạ tầng đến mức độ như thế. Mặt khác, kiến trúc thượng tầng cũ luôn luôn kìm hãm tác động đến cơ sở hạ tầng mới và kiến trúc thượng tầng mới.
Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến sự thay đổi kiến trúc thượng tầng phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
Những biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xét cho đến cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng lực lượng sản xuất trực tiếp gây ra sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và sự biến đổi của cơ sở hạ tầng đến lượt nó lại làm cho kiến trúc thượng tầng biến đổi. Trong sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, không phải cứ cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì kiến trúc thượng tầng mới mất đi ngay mà có bộ phận thay đổi dần dần chậm chạp. Vì trong cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới những tàn dư của cái còn tồn tại rất lâu. Mặt khác cũng có những yếu tố, những hình thức không cơ bản nào đó của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp thống trị giữ lại, cải tạo để phục vụ cho yêu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mới.
1.3.2 Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sỏ hạ tầng
Mặc dù bị quy định bởi cơ sở hạ tầng nhưng kiến trúc thượng tầng do có tính độc lập tương đối nên nó tác động mạnh mẽ trở lại đối với cơ sở hạ tầng.
Là một bộ phận cấu thành hình thái kinh tế xã hội, được sinh ra và phát triển trên cơ sở h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status