Vấn đề đạo đức trong thời đại ngày nay - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Vấn đề đạo đức trong thời đại ngày nay



Mục lục
Nội dung
I.Chương I:Khái luận về đạo đức
1.Khái niệm về đạo đức
2.Các thành tố của đạo đức
3. Đạo đức cá nhân và đạo đức XH
II.Chương 2:Thực trang đạo đức trong XHVN ngày nay
1. Đạo đức trong XH
2.Đạo đức trong gia đình
3. Đạo đức trong nhà trường đặc biệt là giảng đường ĐH
III.Chương 3:Giải pháp điều chỉnh và khắc phục
1.Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức lối sống
2.Giải pháp chung cho vấn đề đạo đức của toàn XH
3.Giải pháp cho vấn đề đạo đức trong gia đình
4.Giải pháp chovấn đề đạo đức trong giảng đường ĐH
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”.
1.2.Các thành tố của đạo đức:
Ý thức đạo đức: con người không thể sống bên ngoài các mối quan hệ xã hội. Cốt lõi của những mối quan hệ đó là tương quan của những quyền lợi cá nhân và những quyền lợi cộng đồng. Để tồn tại, con người phải đưa vào nhau trên cơ sở những lợi ích cá nhân phải phù hợp với những lợi ích của cộng đồng. Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phù hợp của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống chính là ý thức đạo đức
Hành vi đạo đức: Mọi hành vi được thực hiện do thôi thúc của một động cơ nào đó. Khi hành vi được thực hiện đó thôi thúc của ý thức đạo đức thì nó được gọi là hành vi đạo đức. Hành vi đó thể hiện ý thức đạo đức và văn hoá đạo đức của cá nhân.
Quan hệ đạo đức : Quan hệ đạo đức là những quan hệ đã ý thức đạo đức điều chỉnh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Những quan hệ này thường được hình thức hoá bằng những nghi thức xã hội, những phong tục, tập quán... vì thế một mặt nó thể hiện ý thức đạo đức, mặt khác nó đóng vai trò hình thành và củng cố ý thức đạo đức
1.3.Đạo đức cá nhân-đạo đức xã hội:
Đạo đức xã hội:là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định, là cách điều chỉnh hành vi cá nhân của cộng đồng nhằm hình thành và phát triển hoàn thiện tồn tại của xã hội ấy.
Đạo đức cá nhân:là đạo đức những cá nhân người riêng lẻ trong cộng đồng, phản ánh sự tồn tại của các cá nhân ấy như là thể hiện riêng lẻ của tồn tại xã hội của cộng đồng về lợi ích và hành động của các cá nhân
Tóm lại, đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa cai chung-cái riêng, cái phổ biến, đặc thù và cái đơn nhất.
2.Thực trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay
2.1.Đạo đức trong xã hội
Không phải ngẫu nhiên mà một số người cho rằng, nền đạo đức ở nước ta hiện nay đang có nguy cơ trượt dốc. Thực tế cho thấy rằng, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đáng chú ý là, "tệ sùng bái” nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng”.
Ngoài xã hội đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức truyền thống. Nạn tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính và các tệ nạn xã hội khác đang phát triển. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức và lối sống. Thực tế cho thấy rằng, những năm gần đây, số vụ buôn lậu, buôn bán ma tuý, làm hàng giả được phát hiện ngày càng tăng. Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay có xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, sùng bái đồng tiền, quay lưng lại với các giá trị văn hoá truyền thống, đạo đức truyền thống. Trái với truyền thống coi trọng tình nhân ái của dân tộc ta, một bộ phận trong nhân dân, chủ yếu là lớp trẻ, vị thành niên đã và đang sa vào cuộc sống bạo lực, phi nhân tính. Tình hình tội phạm hình sự ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đang ở mức khá nghiêm trọng so với trước. Một loạt tội danh mới nguy hiểm đã xuất hiện, như khủng bố cá nhân, tống tiền, bắt cóc trẻ em, buôn bấn phụ nữ, buôn bán chất nổ, chất ma tuý với số lượng lớn, tổ chức đâm thuê chém mướn, môi giới mại dâm, xì ke ma tuý. Tình hình phụ nữ phạm tội và các vụ phạm tội do người chưa thành niên thực hiện có chiều hướng gia tăng.
Đặc biệt trong những năm gần đây, xã hội xuất hiện nguy cơ khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn giá trị - niềm tin và lối sống ở thế hệ trẻ. Họ đang lớn lên, đang vào đời và chuẩn bị vào đời (thanh, thiếu niên) mà không biết tìm những điểm tựa tinh thần, tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức và lối sống ở đâu, với những tấm gương nào để noi theo.
Thói đạo đức giả với những biểu hiện của nó trong lối sống, nói không đi đôi với làm ở những người lớn, trong gia đình, nhà trường, cơ quan, công sở và ở ngoài xã hội đã gây ra những phản cảm nặng nề đối với lớp trẻ, làm cho họ mất niềm tin. mất phương hướng trong cuộc sống.
Thực trạng và những vấn đề đặt ra trên đây phần nào đã thông báo cho chúng ta biết được vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp. Các bậc thang giá trí có phần bị đảo lộn. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh, trung thực, có lý tưởng, có tinh thần bảo vệ và xây đựng đất nước... với lối sống sa đọa, ích kỷ, thực dụng, bạo lực giữa cái thiện và cái ác vẫn đang không ngừng diễn ra với tốc độ ngày càng gia tăng, song bên cạnh những điều tốt, những cái hay được du nhập vào đời sống xã hội Việt Nam thì đồng thời, những cái tiêu cực, cái xấu, cái đáng lên án cũng đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp nhân dân.
Thực trạng của sự biến đổi giá trị đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam như đã nêu trên là vấn đề đáng lo ngại và cần báo động. Nó không chỉ là mối quan tâm của một số người, một số cơ quan nghiên cứu, mà là vấn đề của toàn Đảng, toàn dân. Nếu chúng ta không có sự quan tâm đúng mức, không có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết và ngăn chặn kịp thời những tiêu cực về mặt đạo đức đó, thì hậu quả của nó đối với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước là hết sức nghiêm trọng, không thể lường hết được.
2.2. Đạo đức trong gia đình
Đạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
Ở nước ta, từ xa xưa, "tam tòng tứ đức”, “chung thuỷ”, "trinh tiết" đã từng là quy định của đạo đức gia đình đối với người phụ nữ, hiếu đễ đã từng là quy định của đạo đức ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status