Mối tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Mối tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long



Ở ĐBSCL, mặc dù nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh
tế, nhưng đó lại là thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu của các tỉnh này. Thất
nghiệp và thiếu việc làm ở mức vừa phải và tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì
ở mức cao trong nhiều năm. Tuy vậy, các vấn đề đảm bảo nước sạch và vệ sinh,
trình độ giáo dục và lao động có tay nghề, khả năng phòng chống thiên tai và đối
phó với những biến động của thị trường thế giới còn có rất nhiều khó khăn làm hạn
chế đến tình hình phát triển chung và tính bền vững của các thành quả xóa đói giảm
nghèo. Có nhiều nguyên nhân, kể cả những nguyên nhân về lịch sử và địa lý giải
thích tình trạng và cách thức phát triển hiện nay của các địa phương trên, song vấn
đề chính sách cũng có vai trò không nhỏ. Trong thời gian tới, những nổ lực hỗ trợ
công tác phòng chống thiên tai, tạo dựng những cơ chế phù hợp cho việc quản lý rủi
ro, cung cấp thông tin, trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương cần được đẩy
mạnh hơn nữa.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n Giang 0,46 0,52 0,06 0,654 0,686 0,032
11. Bạc Liêu 0,43 0,55 0,12 0,649 0,698 0,049
12. Đồng Tháp 0,41 0,46 0,05 0,648 0,682 0,034
13. Hậu Giang 0,49 0,685
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Báo cáo phát triển con người Việt Nam
Về giá trị chỉ số HDI: năm 1999 chỉ có Vĩnh Long đạt 0,695 trên mức trung
bình cả nước 0,689. Đến năm 2004, không còn tỉnh thành nào đạt giá trị chỉ số HDI
cả nước 0,731. Nếu so sánh với mức trung bình của vùng thì số tỉnh thành đạt 0,702
có 6 tỉnh Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang và Cần Thơ. Các
tỉnh thành này được Báo cáo phát triển con người Việt Nam 1999-2004 xếp vào
nhóm phát triển cao (HDI ≥ 0,7) và có thêm tỉnh Bến Tre. Còn nếu theo phân nhóm
HDI của UNDP thì không có tỉnh thành nào ở ĐBSCL thuộc nhóm phát triển cao.
50
Xét một cách tương đối, điều đó cũng đồng nghĩa là có 8,08 triệu người được hưởng
mức phát triển con người trung bình toàn vùng, chiếm 47,3% dân số ĐBSCL. Còn
khoảng 8,99 triệu người của 7 tỉnh khác đang ở dưới mức trung bình của vùng.
Nhưng nếu xét theo chỉ số HDI cả nước thì chưa một người dân nào của ĐBSCL
hưởng mức phát triển con người trung bình này.
Giá trị chỉ số GDP
Kiên Giang
Giá trị chỉ số HDI
Long An,Tiền Giang,
Cà Mau, Cần Thơ,
Bến Tre,Trà Vinh, Vĩnh Long
Sóc Trăng, An Giang,
Bạc Liêu, Đồng Tháp
Hình 2.8: Tương quan theo giá trị HDI và GDP của 12 tỉnh thành ĐBSCL năm 1999
Năm 2004: 12 tỉnh thành có mối quan hệ thuận chiều, nhưng đều là giá trị chỉ
số GDP và HDI cùng thấp (so với mức trung bình cả nước K= 0,556 và H= 0,731).
Duy nhất Cần Thơ có giá trị chỉ số GDP cao 0,58; nhưng giá trị chỉ số HDI là 0,720
thấp hơn cả nước.
Như vậy, xét theo giá trị chỉ số HDI và GDP thì trong 13 tỉnh thành chưa có
tỉnh nào đạt mối tương quan tốt. Với cách xem xét này, để đạt mức trung bình cả
nước về cả chỉ số HDI và GDP bình quân đầu người, sẽ có 1 tỉnh cần cải thiện chỉ
số tuổi thọ và chỉ số giáo dục, 12 tỉnh còn lại phải phấn đấu vươn lên ở cả hai chỉ
tiêu về HDI – phát triển con người và về GDP – phát triển kinh tế.
H= 0,689
K = 0,467
51
Giá trị chỉ số GDP
Cần Thơ
Vĩnh Long, Long An, Giá trị chỉ số HDI
Tiền Giang, Cà Mau,
Kiên Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng,
An Giang, Bạc Liêu,
Đồng Tháp, Hậu Giang
Hình 2.9: Tương quan theo giá trị HDI và GDP của 13 tỉnh thành ĐBSCL năm 2004
2.3.1.3. Theo hệ số
Tương quan theo hệ số giữa chỉ số phát triển con người và chỉ số phát triển
kinh tế lại cho chúng ta một bức tranh khác hơn nữa so với hai tương quan đã xem
xét trên đây.
Về mặt tuyệt đối, chỉ số HDI có giá trị (0,702) cao hơn chỉ số GDP (0,52). Do
đó, khi xem xét hệ số K/H của vùng ĐBSCL cho kết quả tương quan nhỏ hơn 1. Năm
1999 tỷ số này chỉ đạt 0,673 và đến năm 2004 tăng lên 0,741. Với giá trị trung bình
thế giới là 0,75 thì ĐBSCL vẫn chưa đạt được mức tương thích trung bình giữa phát
triển con người và phát triển kinh tế. Trong khi đó, hệ số tương quan giữa HDI và
GDP của cả nước đã tăng từ 0,678 lên 0,761. Như vậy, ĐBSCL vẫn đứng sau cả nước
về tương quan giữa hai chỉ số HDI và GDP. Điều này cho thấy sự đóng góp còn thấp
của phát triển kinh tế vào thành tựu phát triển con người ở khu vực ĐBSCL.
Xem xét toàn vùng thì có 5 tỉnh thành đạt K/H > 0,75 là Cà Mau, Kiên Giang,
Cần Thơ, An Giang và Bạc Liêu. Ngoài ra còn có Trà Vinh 0,743 đạt xấp xỉ mức
trung bình thế giới. Như vậy, với giá trị trung bình vùng ĐBSCL của hệ số K/H là
0,74 thì có 6 tỉnh thành đạt bằng và cao hơn. Nếu so với hệ số K/H của cả nước 0,76
thì chỉ có 3 tỉnh Cà Mau, Cần Thơ và Bạc Liêu đạt trên mức trung bình này.
H= 0,731
K = 0,556
52
Bảng 2.12: Tương quan giữa chỉ số GDP với chỉ số HDI theo hệ số
Hệ số K/H (GDP/HDI)
Chênh lệch
1999 2004
Cả nước 0,678 0,761 0,083
ĐB Sông Hồng 0,636 0,727 0,090
Tây Bắc 0,567 0,655 0,087
Đông Bắc 0,577 0,673 0,095
Bắc Trung Bộ 0,559 0,639 0,080
DH Nam Trung Bộ 0,621 0,706 0,085
Tây Nguyên 0,662 0,666 0,003
Đông Nam Bộ 0,812 0,884 0,072
ĐBSCL 0,673 0,741 0,068
1. Vĩnh Long 0,647 0,693 0,046
2. Long An 0,671 0,713 0,043
3. Tiền Giang 0,658 0,715 0,057
4. Cà Mau 0,676 0,766 0,090
5. Kiên Giang 0,693 0,754 0,061
6. Cần Thơ 0,686 0,806 0,120
7. Bến Tre 0,659 0,713 0,055
8. Trà Vinh 0,686 0,743 0,057
9. Sóc Trăng 0,687 0,735 0,048
10. An Giang 0,703 0,758 0,055
11. Bạc Liêu 0,663 0,788 0,125
12. Đồng Tháp 0,633 0,674 0,042
13. Hậu Giang 0,715
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Báo cáo phát triển con người Việt Nam
2.3.1.4. Nhận xét
Tóm lại, xét từ nhiều góc độ khác nhau mối tương quan giữa phát triển kinh tế
- phát triển con người của các tỉnh ĐBSCL tuy chưa hoàn toàn đầy đủ, song cũng
cho chúng ta thấy: còn ít nhất khoảng 2/3 số tỉnh thành còn ở tình trạng kém phát
triển cả về kinh tế và phát triển con người. Các tỉnh này có độ tương thích thấp, kinh
tế đóng góp, tác động còn ít vào phát triển con người.
Những phân tích trên đây cho thấy mặc dù trong năm qua, kinh tế khu vực
ĐBSCL đã liên tục đạt được tăng trưởng cao, nhưng “Tình trạng cùng kiệt đói và cận
cùng kiệt đói hiện nay vẫn là thách thức cấp bách nhất về phát triển con người…” Hơn
nữa, “bất cứ lợi ích nào mà người cùng kiệt nhận được từ an sinh xã hội bị lấy lại thông
53
qua các phí và chi tiêu cho giáo dục và y tế. Chính phủ trợ cấp cho các hộ cùng kiệt
nhất rồi lấy lại đúng khoản đó”, cho nên “an sinh xã hội cho người cùng kiệt là con số
0, có khi là âm” (Nhà kinh tế trưởng của UNDP ở Việt Nam, Johnathan Pincus).
Giá trị chỉ số HDI tương đối cao trong khi hệ số K/H của vùng và đại đa số
các tỉnh thành thấp hơn mức trung bình chứng tỏ những cố gắng về các mặt giáo
dục, y tế đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong giá trị chỉ số HDI. Vì vậy,
bài toán đặt ra ở đây là một mặt phải tăng được sự đóng góp của chỉ số GDP nhiều
hơn nữa vào mục tiêu nâng cao chỉ số HDI. Mặt khác, cần tìm ra những khâu then
chốt để có thể phát huy được hiệu quả của những thành tựu về giáo dục và y tế vào
việc nâng cao không chỉ bản thân chỉ số HDI, mà phải nâng cao cả chỉ số GDP. Nói
một cách khác là hiệu quả đầu tư cho y tế và giáo dục cần được thể hiện rõ hơn nữa
trong việc giải quyết những mục tiêu bản chất của phát triển kinh tế.
Nhìn tổng thể, trong giai đoạn 1999-2004, chỉ số HDI ở tất cả các tỉnh đều được
cải thiện, dù với mức độ khác nhau và khoảng cách phát triển con người giữa các tỉnh
đã được thu hẹp. Có được sự cải thiện như vậy một phần quan trọng là nhờ tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và đến lượt mình, tăng trưởng lại phụ thuộc vào nổ lực của các tỉnh
trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh của mình – ngoài các nhân tố khác. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại bất bình đẳng trong phân phối lợi ích tăng trưởng giữa các tỉnh. Hơn
nữa, bất bình đẳng nội tỉnh về phân phối thu nhập cũng hiện hữu. Điều này đã ảnh
hưởng đến mức độ thay đổi của chỉ số HDI giữa các tỉnh trong thời gian qua.
2.3.2. Mối tương quan giữa chỉ số E1 với chỉ số HDI
2.3.2.1. Theo xếp hạng
Thứ hạng HDI vùng ĐBSCL đang đứng th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status