Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến điều ở tỉnh Bình Thuận



Khí hậu: Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình
nhiều nắng, gió và không có mùa đông lạnh; có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 7
đến tháng 9 và mùa nắng từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26,5ođến 27oC. Số giờ nắng bình quân hằng năm
khoảng 2.903 giờ. Tháng 3 hằng năm có giờ nắng cao là 297 giờ và tháng 8 giờ nắng ít nhất
là 160 giờ. Tổng nhiệt độ trung bình năm trên 9.500oC.
Lượng mưa trung bình hằng năm trong tỉnh thấp nhất, khoảng từ 800 – 1.500mm và
độ ẩm trung bình từ 79 – 80%. Khí hậu ở Bình Thuận có tính chất phân hóa do yếu tố địa
hình đã hình thành một số vùng:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thấp nhất
so các tỉnh lân cận và cả nước, mật độ đường phân bố không đều, giao thông các vùng nông
thôn còn thưa thớt và chất lượng đường rất xấu, đi lại còn khó khăn nhất là trong mùa mưa.
Trong giai đoạn 2000- 2009 hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới 360
km đường, trong đó: mặt đường bê tông nhựa 150 km, láng nhựa 210 km, làm mới 29 cầu
chiều dài 934 mét, kiên cố 15 cầu bê tông cốt thép dài 353 mét, ngoài ra còn làm hàng trăm
km đường đất giao thông nông thôn.
Bình Thuận là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều và sản lượng hạt điều lớn.
Một số nhà máy, cơ sở chế biến hạt điều được xây dựng đặt tại Phan Thiết, Đức Linh, Tánh
Linh, Hàm Thuận Bắc với sản lượng năm 2005 là 15.409 tấn nhân hạt. Sản phẩm nhân hạt
điều phần lớn xuất khẩu sang các nước EU, Trung Quốc…Một số cơ sở chế biến hạt điều thủ
công hình thành tự phát, quy mô nhỏ, số lượng hay thay đổi, năm 2008 toàn tỉnh có khoảng
35 cơ sở chế biến hạt điều thủ công. Ngoài ra thì các nhà máy công nghiệp chế biến hạt điều
được xây dựng tại Phan Thiết, Tánh Linh, Đức Linh…đều do các doanh nghiệp tư nhân quản
lý với công suất nhỏ, thiết bị , công nghệ còn lạc hậu nên sản lượng hàng năm đạt chưa cao
và trình độ chế biến chỉ dừng lại ở mức sơ chế ra nhân điều để xuất khẩu, chưa có sự đa dạng
hóa sản phẩm, chưa tận dụng để chế biến các sản phẩm khác từ điều.
Hệ thống đường lối chính sách: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành và các lĩnh vực xã hội, nâng cao hiệu quả,
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu sớm đưa tỉnh thoát khỏi tỉnh nghèo, kém phát
triển, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, riêng đối với ngành trồng điều thì tỉnh đang quy hoạch,
bố trí phát triển cây điều trên đất xám, đất cát ven biển ở các huyện phía nam và tây nam của
tỉnh như Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân và một số xã miền núi, vùng cao ở Bắc Bình, Hàm
Thuận Bắc nhằm mục tiêu đến năm 2010, phấn đấu đạt diện tích 30.500 ha. Trong lĩnh vực
công nghiệp thì công nghiệp chế biến được coi là hạt nhân thúc đẩy sản xuất công nghiệp và
kinh tế của tỉnh phát triển, vừa là nguồn cung cấp hàng hóa dịch vụ, vừa là thị trường tiêu thụ
sản phẩm của các ngành nông lâm thủy sản, các dự án hợp tác với bên ngoài. Sản xuất các
mặt hàng chất lượng cao với công nghệ hiện đại, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Riêng đối
với công nghiệp chế biến hạt điều, tỉnh đang có kế hoạch đầu tư xây dựng một số nhà máy
chế biến hạt điều và đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ chế biến hạt điều ở Phan Thiết, Đức
Linh và Tánh Linh nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất
khẩu.
Bên cạnh đó thì các chính sách huy động vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, phát
triển khoa học- công nghệ, phát triển các loại thị trường của Nhà nước cũng đã tạo cho ngành
sản xuất điều đang từng bước phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhằm gắn sản xuất với
thị trường, coi trọng việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh ở từng
doanh nghiệp và sản phẩm.
2.3. Thực trạng trồng điều
2.3.1.Ở Việt Nam
Cây điều ở nước ta được trồng nhiều ở 4 vùng sinh thái nông nghiệp: Năm 2008 diện
tích điều của vùng Đông Nam Bộ là 170.000 ha, vùng Tây Nguyên 60.000 ha, vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ 100.000 ha và Đồng bằng sông Cửu Long là 10.000 ha, trong đó vùng tập
trung điều nhiều nhất là vùng Đông Nam Bộ với diện tích 170.000 ha, dự báo năm 2010 diện
tích sẽ là 190.000 ha.
Biểu đồ 2.1: Diện tích trồng điều của Việt Nam theo khu
vực năm 2008
67%
24%
0.5%7%
1.5%
Đông Nam Bộ
Tây Nguyên
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Bắc Trung Bộ
Bảng 2.3 : Diện tích, năng suất, sản lượng điều nước ta
giai đoạn 1995 - 2008
Năm Diện tích điều
trồng (ha)
Diện tích điều
thu hoạch (ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(tạ/ha)
1995 190.373 95.754 53.491 5,6
2000 199.274 146.518 94.069 6,4
2005 349.674 223.918 238.368 10,6
2008 324.560 279.026 312.510 11,2
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009
Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 10 năm (1995- 2005) diện tích trồng
điều tăng gấp 2 lần, sản lượng điều tăng gấp 4,5 lần, còn năng suất tăng gấp 2 lần. Do ảnh
hưởng của tình hình thời tiết cùng với sự biến động của thị trường nên giai đoạn 2005- 2008,
diện tích điều trồng giảm 25.114 ha nhưng sản lượng và năng suất tăng.
2.3.2. Ở Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 7.828 km2. Với
điều kiện khí hậu và đất đai của Bình Thuận rất thích hợp cho việc phát triển các cây trồng
như thanh long, điều, cao su,…Phần lớn diện tích trồng điều thường tập trung ở các huyện
Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Bắc Bình. Các huyện còn lại thì diện tích trồng điều không
đáng kể.
Năm 1982, tỉnh Bình Thuận có phát động phong trào trồng điều rất mạnh ở các hợp
tác xã và hộ nông dân. Tỉnh đã cung cấp hạt giống cho các hợp tác xã, hộ nông dân với chính
sách trồng trên nương rẫy được miễn thuế nông nghiệp 3 năm. Ngoài ra tỉnh còn thành lập
một số nông trường trồng điều như nông trường Bắc Bình, nông trường Tánh Linh, Đức
Linh,….
Một số giống điều năng suất cao được chọn trồng:
- Giống MH 5/4: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 6- 10 quả, quả
màu vàng. Kích cỡ hạt lớn (125- 135 hạt/kg), tỉ lệ nhân cao (29- 32%). Ít bị sâu bệnh nguy
hiểm. Năng suất hạt 3.000- 4.000 kg/ha.
- Giống LG1: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 6- 10 quả, quả màu
đỏ. Kích cỡ hạt lớn (150- 155 hạt/kg), tỉ lệ nhân cao (28- 30%). Khả năng chống chịu sâu
bệnh trung bình. Năng suất hạt 2.000- 3.000 kg/ha.
- Giống CH1: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 8- 14 quả, quả màu
đỏ. Kích cỡ hạt trung bình (160- 170 hạt/kg), tỉ lệ nhân cao (27- 29%). Khả năng chống chịu
sâu bệnh trung bình. Năng suất hạt 2.000- 3.000 kg/ha.
- Giống PN1: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 4- 10 quả, quả màu
vàng. Kích cỡ hạt lớn (145- 155 hạt/kg). Tỉ lệ nhân cao (30- 33%). Khả năng chống chịu sâu
bệnh trung bình. Năng suất hạt 2.000- 3.000 kg/ha.
Bảng 2.4: So sánh diện tích, sản lượng, năng suất điều ở Bình Thuận với cả nước năm
2005
Stt Địa phương Diện tích điều
trồng (ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(tạ/ha)
1 Cả nước 349.674 238.368 10,6
2 Bình Thuận 31.267 11.437 5,5
3 Bình Định 18.690 9.204 3,5
4 Ninh Thuận 4020 1.124 4
5 Phú Yên 4320 1.200 4
6 Đăk Lăk 44.696 16.297 7,2
7 Bình Phước 196.029 108.432 12,4
8 Đồng Nai 50.092 21.365 12,75
Nguồn: Niên giám Thống kê 2007
Qua bảng số liệu trên cho thấy, so với các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
thì diện tích điều trồng ở Bình Thuận chiếm diện tích nhiều nhất 31.267 ha, sản lượng và
năng suất đạt khá cao. Vào năm 2005, diện tích trồng điều ở Bình Thuận chiếm 8,9%, diện
tích điều thu hoạch chiếm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status