Chiến lược thị trường cho SABECO – THƯƠNG HIỆU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:


A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1. Lịch sử hình thành:

- Tiền thân của Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn trước

đây là một Nhà máy của tư bản Pháp được xây dựng từ những năm 1875.

- Đến tháng 6/1977, Nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài

Gòn.

- Năm 1993 Nhà máy được đổi tên thành Công ty Bia Sai Gòn và trở

thành một trong những Công ty có trang thiết bị hiện đại nhất trong ngành

bia Việt Nam.

- Tháng 7/2003, Công ty Bia Sài Gòn phát triển lớn mạnh thành Tổng

Công ty Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn và trở thành doanh nghiệp hàng

đầu trong ngành sản xuất bia Việt Nam.

- 2004 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO

chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con

theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

- Đầu năm 2008 thực hiện nghị quyết của Chính Phủ, SABECO đã trở

thành Tổng công ty cổ phần Bia- Rượu- NGK Sài Gòn

2. Thành tựu

Ngày 1-3-2008, cùng với việc đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ

đổi mới do Chủ tịch nước trao tặng, Sabeco đã khánh thành đưa vào hoạt động Nhà

máy Bia Sài Gòn-Củ Chi có công nghệ hiện đại nhất Đông Nam Á. Theo ông

Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc Sabeco, với những dự án đã triển khai có

tổng mức đầu tư gần 6.500 tỉ đồng, đến năm 2010, Sabeco đạt công suất trên 1,2 tỉ

lít bia /năm, chiếm giữ khoảng 40% thị phần trong nước và trở thành hãng bia hàng

đầu khu vực, nằm trong tốp 5 của châu Á, vượt qua vị trí 33/72 tập đoàn bia lớn

nhất trong tổng số 1.200 nhà sản xuất bia trên thế giới. Cùng với đầu tư phát triển,

Sabeco đã thực hiện một bước tiến trình cổ phần hóa. Theo ông Nguyễn Bá Thi,

Chủ tịch HĐQT Sabeco, với một thương hiệu đã được khẳng định, đích nhắm của

SABECO – THƯƠNG HIỆU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

Sabeco sau cổ phần hóa là trở thành một tập đoàn công nghiệp đồ uống, thực phẩm

tầm khu vực và quốc tế. Và mục tiêu này đang đến rất gần khi Sabeco đã và đang

là đích nhắm của nhiều tập đoàn bia nổi tiếng thế giới, như Budweiser (tập đoàn

bia lớn nhất của Mỹ), InBev (một “ đại gia”về bia ở châu Âu), Heineken (hãng bia

nổi tiếng Hà Lan), ASAHI (Nhật), ThaiBia (Thái Lan)...

B . PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG

1. Phân đoạn thị trường bia Việt Nam

- Thị trường siêu cao cấp: hầu hết là dòng bia nhập khẩu

- Thị trường cao cấp: Heineken, Tiger,Carlsberg... Trong đó công ty VBL

((liên doanh giữa Nhà máy bia Việt Nam và Tập đoàn APB) chiếm lĩnh 70% thị

trường cao cấp

- Thị trường phổ thông: bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Halida….Trong đó công

ty Sabeco và Habeco chiếm hơn 50% thị trườn ngành bia. SABECO chiếm lĩnh

phân khúc thị trường phổ thông, mạnh ở khu vực phía Nam và đang phát triển ra

Trung bộ. Hiện nay SABECO chiếm khoảng 35% thị phần toàn ngành bia

- Thị trường bia hơi: Thị trường bia hơi Việt Nam là một trong những thị

trường phát triển với tốc độ nhanh nhất ở Đông Nam Á.

Với 1,6 tỷ lít bia tiêu thụ trong năm 2009, tăng 56% so với năm 2004, Việt

Nam hiện đứng thứ hai sau Campuchia về tiêu thụ loại nước giải khát này. .

Nhiều hãng bia lớn trên thế giới như Budweiser, Sapporo, San Miguel, Foster...

hiện đã có mặt tại thị trường Việt Nam.

2. Phân đoạn thị trường Bia Sài Gòn

a. Theo vị trí địa lý

- Trong nước: Phân tán rộng khắp, có các cơ sở ở phần lớn các tỉnh thành phát

triển,có nhà máy xuyên suốt từ bắc vào nam : Sài Gòn, Sóc Trăng, Cần Thơ, Phú

Yên, Quy Nhơn, Daklak, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hà Nội.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Chiến lược phát triển công ty Sabeco
Chiến lược thị trường cho SABECO – THƯƠNG HIỆU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status