Truyền thông và tác động của truyền thông trong lĩnh vực y tế - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Truyền thông và tác động của truyền thông trong lĩnh vực y tế



MỤC LỤC
 
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRUYỀN THÔNG 2
II. NỘI DUNG 3
1. Truyền thông trong lĩnh vực y tế và tác động của nó. 3
2. Ví dụ: 3
III. LỜI KẾT. 14
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
------
TIỂU LUẬN
MÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
TRUYỀN THÔNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Giảng viên :
Sinh viên thực hiện :
Lớp :
Hà Nội -
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRUYỀN THÔNG
Từ xa xưa, khi con người biết trao đổi thông tin với nhau bằng những cử chỉ, hành động hay tín hiệu nào đó để thông báo cho nhau nơi săn bắt, hái lượm… là khi đó đã xuất hiện truyền thông. Truyền thông là một hoạt động gắn liền với phát triển của loài người. Nhờ truyền thông giáo tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người xã hội. Khi con người biết sống chung với nhau và có tổ chức thì cần có truyền thống để hiểu và bảo vệ nhau. Bắt đầu từ những tín hiệu đơn giản, con người thông báo cho nhau mục đích phương pháp cách thức, hành động tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc. Quá trình lao động sản xuất chinh phục thiên nhiên, làm ra của cải vật chất nuôi sống mình, con người tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu, phát hiện ra những quy luật và tìm ra cách chinh phục thiên nhiên một cách hiệu quả. Đồng thời xã hội hình thành nhu cầu truyền thống trao đổi kinh nghiệm cách sản xuất, chia sẻ tình cảm, truyền lại hay thông báo những tri thức mới cho nhau. Thiếu truyền thông xã hội loài người khó hình thành và phát triển được.
Sự ra đời của tiếng là nấc thang đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển truyền thông giao tiếp trong xã hội loài người. Tiếp sau quá trình truyền thông đơn giản là những hình thức truyền thông hiện đại và phức tạp như truyền hình, vệ tinh nhân tạo, internet, báo in… và đã trở thành phần không thể thiếu trong quá trình giữ vững ổn định và phát triển xã hội.
Như vậy có thể nói truyền thông là một quá trình trao đổi, chia sẻ tình cảm, kĩ năng liên tục của con người nhằm tạo ra sự liên kết lẫn nhau dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của truyền thông, càng ngày truyền thông càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là quan trọng trong cuộc sống con người, là nhu cầu tất yếu không thể thiếu truyền thông đã có tác dụng rất lớn trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, ở lĩnh vực nào truyền thông cũng có vị trí và vai trò nhất định trong việc phát triển củng cố lĩnh vực đó.
II. NỘI DUNG
1. Truyền thông trong lĩnh vực y tế và tác động của nó.
Vấn đề mà con người luôn quan tâm hàng đầu từ trước đến nay đó chính là sức khoẻ , đó chính là vì vấn đề về y tế rất được coi tọng. Con người luôn quan tâm đến nó như một nhu cầu tất yếu, vì thế mà nhu cầu truyền thông lúc này trở thành cực kỳ quan trọng.
Từ xưa, y học chưa phát triển trong quá trình lao động, sản xuất, quan hệ con người đã được tích luỹ những kinh nghiệm cách, mẹo vặt chữa một số bệnh đơn giản sau đó trao đổi, chia sẻ cho nhau biết hay những cách thức phòng chống một số bệnh truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác hay ghi chép lại nhờ vậy mà ngày nay những bài thuốc vẫn được lưu giữ và sử dụng. Nhưng người xưa thường khi mắc bệnh mới tìm cách chữa chứ không quan tâm lắm đến việc phòng bệnh. Ngày nay, khi xã hội phát triển, có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật, đời sống được nâng ao, nhu cầu của con người ngày càng được nâng lên. Lúc này, người ta quan tâm đến phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh hay làm thế nào để tốt cho sức khoẻ tránh mọi bệnh tật, vì thế mà vai trò của truyền thông ngày càng quan trọng hơn.
2. Ví dụ:
Truyền thông bằng các phương tiện gián tiếp hay trực tiếp, truyền thông, phát thanh, báo in, báo ảnh, báo điện tử… đều rất thu hút sự chú ý của công chúng để thấy được tầm quan trọng của truyền thông trong vấn đề y tế có thể xét những ví dụ cụ thể điển hình những tác động mà truyền thông đem lại.
Một đại dịch đang hoành hành và đe doạ các nước trên thế giới đó chính là cúm gia cầm H5N1. Nhưng ở Việt Nam, dịch đã được ngăn chặn hoàn toàn và việc sử dụng thịt gia cầm trở lại bình thường đó chính là nhờ quá trình truyền thông diễn ra liên tục không ngừng. Dưới mọi hình thức: đài truyền hình, đài phát thanh, báo in… Bộ Y tế đã thông báo được mức độ nguy hiểm của đại dịch và biện pháp kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh. Mỗi một bệnh nhân bị nhiễm vi rút H5N1, mỗi một ổ dịch bệnh được phát hiện đều được thông tin ngay trên đài, báo giúp mọi người dân ý thức được mối nguy hiểm của dịch để từ đó có trách nhiệm phòng chống dịch, bảo vệ bản thân bên bạnh thông tin mối nguy hiểm các đài báo đều đưa ra các biện pháp hướng dẫn người dân phòng ngừa dịch bệnh như thiêu huỷ gia cầm ngay sau khi phát hiện có dịch, cách ly vùng dịch, phun thuốc phòng.
Đối với người nhiễm vi rút cũng cần nhanh chóng cách ly và điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan sang người khác. Ngoài ra, đối với tất cả gia cầm chưa mắc bệnh đều được tiêm thuốc phòng dịch. Một trong 6 biện pháp cấp bách được đưa ra trong Nghị quyết 15/2005 của Chính phủ đó là xoá bỏ mầm dịch, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như các bộ, các ngành, địa phương liên quan sẽ phải triển khai tiến hành quy hoạch và triển khai các cơ sở chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp giết mổ buôn bán gia cầm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại các thành phố, thị xã, thị trấn… việc nuôi gia cầm sẽ bị cấm hoàn toàn, nhát là tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, tạm dựng việc nhập khẩu gia cầm, kể cả chim cảnh, sản phẩm gia cầm tươi sống và lông vũ chưa qua xử lí hoá chất. Tất cả những nghị định, chỉ thị của Chính phủ về xoá bỏ mầm dịch đều được các đài, các báo đăng tải đầy đủ cho người dân biết cùng thực hiện. Đồng thời hướng dẫn nhân dân sử dụng thịt trứng gia cầm sao cho đảm bảo, tìm mua ở những siêu thị, cửa hàng mà trứng thịt đã được dán tem kiểm dịch, thịt từ những trung tâm giết mổ đã có thương hiệu, đảm bảo chất lượng. Ngành Y tế từ trung ương đến địa phương tổ chức các buổi tập duyệt phòng chống dịch cúm H5N1 với quá trình truyền thông liên tục, đều đặn, quy mô như vậy đã có tác động cực lớn đến người dân, giúp họ hiểu được cum H5N1 là gì, dịch nguy hiểm như thế nào, cách phòng chống ra sao để từ đó tất cả mọi người cùng quyết định xoá bỏ tận gốc mầm mống dịch bệnh và kết quả là Việt Nam đã hoàn toàn ngăn chặn được dịch bệnh.
Cũng có những căn bệnh đã xuất hiện từ lâu xong vẫn chưa rõ nguyên nhân và không tìm ra cách điều trị nhưng nhờ có giới truyền thông mà ngành y tế mới thực sự vào cuộc. Theo báo “Tuổi trẻ”, số ra ngày 12/12/2005 đến huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đi trên bất kì đoạn đường nào cũng bắt gặp những trẻ em vai dô, chân lết, lưng vẹo, tay khèo… Người dân gọi các em mắc bệnh “chim sệ cánh”. Theo Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em huyện Nghi Xuân, xã Xuân thành có 164 em mắc bệnh “chim sệ cánh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status