BÀI TẬP NHÓM: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (NGHĨA VỤ KINH TẾ, PHÁP LÝ, ĐẠO ĐỨC VÀ NHÂN VĂN) CỦA DOANH NGHIỆP - pdf 16

Link tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Chương I: Tổng quan về ngành thực phẩm và trách nhiệm xã hội của ngành thực phẩm 4
1. Những vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành: 4
- Đối với người tiêu dùng: 4
- Đối với người lao động: 5
- Đối với đối tác, đối thủ cạnh tranh 5
- Đối với chủ sở hữu 5
- Đối với cộng đồng xã hội và cơ quan quản lý nhà nước: 5
2. Trách nhiệm xã hội của ngành thực phẩm 6
Chương II: Trách nhiệm xã hội của Công ty 15
1. Tổng quan về Công ty cổ phần Kinh Đô 15
2. Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần Kinh Đô 16
Chương III: Nhận xét và đề xuất giải pháp 34
1. Nhận xét: 34
2. Đề xuất giải pháp 35
Kết luận 37
Phân công công việc trong nhóm: 38

Lời mở đầu
Trong thời đại nền kinh tế thị trường ngày nay và có xu hướng tiến tới nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để đảm bảo đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận và nhiều mục tiêu khác nữa, doanh nghiệp đã phải áp dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, muốn không những chỉ tồn tại mà còn có vị thế trên thị trường, phát triển bền vững thì điều không thể thiếu mà các doanh nghiệp cần lưu ý là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.
Vậy trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ mà doanh nghiệp, cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được/mang lại nhiều nhất những tác động tích cực/phúc lợi và giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần. Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì "niềm tin càng trở nên cần thiết.
Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm giác tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là môt gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác này. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Ngày nay, đề làm cho khách hàng và cộng đồng thương yêu thương hiệu của công ty, các doanh nghiệp ngày càng ít giới thiệu công ty qua những sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ giới thiệu các thành tích trong việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh bằng cách nêu lên những nỗ lực của công ty để trở thành ông chủ tốt, đối tác tốt, công dân tốt và là người bảo vệ môi trường.
Chương I: Tổng quan về ngành thực phẩm và trách nhiệm xã hội của ngành thực phẩm
1. Những vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành:
- Đối với người tiêu dùng:
Hiện nay, các loại thực phẩm kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường, đe dọa đến sức khỏe và mạng sống của người tiêu dùng. Điển hình như:
+ Sản phẩm nước chấm chứa hóa chất độc hại 3-MCPD, các sản phẩm trứng, sữa nhiễm melamine… Còn trong thời gian gần đây, thêm một tin gây chấn động người tiêu dùng khi Sở Y Tế phát hiện một số sản phẩm chứa chất tạo đục DEHP gây hại cho sức khỏe.
+ Một loạt các vụ phát hiện vận chuyển các loại thực phẩm chưa qua chế biến mất vệ sinh, không rõ nguồn gốc xuất xứ
+ Thông tin không minh bạch hay không cung cấp đúng thông tin như một số doanh nghiệp ngành sữa ghi sai các trọng số trong thành phần của sữa
+ Giá cả không theo đúng giá trị thị trường, các doanh nghiệp bắt tay nhau tăng giá, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng
Thống kê của ngành y tế cho thấy, hằng năm nước ta vẫn còn hàng trăm vụ với hàng nghìn người bị ngộ độc thực phẩm. Vẫn còn tới 18% số cán bộ quản lý các cấp có nhận thức yếu kém về VSATTP; 27% số cơ sở sản xuất, kinh doanh thiếu ý thức về VSATTP; gần 40% số người tiêu dùng chưa có kiến thức về VSATTP để chủ động bảo vệ mình. Khi nguy cơ ngộ độc vẫn còn ở mức cao thì công tác bảo đảm VSATTP là hoạt động cần làm thường xuyên, liên tục

ZT1abJoTE9dL8MF
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status