Các loại văn bản và một số lưu ý trong quá trình biên tập - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Các loại văn bản và một số lưu ý trong quá trình biên tập



Kinh nghiệm cho thấy, trong một câu dài trung bình từ 20 đến 30 âm tiết thì độc giả tiếp nhận nửa sau kém hơn phần trước. Đối với những câu khoảng 40 âm tiết thì phần hay của câu không được nhớ nữa. Điều đó đủ để chúng ta có thể phản đối viết những câu dài 50 tới 60 âm tiết và hơn nữa. Nếu như mỗi câu độc giả đều phải đọc lại thì phản xạ hàng ngày của họ sẽ bị bỏ rơi. Nhưng như thế cũng không có nghĩa là người ta chấp nhận một kiểu viết nhát gừng với những câu dưới 10 từ như một số nhà báo vẫn làm. Vì vậy, cần xen kẽ giữa những câu thật ngắn và câu dài nhất. Nhưng tối đa là 40 từ trong một câu. Đa phần báo chí hiện này đã tuân theo nguyên tắc này, nó tạo sự giả hứng thú với người đọc vì họ thấy dễ hiểu.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định
2. Các loại văn bản
Tuỳ theo từng quan điểm khác nhau, với những tiêu chí khác nhau mà mỗi tác giả có sự phân chia văn bản thành từng loại khác nhau. Ở đây, chúng tui trích dẫn ra hai quan điểm phân loại văn bản, đó là quan điểm của các tác giả cuốn Tiếng Việt thực hành (Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng) và quan điểm của Đinh Trọng Lạc
Trước hết theo các tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng thì văn bản có thể được chia thành 6 loại là: văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản nghị luận, văn bản báo, văn bản nghệ thuật và văn bản sinh hoạt. Cách phân chia này cũng tương đối thống nhất với cách phân chia của PGS.TS Hữu Đạt trong cuốn “phong cách học Tiếng Việt hiện đại”. Điểm khác nhau chỉ là ở cách gọi tên, tác giả Hữu Đạt gọi phong cách “khẩu ngữ tự nhiên” thay cho cách gọi “văn bản sinh hoạt” của nhóm tác giả trên. Hay tác giả Hữu Đạt gọi phong cách “hành chính công vụ” thay cho cách gọi “văn bản hành chính” ở trên. Các giả tác này phân chia văn bản theo một bộ tiêu chí đó là: Dựa trên chức năng giao tiếp, hình thức thể hiện và phạm vi giao tiếp.
Đinh Trọng Lạc chia văn bản ra làm hai nhóm lớn theo tiêu chí mô hình cấu trúc:
Nhóm thứ nhất: gồm những văn bản được xây dựng theo các mô hình nghiêm ngặt đã trở thành khuôn mẫu (đơn từ, biên lai,...)
Nhóm thứ hai: gồm những văn bản được xây dựng theo các mô hình mềm dẻo có tính chất thông dụng (bài báo, luận văn,...) hay tự do (văn bản nghệ thuật, tuỳ bút...)
3. Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản báo chí và một số lưu ý trong quá trình biên tập
3.1. Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản báo chí
Báo chí là lĩnh vực tác động trực tiếp tới công chúng, đồng thời đề cập và phản ánh các khía cạnh của ngôn ngữ chuẩn mực.
Nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí là có tính sự kiện. Chính tính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chí các tính chất cụ thể như:
Thứ nhất: Tính chính xác
Ngôn ngữ của bất kì phong cách nào cũng cần đảm bảo tính chính xác. Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hay hiểu sai thông tin. Từ đó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ: Báo Thanh Niên số 318 (14/11/2007) có bài “Khoảng 20.000 người bị lừa với số tiền 160 tỉ đồng” có viết “Một cán bộ công an cho biết, tất cả các dự án đầu tư của công ty Trí Việt đều không có căn cứ và có thể đó là chỉ để lừa người tham gia. Công ty này đăng ký kinh doanh với nhiều ngành nghề, nhưng không có ngành nghề nào là đầu tư tài chính. Như một số công ty đầu tư tài chính qua mạng như Colony, Cally...tất cả tiền trả cho thành viên đều là tiền lấy từ thành viên mới trả cho thành viên cũ”. Khi đọc đến đây người đọc thấy rối rắm, khó hiểu. Có thể hiểu theo kiểu “công ty Trí Việt không đầu tư tài chính như công ty Colony, Cally”. Cũng có thể hiểu “công ty Colony, Cally thuộc Công ty Trí Việt không đầu tư tài chính”...Những câu văn có ý nghĩa mơ hồ này cần được chỉnh sửa để người đọc dễ tiếp nhận. Có thể diễn đạt lại những câu trên như sau: “...Công ty này đăng ký kinh doanh với nhiều ngành nghề, nhưng không có ngành nghề nào là đầu tư tài chính. Một số công ty gọi là đầu tư tài chính qua mạng như Colony, Cally...nhưng trên thực tế tất cả tiền trả cho thành viên đều là tiền lấy từ thành viên mới trả cho thành viên cũ, không hề có sự đầu tư tài chính nào.”
Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì số lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo chí rất đông. Đa phần họ lại xem các cơ quan báo chí là “ngọn đèn” chỉ dẫn trong việc dùng ngôn từ. Do vậy, ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển.
Thứ hai: Tính cụ thể
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà báo miêu tả, tường thuật cụ thể, cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của mình.
Ví dụ: Báo Thanh Niên số 181 (30/6/2007) có bài “Báo động về độc chất trong thực phẩm” có nhiều chi tiết tác giả thống kê số liệu rất cụ thể, chi tiết như “Theo Cục Thú y, tại TP.HCM và Đồng Nai, chỉ có khoảng 50-75% lò giết mổ heo đạt chỉ tiêu yêu cầu về các loại vi khuẩn E.coli, Salmonella, S.aureus...Ngoài ra, có 57.9 mẫu không đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật, 21/90 mẫu không đạt chỉ tiêu về tồn dư kháng sinh, kim loại nặng...” hay “Trong số 2557 mẫu rau quả tại Tây Ninh, Tiền Giang, TP.HCM, Bến Tre và Bình Dương được xét nghiệm có 107 mẫu có mức tồn dư độc chất vượt mức cho phép, đặc biệt tại Bến Tre trong 190 mẫu phân tích thì đã có 151 mẫu có tồn dư...”
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh. Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính...cụ thể). Đây là cội nguồn của sự thuyết phục, nhờ những yếu tố đó người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng. Do đó, trong báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc mơ hồ kiểu như “một người nào đó”, “ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình như”...
Ví dụ: Báo Thanh Niên số 318 (14/11/2007) có bài “Khoảng 20.000 người bị lừa với số tiền 160 tỉ đồng” cũng thể hiện đặc tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí “Cũng trong chiều 12-11, Cơ quan cảnh sát điều tra- PC15, Công an Hà Nội đã ra lệnh triệu tập ghi lời khai của tổng giám đốc 2 công ty có dấu hiệu lừa đảo kinh doanh tiền qua mạng: Uông Thị Đông, sinh năm 1980, quê Cốc Lếu, Lào Cai, Tổng giám đốc Công ty Thời Đại (trụ sở ở nhà CT4-1, khu đô thị mới Mễ Trì Hạ, Từ Liêm, Hà ) và Vũ Đức Thọ, sinh năm 1984 làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại đầu tư Trí Việt (trụ sở ở 83 đường Trường Chinh, văn phòng gia dịch ở toà nhà 262 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội).”
Thứ ba: Tính đại chúng
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội...đều là đối tượng phục vụ của báo chí. Báo chí vừa là nơi mọi người tiếp nhận thông tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả. Tức là nó phải có tính phổ cập rộng rãi. T...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status