Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động do dình công bất hợp pháp gây ra - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động do dình công bất hợp pháp gây ra



MỤC LỤC
 
Đề bài số 12
A- Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại cho
người sử dụng lao động do dình công bất hợp pháp gây ra
I – Đình công – đình công bất hợp pháp và vấn đề bồi thường
thiệt hại:
1. Đình công – đình công bất hợp pháp:
2. Vấn đề bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ do đình công bất
hợp pháp gây ra.
3. Một số ý kiến
 
B- Giải quyết tình huống
1. . Cơ quan tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu
của anh V?
2. Trong vụ việc nêu trên, anh V và công ty tranh chấp về vấn đề gì?
3. Theo bạn, công ty có thể căn cứ cơ sở pháp lý nào để chấm dứt
hợp đồng đối với anh V và để chấm dứt hợp đồng công ty sẽ phải
tiến hành những thủ tục gi?
4. Giả sử việc chấm dứt của công ty là hợp pháp thì quyền lợi của
anh V sẽ được giải quyết như thế nào?
 
C – Danh mục tài liệu tham khảo
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ứt hợp đồng lao động, nhận trở lại làm việc với vị trí và điều kiện như cũ, thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc.
a. Cơ quan tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của anh V?
b. Trong vụ việc nêu trên, anh V và công ty tranh chấp về vấn đề gì?
c. Theo bạn, công ty có thể căn cứ cơ sở pháp lý nào để chấm dứt hợp đồng đối với anh V và để chấm dứt hợp đồng công ty sẽ phải tiến hành những thủ tục gi?
d. Giả sử việc chấm dứt của công ty là hợp pháp thì quyền lợi của anh V sẽ được giải quyết như thế nào?
A- Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động do đình công bất hợp pháp gây ra:
I – ĐÌNH CÔNG - ĐÌNH CÔNG BẤT HỢP PHÁP VÀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:
1. Đình công – đình công bất hợp pháp:
Sau gần 25 năm đổi mới, từ một quốc gia nghèo, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình trên thế giới. Tất nhiên, đồng thời với sự phát triển, bao giờ cũng nảy sinh các mâu thuẫn trong đời sống xã hội. Một hiện tượng xã hội mới xuất hiện và cũng thể hiện sự mâu thuẫn đó là mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động trong những năm gần đây.
Bên cạnh các thị trường hàng hóa khác nhau ở Việt Nam, không thể không nói đến một loại thị trường đặc biệt, đó là thị trường sức lao động. Đây là nơi diễn ra hoạt động mua bán sức lao động giữa một bên là những người có nhu cầu bán sức lao động (người lao động) và một bên là những người cần mua sức lao động (người sử dụng lao động).
Người lao động luôn có nguy cơ bị người sử dụng lao động khai thác giá trị thặng dư thông qua việc tận dụng sức lao động của họ, như tăng giờ làm, tăng ca, giảm tiền lương, cắt phụ cấp, giảm chi phí mua các trang thiết bị an toàn vệ sinh lao động, hay trì hoãn, trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ khác đối với người lao động như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… Những điều này đã dẫn đến những phản ứng từ phía người lao động. Biểu hiện phát triển nhất là đình công.
Đình công là hiện tượng không mới trong quá trình công nghiệp hóa trên thế giới, nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội. Và cách xử lý nó như thế nào lại phản ánh bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang theo đuổi. Đây cũng là vấn đề phức tạp, đang được tranh luận khá sôi nổi ở một số diễn đàn khoa học trong nước. Hiện nay, đình công đã và đang diễn biến với chiều hướng phức tạp, không những tăng về số lượng mà cũng rất khó giải quyết hậu quả. Đáng chú ý là 100% các cuộc đình công đã xảy ra đều chưa hợp pháp. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là những quy định về thủ tục chuẩn bị và cách thức tiến hành đình công không phù hợp với thực tiễn và ít tính khả thi.
2. Vấn đề bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động do đình công bất hợp pháp gây ra:
Căn cứ vào quy định của pháp luật về đình công, hiện nay đình công được phân chia làm hai loại: đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp. Các trường hợp đình công bất hợp pháp được quy định một cách cụ thể theo Điều 173 BLLĐ 2006 như sau:
“1- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể;
2- Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành;
3- Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hay đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật này;
4- Không lấy ý kiến người lao động về đình công theo quy định tại điều 174a hay vi phạm các thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 174b của Bộ luật này;
5- Việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định tại Điều 172a của Bộ luật này;
6- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định;
7- Khi đã có quyết định hoãn hay ngừng đình công.”
Đình công tuy là một hiện tượng khách quan nhưng nó bị hạn chế, bị giới hạn bởi quy định của pháp luật. Người tổ chức và tham gia đình công có thể bị xử phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu đó là đình công bất hợp pháp. Điều 179 Bộ luật lao động năm 2006 cũng đã quy định: “ Khi đã có quyết định của toà án về việc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tuỳ theo từng mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức, cá nhân tham gia đình công có lỗi phải bồi thường thiệt hịa theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi đã có quyết định của Toà án là đình công bất hợp pháp thì người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động nếu thiệt hại có xảy ra.
Việc bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra được quy định một cách khá chặt chẽ và rõ ràng theo quy định của Nghị định số 11/2008/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 30/1/2008 và thông tư số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định số 11. Hai văn bản này quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại và hình thức bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân tham gia đình công gây thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Theo đó, khi đình công bất hợp pháp xảy ra và gây thiệt hại thì thiệt hại phải được bồi thường đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu. Mức bồi thường thiệt hại (Điều 7 nghị định 11/2008) được xác định trên cơ sở thiệt hại vật chất thực tế. Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền, hiện vật hay bằng việc thực hiện một công việc. Quyền tự định đoạt của các bên được tôn trọng và khuyến khích cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, người lao động được bảo đảm để duy trì và phát triển quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 10 nghị định 11/2008) thuộc về tổ chức công đoàn cơ sở đã lãnh đạo cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. Những người được cử làm thay mặt cho tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm cá nhân theo phần trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Thời hạn yêu cầu bồi thường thiệt hại là một năm, kể từ ngày quyết định của Toà án về tính bất hợp pháp của cuộc đình công có hiệu lực.
Thiệt hại phải bồi thường do cuộc đình công bất hợp pháp gây  ra bao gồm tài sản của doanh nghiệp bị thiệt hại trực tiếp do việc ngừng sản xuất, kinh doanh vì lý do đình công. Mức bồi thường thiệt hại tối đa không vượt quá 3 tháng tiền lương, tiền công liền kề trư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status