Thực trạng quyền cho và nhận bộ phận cơ thể ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng quyền cho và nhận bộ phận cơ thể ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp



Xã hội loài người có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các phương diện. Trong đó đáng kể nhất là sự phát triển thần tốc của ngành khoa học công nghệ, trên cơ sở đó công nghệ tế bào sinh học, y học mà đặc biệt là giải phẫu học đã đạt được nhiều thành tựu hết sức lớn lao, làm cuộc sống con người thay đổi kỳ diệu, từ chỗ con người có thể bị chết do một bộ phận cơ thể nào đó bị bệnh, hỏng, con người lại có thể được tái sinh sự sống của mình qua việc được cấy, ghép một mô, bộ phận cơ thể của người nào đó sống hay đã bị chết hiến tặng. Nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa vì vậy quyền lợi của người dân được đặt ở vị trí cao nhất, bảo vệ sức khỏe tính mạng thân thể của công dân là trách nhiệm của nhà nước, chính vì vậy quyền hiến và nhận bộ phận cơ thể người thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật Việt Nam đồng thời cũng cho thấy việc nắm bắt nhu cầu xã hội nhanh chóng của các nhà làm luật.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU:
Kinh tế ngày càng phát triển thì những vấn đề xã hội cũng ngày một phức tạp hơn. Cùng với sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực như văn hóa, công nghệ khoa học kĩ thuật…thì ngành luật ở Việt Nam cũng không ngừng hoàn thiện để phục vụ cuộc sống. Các điều luật không chỉ gói gọn trong khuôn khổ chật hẹp tàn dư chế độ cũ với những e ngại về ảnh hưởng đến những vấn đề nhạy cảm mà đã hoàn toàn thay đổi, hay nói cách khác chúng ta đã dám đối mặt với những yêu cầu mà cuộc sống đề ra chứ không còn e dè trong bế tắc nữa. Một trong những biểu hiện cụ thể nhất là quyền nhân thân, quyền con người đã được quan tâm một cách sâu sắc. Đặc biệt là các quyền như hiến bộ phận cơ thể, hiến bộ phận cơ thể hay hiến xác sau khi chết, quyền nhận bộ phận cơ thể, quyền xác định lại giới tính…lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ luật dân sự nước ta năm 2005. Khi mà nhu cầu được cấy ghép bộ phận cơ thể luôn ở mức cao, tỉ lệ cho chỉ bằng phần một phận rất nhỏ nhu cầu thì những những qui định của pháp luật về vấn đề này càng đáng quan tâm hơn và cần có những nghiên cứu mang tính chất tổng quát.
NỘI DUNG:
1.Thực trạng quyền cho và nhận bộ phận cơ thể ở Việt Nam:
1.1.Thực trạng pháp luật:
BLDS 1995 quy định trên tinh thần "Công dân được làm những gì phù hợp với quy định pháp luật", còn BLDS 2005 thì quy định theo hướng "Công dân được làm những gì pháp luật không cấm". Theo ông Đinh Trung Tụng, thứ trưởng Bộ tư pháp: “BLDS 2005 thể hiện theo nguyên tắc các chủ thể QHDS được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và không trái với đạo đức xã hội. Quy định như thế tạo thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tế và các QHDS theo nghĩa rộng, có môi trường thoáng hơn, người ta có thể làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”, về vấn đề những điểm khác biệt nổi bật trong Bộ luật dân sự 2005 so với Bộ luật dân sự năm 1995 Thứ trưởng nói: “Đây là sự bổ sung những quyền dân sự cơ bản của công dân mới được quy định trong BLDS 2005. Trong BLDS 2005, các quyền nhân thân của cá nhân có bổ sung hai quyền rất quan trọng là quyền được hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, quyền được xác định lại giới tính. Đây là hai quyền dân sự cơ bản mới, được quy định cụ thể trong BLDS 2005, nhưng cũng quy định có tính nguyên tắc thôi. Đây là quyền của công dân, mọi người được hiến, được nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích chữa bệnh hay nghiên cứu khoa học. Nghiêm cấm các hành vi nhằm mục đích kinh doanh, thương mại. Quyền xác định lại giới tính cũng xác định cá nhân có quyền xác định lại giới tính trong trường hợp có dị tật bẩm sinh hay giới tính chưa được định hình rõ”. Có thể thấy rằng qui định về quyền hiến và nhận bộ phận cơ thể người là một quyền mới, xuất phát trừ nhu cầu của xã hội và điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh chống hiện nay.
Điều 33. Quyền hiến bộ phận cơ thể
Cá nhân có quyền được hiến bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hay nghiên cứu khoa học
Điều 35. Quyền nhận bộ phận cơ thể người
Cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.
Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phân của người khác nhằm mục đích thương mại
Như vậy ngay từ điều luật mang tính khái quát như điều 33 và 35, ta cũng nhận thấy rằng việc hiến hay nhận là quyền của cá nhân, cá nhân có quyền được hiến và nhận bộ phân cơ thể, và cũng thể hiện rõ mục đích của việc hiến bộ phận cơ thể đó là vì chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Quyền hiến bộ phận cơ thể là tiền đề để có quyền nhận bộ phận cơ thể. Quyền hiến bộ phận cơ thể là một quyền nằm trong hệ thống quyền nhân thân cơ bản vì thế nó có đầy đủ đặc điểm của một quyền nhân thân, đó là đặc điểm tính cá nhân tuyệt đối, không xác định bằng tiền, quyền nhân thân không xác lập dựa vào các sự kiện pháp lí mà chúng được xác định trực tiếp bằng qui định của pháp luật, là một loại quyền tuyệt đối.
Để có những qui định cụ thể về vấn đề này ngày 29 tháng 11 năm 2006 Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10 đã thông qua Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác số 75/2006/QH11.
Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
Luật này quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại Việt Nam.
Về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong quyền hiến và nhân bộ phận cơ thể con người. Là một quyền nằm trong hệ thống quyền nhân thân của công dân, chính vì thế nó có đầy đủ các đặc điểm của một quyền nhân thân cơ bản. Tự nguyên là bảm thân tự quyết định không bị ép buộc từ bất cứ cá nhân tổ chức nào. Nó thể hiện quyền năng của chủ thể, hay nói cách khác là nó thể hiện ý chí của chủ thể, hơn nữa quyền hiến bộ phận cơ thể luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể dịch chuyển cho những chủ thể khác, theo đó quyền hiến bộ phận cơ thể là quyền của một cá nhân, cá nhân đó có quyền được thể hiện ý chí của mình, quyền này không thể để cho người nào khác quyết định thay. Luật này của Việt Nam nằm trong hệ thống chủ động đồng ý, khác với các nước Pháp, Tây Ban Nha, Nauy…lại thuộc hệ thống suy đoán đồng ý, tuy nó đều dựa trên nguyên lí tôn trọng quyền chủ thể nhưng trên thực tế các nước nằm trong hệ thống suy đôán đồng ý thường có tỉ lệ hiến bộ phận cơ thể cao hơn rất nhiều so với những nước trong hệ thống chủ động đồng ý.
Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hay nghiên cứu khoa học.
Đây là mục đích có ý nghĩa to lớn nhất trong quyền hiến bộ phận cơ thể. Như đã biết khi nói đến quyền người ta thường nghĩ tới quyền lợi của chủ thể, là quyền năng mà chủ thể có thể dựa vào đó thể hiện lọi ích của mình, tuy nhiên với quyền hiến bộ phận cơ thể này nó lại vì mục đích cộng đồng nhiều hơn là của chủ thể, lợi ích của chủ thể là một phần rất nhỏ so với đóng góp mà xã hội nhận được. Đó cũng chính là điểm khác biệt căn bản giữa quyền hiến bộ phận cơ thể với các quyền nhân thân khác, nó hướng tới lọi ích của cả cộng đồng. Đa phần các nước trên thế giới đều quy định rõ sử dụng cho mục đích chữa bệnh và nghiên cứu khoa học... Cũng giống như Pháp, Tynidi, mục đích hiến mô, bộ phận cơ thể người ở Ma rốc cũng chỉ được thực hiện trong một số mục đích nhất định như hiến vì mục đích chữa bệnh hay nghiên cứu khoa học, do các cơ sở được c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status