Hợp đồng lao động của các bên chấm dứt vào thời điểm nào? Tại sao? Giải quyết tình huống - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Hợp đồng lao động của các bên chấm dứt vào thời điểm nào? Tại sao? Giải quyết tình huống



Trường hợp của chị N không kí được hợp đồng lao động với công ty mới với lý do “thử việc không đạt” hoàn toàn xuất phát từ ý chí chủ quan của người sử dụng lao động. Rõ ràng chị N đã không đảm bảo được yêu cầu của công ty mới trong công việc của chị trong thời gian thử việc nên công ty mới mới chấm dứt hợp đồng lao động với chị N. Vấn đề chị N không kí được hợp đồng với công ty mới không liên quan với toiws việc công ty H sa thải chị N trái pháp luật vì lí do công ty mới HĐLĐ với chị là hoàn toàn do lỗi ở chị “ thử việc không đạt” . Đồng thời pháp luật lao động không có điều khoản quy định về vấn đề bồi thường trong trường hợp này.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

HĐLĐ  của các bên chấm dứt vào thời  điểm nào? Tại sao?
      Hợp  đồng lao động chấm dứt vào thời điểm là ngày 15/5/2007 _ngày công ty H ra quyết định sa thải đối với chị H. Theo quy định của pháp luật lao động:  “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” (Điều 26 BLLD).
      Hợp  đồng lao động được xác lập dựa trên sự thoả thuận của các bên về nội dung của quan hệ lao động (tiền lương, điều kiện lao động …) trên nguyên tắc tự do bình đẳng. Khi có mâu thuẫn về quyền lợi hay không đạt được sự thống nhất trong thoả thuận thì một trong hai bên sẽ chấm dứt hợp đồng lao động (đơn phương hay có sự thoả thuận).
      Trường hợp trên, hợp đồng lao động của công ty H và  chị N chấm dứt tại thời điểm ngày 15/5/2007. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động( công ty H) đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị N. Căn cứ theo Điều 38 BLLD Điều 38
1- Người sử dụng lao động có  quyền đơn phương chấm dứt hợp  đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp  đồng;
b) Người lao động bị xử lý  kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ  luật này;
c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn  ốm đau đã điều trị  12 tháng liền, người lao động làm theo hợp  đồng lao động xác định thời hạn từ  đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm  đau đã điều trị sáu tháng liền và  người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
d) Do thiên tai, hoả hoạn hay những lý  do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà  người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ  làm việc;
đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
2- Trước khi đơn phương chấm dứt hợp  đồng lao động theo các  điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử  dụng lao động phải trao đổi, nhất trí  với Ban chấp hành công đoàn cơ  sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ  chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể  từ ngày báo cho cơ quan quản lý  nhà nước về lao động địa phương biết, người sử  dụng lao động mới có quyền quyết  định và phải chịu trách nhiệm về  quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí  với quyết định của người sử  dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và  người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự  do pháp luật quy định.
3- Khi đơn phương chấm dứt hợp  đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) ít nhất 45 ngày đối với hợp  đồng lao động không xác  định thời hạn;
b) ít nhất 30 ngày đối với hợp  đồng lao động xác định thời hạn từ  đủ 12 tháng đến 36 tháng;
c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng."
      Trong trường hợp trên, chị N đã có các hành vi gây thiệt hại đến công ty, và công ty đã có  ra quyết định sa thải chị N( quyết định 295) có sự nhất trí của công đoàn tại phiên họp kỉ luật ( chị N không đến mặc dù công ty đã 3 lần gửi giấy báo) ngày 15/5/2007.
      Như  vậy, thời điểm chấm dứt HDLD của chị N với công ty H là ngày 15/5/2007 (ngày công ty ra quyết  định sa thải chị N)
Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, chị N có thể gửi đơn đến những cơ quan có thẩm quyền nào yêu cầu giải quyết?
      Căn cứ vào tình huống nêu ra trong bài ta có thể  xác định tranh chấp ở đây là tranh chấp lao động cá nhân vì:
  Thứ nhất : tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động sảy ra giữa người lao động với người sử dụng lao động.Trong tình huống này, người lao động chính là chị N và người sử dụng lao động là công ty H
Thứ  hai: xét về mặt số lượng người lao động tham gia vào tranh chấp. Tranh chấp lao động cá nhân thường là tranh chấp giữa một người lao động cụ thể ( là chị N) với bên sử dụng lao động ( công ty H).
  Thứ ba: dấu hiệu về mục đích của các bên tham gia tranh chấp. Trong các tranh chấp lao động cá nhân người lao động sẽ tiến hành đòi quyền lợi cho bản thân mình. Mục tiêu cá nhân là hết sức rõ ràng. Ngược lại trong các tranh chấp lao động tập thể, mục tiêu của các bên là những quyền lợi gắn liền với tập thể lao động. Trong tình huống này chị N đã đòi lại quyền lợi của mình bằng cách yêu cầu: hủy thông báo ngừng thực hiện HĐLĐ và quyết định sa thải số 295/QĐ ; sửa lại sổ lao động là công ty H sa thải trái pháp luật và một số khoản bồi thường khác.
      Pháp luật lao động_để đảm bảo quyền và lợi  ích của người lao động và người sử dụng lao động cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên đã quy định cụ thể các cơ  quan hòa giải, theo đó, Điều 162_BLLĐ ( sửa đổi và bổ sung năm 2007) có quy định như sau:
“ Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm:
1- Hội  đồng hoà giải lao động cơ  sở hay hoà giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị  xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) đối với những nơi không có  Hội đồng hoà giải lao động cơ sở;
2- Toà  án nhân dân.”
      Như  vậy để bảo đảm quyền và lợi ích của mình chị N, chị N có thể gửi  đơn lên một những cơ quan sau:
   Một là: chị N có thể gửi đơn lên Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hay hòa giải viên lao động
      Hội  đồng hòa giải lao động cơ sở hay hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật quy định.
      Trường hợp hai bên tranh chấp nhận phương án hòa giải thì  Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hay hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành, có chữ kí của hai bên tranh chấp, của chủ  tịch và thư kí của hội đồng hòa giải lao động cơ sở hay hòa giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành. ( Khoản 2 Điều 164_BLLĐ)
  Trong trường hợp hoà giải không thành hay hết thời hạn giải quyết theo quy định mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hay hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết.
Điều 166_BLLĐ quy định :
1- Toà  án nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội  đồng h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status