Địa vị, quyền lực của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Địa vị, quyền lực của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam



Ngoài vương quyền, với tư cách là con của Trời, nhà vua còn nắm trong tay cả thần quyền, biểu hiện như:
- Trong các lễ nghi tôn giáo, nhà vua luôn là chủ tế. Chỉ duy nhất nhà vua mới có quyền tế Trời, còn thần dân chỉ được thờ cúng tổ tiên mình và thần thánh, quỷ thần. Vì quyền tế trời là đặc quyền của nhà vua nên trong lễ tế trời hàng năm người ta thường gọi là tế Nam Giao, ngôi chủ tế lễ bao giờ cũng thuộc về vua.
- Nhà vua chính là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phong chức tước cho thần thánh (bằng các sắc phong thần), điều động thần thánh (quy định nơi thờ cúng thần thánh), khiển trách bằng cách thủ tiêu bằng sắc hay phá hủy đền thờ
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Chế độ phong kiến Việt Nam là giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ công xã nguyên thuỷ không qua chế độ chiếm hữu nô lệ. Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đã trải qua rất nhiều các đời vua, chúa. Và trong suốt thời kỳ lịch sử đó, với đặc trưng cơ bản của chế độ phong kiến nói chung cùng với những đặc trưng riêng của chế độ phong kiến Việt Nam đã xác lập nên địa vị thống trị và quyền lực tối cao của nhà vua thời phong kiến nước ta. Tuy nhiên, những biểu hiện của địa vị và quyền lực ấy như thế nào? Chúng có những đặc điểm khác biệt gì so với địa vị và quyền lực của các vị vua phong kiến khác hay không?
Để tìm hiểu và trả lời cho những câu hỏi này, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề bài số 23: “Địa vị, quyền lực của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam ”. Tuy nhiên, do kiến thức của chúng em còn hạn chế, nên trong bài tập không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô và các bạn thông cảm, góp ý, để bài tập cũng như kiến thức của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn./.
NỘI DUNG
I.      Các triều đại Phong kiến Việt Nam :
Trong gần chín thế kỷ (939-1858), đất nước ta đã trải qua các triều đại như: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn… với rất nhiều các vị vua nổi tiếng như: Tiền Ngô Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Gia Long, Minh Mạng… Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện không ít các vị vua hoang tàn, bạo ngược như Lê Uy Mục, Lê Tương Dực…
Vậy trong suốt thời gian lịch sử đó, địa vị và quyền lực của các vị vua Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
II. Địa vị của nhà vua trong nhà nước Phong kiến Việt Nam :
Trong chế độ Phong kiến, đặc biệt là quan điểm của Nho giáo, vua được coi là “Thiên Tử” (con Trời). Về địa vị của nhà vua, thuyết "Mệnh Trời" (Thiên Mệnh) đã chỉ rõ:
-         Vua là người thay mặt cho Thượng đế (Trời) để cai trị dân, là người “thay Trời hành đạo”, đồng thời cũng là người thay mặt cho dân trước Thượng đế: Mọi ý chỉ, mệnh lệnh của vua đều được đánh giá là theo “Mệnh Trời” nên trong các chiếu chỉ thường có “Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết…” hay như trong Bình Ngô Đại Cáo, câu đầu tiên cũng khẳng định: “Thay Trời hành hoá, Hoàng thượng truyền rằng…”. Cũng chính vì thể theo “Mệnh Trời” nên mệnh lệnh của vua phải tuyệt đối được phục tùng và thực hiện như một điều tất yếu. Bên cạnh đó, các vị vua Phong kiến Việt Nam cũng thường thay mặt cho dân trước Thượng đế, thể hiện ở việc lập đàn tế Trời, cầu xin mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà để người dân có cuộc sống ấm no, hưng thịnh, thái bình…
-         Địa vị và chức năng làm vua là do Trời định sẵn cho người đó (Thiên Mệnh): Đây được coi như một “sự uỷ nhiệm” của Trời. Nếu vị vua đó trở nên hoang tàn, bạo ngược, không thể chăm sóc được cho người dân, thì Trời sẽ bãi bỏ sự uỷ nhiệm của mình và trao địa vị này cho người khác phù hợp hơn thông qua con đường lật đổ vị vua cũ, nếu việc lật đổ thành công thì sự uỷ nhiệm đó đã được trao cho người mới và ngược lại.
-         Vua với địa vị của mình chỉ đứng dưới một người là Trời, còn trên muôn người: Trong cả nước, quan lại là bầy tui của vua, nhân dân là thần dân của nhà vua. Vua là người đứng đầu bách thần trong cả nước. Nước - quốc gia Phong kiến (Sơn hà xã tắc) không phải là của nhân dân mà là của nhà vua.
Như vậy, địa vị của nhà vua đã bao trùm lên toàn bộ đất nước. Và vị vua theo “Thiên Mệnh” sẽ phải chăm sóc, đảm bảo sự thịnh vượng của mọi người dân trong xã hội.
III. Quyền lực của nhà vua:
1.     Nhà vua nắm vương quyền:
Có thể thấy, với một địa vị là “Thiên Tử”, đứng dưới một người mà trên vạn người, thì nhà vua cũng chính là người nắm trong tay toàn bộ vương quyền của đất nước. Những điều đó được thể hiện ở các điểm sau:
-         Về mặt lập pháp: nhà vua chính là người duy nhất có quyền đặt ra pháp luật. Ý chí của nhà vua dưới mọi hình thức đều trở thành pháp luật: Nếu là lời nói thì mệnh lệnh đó sẽ được sứ giả truyền đi khắp nơi và thực thi (“Vua truyền rằng” hay “Vua ban rằng”), nếu là bằng văn bản thì trở thành thánh chỉ, thánh ý…
-         Về mặt hành pháp: Nhà vua có toàn quyền bổ nhiệm, thăng giáng, thưởng phạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn, trách nhiệm, lương bổng đối với quan lại trong cả nước (Năm 971, Đinh Tiên Hoàng phong cho Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân; Lê Thánh Tông bãi bỏ chức Đại hành khiển). Như vậy, nhà vua chính là người đứng đầu nền hành chính quốc gia, có quyền lực rất lớn.
-         Về mặt tư pháp: Nhà vua chính là người giữ tài phán quyết cao nhất. Thế hiện ở việc vua là người có quyền quyết định cuối cùng đối với bất cứ một vụ án nào. Các bản án vua đã xét xử (dù là sơ thẩm hay phúc thẩm) đều không ai có quyền xét xử lại, không được thụ lý các vụ án mà triều vua trước đã xử… Bên cạnh đó, vua là người duy nhất có quyền đại xá hay đặc xá cho các can phạm.
-         Về mặt quân sự: Vua chính là người đứng đầu quân đội, là Tổng tư lệnh quân đội, có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các chức trong bộ máy quân sự; ban hành các chính sách quân sự (nhà Lý - chính sách Ngụ binh ư nông)
-         Về mặt ngoại giao: Nhà vua là người thay mặt hợp pháp duy nhất trong các quan hệ bang giao. Việc đón tiếp hay cử các sứ thần đi bang giao, ký tên các hiệp ước… đều phải do nhà vua trực tiếp hay cử người đi thực hiện, không một cá nhân hay cơ quan nào có quyền hành thay thế được.
-         Về mặt kinh tế: Nhà vua là người chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đất công của các làng xã trong cả nước, là người duy nhất được phép ban hành các chính sách kinh tế trong nước (nhà Lê Sơ – chính sách Lộc điền, Quân điền)
2.     Nhà vua nắm thần quyền:
Ngoài vương quyền, với tư cách là con của Trời, nhà vua còn nắm trong tay cả thần quyền, biểu hiện như:
-         Trong các lễ nghi tôn giáo, nhà vua luôn là chủ tế. Chỉ duy nhất nhà vua mới có quyền tế Trời, còn thần dân chỉ được thờ cúng tổ tiên mình và thần thánh, quỷ thần. Vì quyền tế trời là đặc quyền của nhà vua nên trong lễ tế trời hàng năm người ta thường gọi là tế Nam Giao, ngôi chủ tế lễ bao giờ cũng thuộc về vua.
-         Nhà vua chính là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phong chức tước cho thần thánh (bằng các sắc phong thần), điều động thần thánh (quy định nơi thờ cúng thần thánh), khiển trách bằng cách thủ tiêu bằng sắc hay phá hủy đền thờ…
3.     Nhà vua có những đặc quyền riêng:
Với những địa vị và quyền lực lớn về vương quyền và thần quyền như trên, thì nhà vua còn có thêm những đặc quyền, ưu quyền riêng cho mình như:
-         Mọi người không được phạm đến tên huý của vua và người thân thích của vua (
-         Nh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status