Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân Việt Nam



Để thực hiện quyền bào chữa của mình, bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa cho mình. Để tạo điều kiện cho bị cáo bào chữa, Nhà nước phát triển các tổ chức luật sư và ban hành pháp lênh, luật về quy chế tổ chức luật sư. Hiện nay ở hầu hết các tỉnh đều có các đoàn luật sư để giúp bị cáo và các đương sự khác thực hiện quyền bào chữa. Trong những trường hợp cần thiết, mặc dù bị cáo không yêu cầu nhưng toà án vẫn phải yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị cáo. Đó là những trường hợp: Bị cáo có nhược điểm về thể chất và tinh thần như mù, điếc, câm.làm hạn chế khả năng bào chữa; bị cáo phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng mà mức án nặng nhất có thể tử hình; bị cáo là người vị thành niên phạm tội nghiêm trọng như cướp của, giết người, hiếp dâm; những vụ án có ảnh hưởng chính trị lớn ở địa phương, sự cần thiết phải cử luật sư bào chữa để làm sáng toe nguyên nhân và điều kiện phạm tội cũng như tính chất của vụ án.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ó chánh án và thẩm phán toà án nhân dân tối cao, chánh án, phó chánh án, thẩm phán các toà án nhân dân địa phương, toà án quân sự các cấp là 5 năm. Việc bổ nhiệm đối với toà án nhân dân ở tất cả các cấp là một sự đổi mới trong tổ chức toà án nhân dân. Sau cách mạng Tháng 8/1945, Thẩm phán các Toà án do Chính phủ bổ nhiệm. Từ sau cải cải cách tư pháp 1959, Thẩm phán các toà án nhân dân địa phương đều do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp bầu và bãi miễn. Thực tế hơn 30 năm qua cho thấy, sự cần thiết của việc thay chế độ bầu bằng chế độ bổ nhiệm đối với các Thẩm phán ở các toà án để tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động xét xử của các toà án được độc lập. Còn đối với các hội thẩm nhân dân vẫn theo các chế độ bầu cử như trước đây, đối với các toà án ở địa phương. Hội thẩm toà án nào do Hội đồng nhân dân ở địa phương đó bầu ra và bãi miễn theo để nghị của Uỷ ban mặt trận tổ quốc cùng cấp. Còn Hội thẩm của toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ quốc hội cử theo sự giới thiệu của Uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam. Hội thẩm nhân dân ở toà án quân sự các cấp cũng theo chế độ cử. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao và Hội thẩm quân nhân là 5 năm. Còn nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân các toà án địa phương theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Hiện nay, vấn đề đang đặt ra là phải nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các Hội thẩm nhân dân bằng chính năng lực của mình có thể độc lập, ngang quyền với thẩm phám trong xét xử.
2.2 Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, một mặt do chưa có kinh nghiệm trong tổ chức nhà nước, mặt khác do thiếu cán bộ nên nguyên tác này chưa được xaxc lập khi đó pháp luật quy định: tại phiên toà, thẩm phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký lập biên bản án từ ( sắc luật số 13/ SL ngày 24/1/1946 về tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán). Hiến pháp 1946 vẫn chưa xác định nguyên tắc này. Chỉ từ sau cải cách tư pháp, nguyên tắc toà án xét xử theo tập thể và quyết định theo đa số mới được quy định trong Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1960 tại Điều 12. Từ đó đến nay nguyên tắc đó đều được xác định trong Hiến pháp 1980, 1992; Luật tổ chức toà án nhân 1960, 1981, 1992,2002. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động và tổ chức bộ máy nhà nước. Xét xử là một hoạt động đặc thù mà toà án đảm nhiệm nhằm bảo vệ pháp chế nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân. Vì vậy, việc xét xử phải hết sức thận trọng, khách quan và đúng đắn. Muốn có bản án và quyết định đúng, đòi hỏi phát huy trí tuệ tập thể. Theo nguyên tắc này, để xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động hay hôn nhân gia đình, cũng như những vụ án khác phải lập hội đồng xét xử. Hội đồng xét xử có thể gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân, cũng có thể gồm các thẩm phán nhưng phải có ít nhất từ 3 người trở lên và phải do chánh án quyết định.
Trong hội đồng xét xử có một thẩm phán được chánh án cử làm chủ toà phiên toà. Chủ toạ phiên toà cũng như các thành viên khác phỉ chiu trách nhiệm trước chánh án toà án cùng cấp trong việc điều khiển phiên toà trong việc điều khiển phiên toà cũng như các quyết định của Hội đồng xét xử. Mỗi thành viên trong Hội đồn xét xử phải nghiên cứu kỹ hồ sơ của vụ án để xác minh những chứng cứ cần thiết tại phiên toà, đồng thời phải có sự hiểu biết pháp luật để điều khiển phiên toà và áp dụng đũng pháp luật. Mọi sự chênh lệch đáng kể về trình độ hiểu hiểu biết cũng như kinh nghiệm xét xử giữa các thành viên trong hội đồng đều dẫn đến hình thức của xét xử tập thể. Vì vậy, việc ban hành quy chế thẩm phán và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hội thẩm nhân dân, cũng như hội thẩm quân nhân trong toà án quân sự là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay.
2.3 Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật.
Nguyên tắc này đã được xác định sau Cách mạng tháng 8/1945 trong Thông tư số 1246 của Bộ trưởng Bộ nội vụ ngày 25/4/1946: toà án là những cơ quan chuyên môn biệt lập , không phải đặt dưới sự kiểm soát của các cơ quan hành chính. Đến Hiến pháp 1946 Quốc hội cũng quy định: "Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp. Hiện nay nguyên tắc này được quy định tại Điều 130 Hiến pháp 1992 cũng như Điều 5 Luật tổ chức toà án nhân dân 2002. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhằm bảo đảm tính khách quan trong quá trình xét xử để áp dụng thống nhất pháp luật ở tất cả các toà án. Nguyên tắc này đòi hỏi:
Thứ nhất, khi xét xử, các thẩm phán và hội thẩm nhân dân trên cơ sở nghiên cứu các hồ sơ vụ án để xác minh chứng cứ, quy phạm pháp luật cần áp dụng để có quyết định cho phù hợp, không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân, cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nào. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, toà án vẫn phải lắng nghe ý kiến của các cơ quan nhà nước, trong đó có cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân, của các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân để làm sáng tỏ những vấn đề mà toà án quan tâm nhằm xét xử thấu lý, đạt tình, được nhân dân ủng hộ nâng cao tác dụng, phòng ngừa trong xét xử.
Thứ hai, trong xét xử, các thành viên hội đồng cũng độc lập với nhau trong việc xác định chứng cứ phân tích và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng... Do đó, trước khi xét xử, đòi hỏi các thành viên trong hội đồng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ của vụ án đồng thời phải có những dự kiến nhất định để chủ động trong việc thẩm vấn, xác định quy phạm cần áp dụng và có quyết định cụ thể. Mọi sự thờ ơ với vụ án được xét xử, cũng như sự hiểu biết ít về pháp luật và ỷ lại vào thẩm phán đều dẫn đến sự thụ động, mất độc lập trong xét xử. Ngay tại phòng nghị án, các thành viên hội đồng xét xử các thành viên của hội đồng xét xử cũng độc lập về quan điểm để tranh luận đối với chứng cứ và quy phạm cần áp dụng trước khi biểu quyết.
Thứ ba, đối với một bản án có thể xét xử nhiều lần. Do đó, giữa các toà án cũng độc lập với nhau khi xét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm. Đối với toà án xét xử sơ thẩm không phải " xin ý kiến chỉ đạo" của toà án cấp trên trong từng vụ án cụ thể. Ngược lại, toà án xét xử phúc thẩm hay giám đốc thẩm và tái thẩm không lệ thuộc vào những chứng cứ, kết luận và quyết định của toà án đã xét xử sơ thẩm mà phải tự mình xác định lại chứng cứ, quy phạm thích hợp để áp dụng và có quyết định cụ thể.
2.4 Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
Nguyên tắc này đã được xác định sau Cách mạng tháng 8/1945 tại điều 67 Hiến pháp 1946. Hiện nay, nguyên tắc này vẫn được xác định tại điều 131 Hiến pháp 199...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status